Khái quát về chủ trơng và sự cần thiết phải thực hiện chính

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam (Trang 77)

1 Vấn đề tái áp dụng

3.1.1.1 Khái quát về chủ trơng và sự cần thiết phải thực hiện chính

mại của nhà nớc Việt Nam.

Từ năm 1992, Việt Nam đã thực hiện chủ trơng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia vào các tổ chức kinh tế- thơng mại khu vực và quốc tế thông qua việc bình thờng hoá quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái bình dơng (APEC) và khu vực mậu dịch tự do Đông nam á (AFTA), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác á- âu (ASEM), kí kết Hiệp định thơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ, Hiệp định khung với EU, hơn 80 Hiệp định về thơng mại với các nớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, gần 50 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu t1…và đang trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới (WTO). Những bớc tiến đó đã giúp nớc ta thâm nhập và mở rộng thị trờng cho hàng hoá xuất khẩu, tranh thủ thêm vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, mở rộng hợp tác đầu t, đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu của thị trờng nội địa, rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nớc đồng thời phục vụ đầy đủ cho công cuộc đổi mới để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững. Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của ta ngày càng đợc đơn giản hoá và mang tính dài hạn nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế Chúng ta đã cam kết với nhiều đối tác về giảm thuế nhập khẩu và các hàng rào phi thuế quan cũng đang từng bớc đợc loại bỏ hay thay thế bằng thuế nhập khẩu.

1Xem Giới thiệu nội dung Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nớc ngoài vào Việt Nam và Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử Quốc gia , Tài liệu phục vụ họp báo ngày 11/6/2002- Phòng WTO- Bộ Thơng mại

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, khi tham gia hội nhập kinh tế, để thực hiện yêu cầu của các tổ chức quốc tế về mở cửa thị trờng chúng ta sẽ phải chấp nhận những tác động tiêu cực khi hàng hoá nớc ngoài có u thế về khả năng cạnh tranh tràn vào quá mức đe doạ ngành sản xuất trong nớc. Để giải quyết vấn đề này các nớc đều phải xây dựng một chính sách thích hợp làm công cụ điều tiết vĩ mô hiệu quả để giảm thiểu ảnh hởng bất lợi do các biến động trên thị tr- ờng quốc tế gây ra. Chính sách tự vệ thơng mại chính là một trong những công cụ quan trọng đáp ứng mục tiêu bảo vệ ngành sản xuất trong nớc nói trên. Thêm vào đó, trong khi các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào lu lợng hàng hoá nhập khẩu đợc giảm thiểu thì Việt Nam lại càng cần phải xây dựng các chính sách quản lý, điều tiết thơng mại mới nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt thực sự trong công tác quản lý Nhà nớc đối với hoạt động nhập khẩu. Ngoài các chính sách bảo hộ thơng mại đợc quốc tế thừa nhận nh chống bán phá giá, chống trợ cấp và các quy định về môi trờng, kiểm dịch…đang đợc soạn thảo thì chúng ta cần có một cơ chế chính sách để áp dụng các biện pháp tự vệ nhằm khắc phục tình trạng mất ổn định trên thị trờng trong nớc do diễn biến bất thờng của việc nhập khẩu một loại hàng hoá gây ra.

Nếu nh việc thực hiện các nguyên tắc đối xử Tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi trong thơng mại quốc tế thì việc áp dụng các biện pháp tự vệ lại chỉ đơn thuần là quyền lợi và là công cụ bảo hộ hợp pháp nền kinh tế mà các nớc đợc phép áp dụng. Nói cụ thể hơn, các biện pháp tự vệ nh là chiếc van an toàn cho các ngành sản xuất trong nớc đợc sử dụng khi cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế hoặc điều chỉnh các tác động bất lợi do hàng nhập khẩu gây ra cho dù sự tăng nhập khẩu đó xuất phát từ những hoạt động th- ơng mại lành mạnh.

Tuy nhiên các nớc cũng không đợc phép áp dụng biện pháp tự vệ một cách tuỳ tiện mà phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc, thủ tục và trình tự chung đợc quốc tế thừa nhận, đặc biệt là phù hợp với các quy định của WTO. Để tránh việc lạm dụng quyền áp dụng biện pháp tự vệ, WTO đã khuyến nghị các nớc thành viên và kể cả nớc cha là thành viên ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh việc

áp dụng các biện pháp tự vệ với nội dung phù hợp với điều XIX của Hiệp định chung về thuế quan và thơng mại (GATT 1947), Hiệp định về các biện pháp tự vệ và văn bản pháp luật mẫu (Model law) do WTO cung cấp.

Đối với Việt Nam, tuy cha là thành viên chính thức của WTO nhng chúng ta đã có những bớc tiến lớn trong việc chuẩn bị đầy đủ điều kiện pháp lý để đàm phán gia nhập vào tổ chức này. Thời gian vừa qua, sự ra đời của Luật doanh nghiệp, Luật đầu t nớc ngoài sửa đổi bổ sung, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung và mới đây là sự ra đời của hai pháp lệnh mới: Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thơng mại quốc tế và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nớc ngoài vào Việt Nam đã cho thấy sự nỗ lực của Nhà nớc Việt Nam trong việc xây dựng và điều chỉnh luật pháp quốc gia ngày càng phù hợp hơn với chuẩn mực và tập quán quốc tế tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy hoạt động của mình trong thơng mại quốc tế, góp phần minh bạch hoá các chính sách luật lệ, đáp ứng đợc những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nh vậy việc xây dựng hệ thống chính sách thơng mại nói chung và một chính sách tự vệ thơng mại nói riêng nh là một công cụ bảo hộ hiệu quả nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nớc khi có hiện tợng gia tăng hàng nhập khẩu một cách bất thờng gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho họ là một vấn đề hết sức thiết thực và cần thiết nhất là đối với những nền kinh tế mới mở của nh Việt Nam để từng bớc thích ứng đợc với môi trờng cạnh tranh quốc tế đầy biến động.

3.1.1.2 Thực tiễn tiến hành tự vệ thơng mại ở Việt Nam

Trong những năm gần đây hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu ra nớc ngoài cũng nh hàng hoá sản xuất trong nớc phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ phía hàng hoá nớc ngoài. Hàng hoá Việt Nam ở nớc ngoài liên tục phải đối mặt với các vụ kiện của các công ty nớc ngoài về bán phá giá nh vụ kiện về bán phá giá bật lửa ga trên thị trờng Hàn quốc và EU, vụ kiện về giầy dép với Canada và nổi bật nhất là vụ kiện bán phá giá cá da trơn trên thị trờng Mỹ vào năm 2002. Những vụ kiện và tranh chấp thơng mại trên mà hệ quả là hàng hoá xuất khẩu của chúng ta bị áp dụng các biện pháp trừng phạt nh chịu thuế suất bổ sung và

áp đặt hạn ngạch từ phía các đối tác nớc ngoài đã gây ra không ít khó khăn về tiếp cận thị trờng và chiến lợc xuất khẩu của Việt Nam. ở trong nớc, hàng hoá của chúng ta tuy đợc thi đấu trên sân nhà nhng cũng không tránh khỏi nguy cơ bị mất thị trờng trớc sự gia tăng của hàng hoá nớc ngoài. Tại thị trờng Việt Nam hiện đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty đa quốc gia lớn mạnh hơn chúng ta về mọi mặt. Một số doanh nghiệp một thời hàng đầu của chúng ta bị dồn vào chân tờng với thị phần nhỏ hẹp. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã tạo điều kiện cho hàng hoá nớc ngoài tràn vào thị trờng Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam không còn là sự lựa chọn nh trớc nữa với tâm lý “sính ngoại” của ngời tiêu dùng không chỉ vì hàng ngoại có chất lợng tốt hơn hàng nội mà giá của các sản phẩm, mặt hàng do Việt Nam sản xuất cũng không thể cạnh tranh đợc với hàng nớc ngoài, nhất là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Không chỉ có u thế về chất lợng và giá cả, hàng hoá nớc ngoài cũng tham gia vào các chiến dịch xúc tiến thơng mại tốt hơn chúng ta nh tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại với những u đãi đặc biệt hấp dẫn đánh vào tâm lý ngời tiêu dùng trong khi các doanh nghiệp trong nớc lại không đủ tiềm lực để chạy theo các doanh nghiệp nớc ngoài trong cuộc chiến dành giật khách hàng chiếm lĩnh thị trờng. Nh vậy, dù là ở thị trờng nớc ngoài hay thị trờng trong nớc hàng hoá của Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Trong bối cảnh chúng ta bị tấn công từ hai phía thì việc đặt ra nhu cầu bảo hộ nói chung và tự vệ nói riêng cho các ngành sản xuất trong nớc bị tác động bởi chính sách mở của tự do hoá thơng mại và dỡ bỏ hàng rào thuế quan là rất cần thiết.

Thực tế từ năm 2002 trở về trớc, Việt Nam cha có một văn bản pháp luật nào quy định hay giải thích về các biện pháp tự vệ. Sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến các biện pháp tự vệ ở cấp nhà nớc cũng còn rất hạn chế. Chính vì thế mà trong thời gian qua chúng ta cha thực sự sử dụng chính thức bất kỳ biện pháp nào dới hình thức tự vệ hợp pháp. Để bảo vệ các nhà sản xuất trong nớc, ngoài các biện pháp thuế quan, chúng ta còn áp dụng nhiều biện pháp mang tính hành chính nh cấm nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch… Các hình thức này không còn phù hợp với các nguyên tắc thơng mại quốc tế và thờng bị

phía nớc ngoài phản đối nh lần cấm nhập khẩu 12 mặt hàng từ các nớc ASEAN hồi năm 1998 đã gặp những phản ứng gay gắt của các nớc này1. Và nh vậy trong thời gian tới đây, sau khi Pháp lệnh về quyền tự vệ của Việt Nam chính thức có hiệu lực thì chúng ta sẽ thực sự đợc vận dụng các biện pháp tự vệ nh là một trong số các công cụ hợp pháp hiệu quả nhất để góp phần bảo hộ sản xuất trong nớc nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế những diễn biến bất thờng do nhập khẩu gây ra trong bối cảnh thực hiện chính sách tự do hoá thơng mại nh hiện nay.

3.1.2. Nguyên nhân của thực trạng nêu trên

3.1.2.1 Nguyên nhân nhận thức

Sở dĩ chúng ta chậm trễ trong việc ban hành các văn bản pháp luật về tự vệ thơng mại một phần chính là do nhận thức của chúng ta về vấn đề này còn cha đầy đủ và hạn chế. Việc soạn thảo Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nớc ngoài vào Việt Nam đợc Bộ Thơng mại phối hợp với một số Bộ khác bắt đầu tiến hành từ năm 1999 và chính thức đợc Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội thông qua vào tháng 5 năm 2002. Đây thực sự là cố gắng lớn của nớc ta trong một nỗ lực hoàn thiện, bổ sung hệ thống pháp luật cho phù hợp với các quy định của quốc tế về kinh tế thơng mại, thể hiện tính tích cực chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam. Việc Pháp lệnh ra đời đã góp một phần không nhỏ trong việc phổ biến những kiến thức chung nhất về tự vệ thơng mại cho các cấp nhà nớc nói chung và các cấp doanh nghiệp nói riêng. Bởi trớc đây, khi Pháp lệnh này cha ra đời thì những hiểu biết về vấn đề tự vệ thơng mại của chúng ta còn rất mơ hồ và hạn chế. Các thuật ngữ nh: “tự vệ thơng mại”, “biện pháp tự vệ”… đối với chúng ta còn rất xa lạ và khó hiểu. Đã đôi lần chúng ta nghe hay xem trên các phơng tiện thông tin đại chúng các vụ việc về áp dụng biện pháp tự vệ của một số nớc trên thế giới nhng chúng ta thờng cố gắng hiểu vấn đề một cách đơn giản hoá, chung chung và đôi khi còn nhầm lẫn với các hình thức bảo hộ khác. Chính vì thế mà nhận thức của chúng ta về vấn đề này thực sự là cha có chiều sâu. Nếu nh bán phá giá hay trợ giá là những vấn đề khá quen thuộc với chúng ta thì tự vệ thơng mại lại là một vấn đề còn rất mới mẻ và cần phải đợc nghiên cứu nhiều hơn nữa để

1Về các biện pháp tự vệ trong thơng mại quốc tế của Việt Nam, Nghĩa Nhân, Vnexpress (www.vnexpress.net.vn), 24/4/2002

có thể nâng cao nhận thức cho mọi cấp ngành hiểu vấn đề này một cách tờng tận hơn.

3.1.2.2 Nguyên nhân thực tiễn

Theo quy định chung tại Điều XIX GATT và Hiệp định về các biện pháp tự vệ đã đa ra khả năng nớc sử dụng biện pháp tự vệ sẽ bị nớc xuất khẩu áp dụng biện pháp trả đũa nếu họ không thơng lợng đợc với nhau về mức bồi thờng. Mà trên thực tế Việt Nam là một nớc nhỏ bé, tiềm lực kinh tế cha mạnh, lợng hàng hoá lu thông trên thị trờng quốc tế là không đáng kể, với một vị thế trên trờng quốc tế còn rất khiêm tốn. Chính vì thế khả năng tiến hành biện pháp tự vệ hay biện pháp trả đũa của chúng ta là rất hãn hữu, chỉ trong những trờng hợp đặc biệt nguy cấp mà thôi.Thời gian qua, khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, Việt Nam chúng ta đã cố gắng hết sức trong việc bảo hộ thị trờng trong nớc tránh đợc những tác động và ảnh hởng bất lợi từ phía bên ngoài. Tuy nhiên việc bảo hộ này chỉ đợc tiến hành trong những giới hạn nhất định và không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả mong muốn.Cho đến nay, tuy chúng ta đã có Pháp lệnh về tự vệ nhng thực sự là chúng ta cha sử dụng đến nó một cách chính thức, nghĩa là Việt Nam cha từng áp dụng biện pháp tự vệ với bất kỳ sản phẩm nhập khẩu nào dới danh nghĩa tự vệ mà thực tế chúng ta mới chỉ bị phía nớc ngoài áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta nh vụ gạo Việt Nam bị Liên bang Nga áp dụng mức thuế suất rất cao dới hình thức tự vệ hồi tháng 4 năm 2003 mới đây. Thực tiễn các nớc trên thế giới cho thấy việc quy định về các biện pháp tự vệ đã có từ lâu song tần số áp dụng lại không nhiều bằng việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay chống trợ cấp. Ngay nh những cờng quốc lớn nh Nhật, Mỹ hay EU việc áp dụng biện pháp tự vệ cũng phải đợc cân nhắc rất kỹ huống hồ là một nớc nhỏ bé đang phát triển nh Việt Nam.

3.1.3. Thực trạng pháp luật về tự vệ th ơng mại của Việt Nam

3.1.3.1 Sự cần thiết phải ban hành văn bản pháp luật về tự vệ thơng mại

Đối với Việt Nam trong bối cảnh chúng ta phải thực hiện các yêu cầu của quốc tế về giảm thiểu việc quản lý nhập khẩu bằng các biện pháp hành chính,

việc ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp tự vệ là hết sức cần thiết nhằm vận dụng công cụ bảo hộ hợp pháp này. Tuy nhiên một trong những vấn đề gây nhiều lúng túng trong thời gian qua là chọn ngành nào để bảo hộ và bảo hộ thế nào cho hợp lý, tránh không để doanh nghiệp ỷ lại lợi dụng sự bảo hộ của Nhà nớc, chỉ bảo hộ trong những trờng hợp thật cần thiết để không tạo nên tâm lý bảo hộ tràn lan. Do đó các biện pháp tự vệ đợc áp dụng dựa trên tín hiệu thị trờng cần nhanh nhậy và đúng đối tợng. Mức độ bảo hộ cần đợc tính toán kỹ càng dựa trên các số liệu kinh tế sát với thực tiễn. Thời gian bảo

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w