Lịch sử Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay potx (Trang 35 - 37)

Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Quảng Nam xưa là đất Việt - Thường Thị, đời Tần (246-207 Tr.CN) thuộc về Tượng quận; đời Hán (206-1 tr. CN đến 1-129 sau CN) thuộc quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam có huyện Lư Dung và Châu Ngô. ở Lư Dung có bến nước Lượm Vàng, thế truyền tại sông Tranh và sông Tu thuộc đạo trà Nô phủ Thăng Bình thường có sản xuất vàng. Châu Ngô thuộc Thừa Thiên, còn Lư Dung chính là Quảng Nam. Về sau bị Lâm ấp chiếm cứ.

Nước Lâm ấp bị tướng nhà Tùy tên là Lưu Phương bình định năm Đại Nghiệp nguyên niên (605), đổi làm quận Hải Ân, thống trị 4 huyện. Một trong 4 huyện có huyện Tân Dung (tức Lư Dung cũ). Cuối đời nhà Tùy, quận Hải Ân bị Lâm ấp lấy lại. Đến đời nhà Tống lấy làm đất Chiêm Thành tức là Lý Châu và Chiêm Động.

Đời Trần Anh Tôn, năm 1306, sau vụ gả Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân và được Chế Mân dâng hai châu ô, Lý làm lễ nạp trưng; vua Trần đặt làm Thuận Châu và Hóa Châu. Thuận Châu tức Quảng Trị, Hóa Châu nay là Thừa Thiên và Điện Bàn - Quảng Nam, Chiêm Động cũng bị người Minh chiếm năm 1402, đặt làm hai châu Thăng và Hoa. Hai châu này có thuộc nhà Minh trên đồ lịch, nhưng trong thực tế vẫn do người Chiêm chiếm cứ. Sau khi Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, đất Chiêm Động thuộc quyền nhà Lê, nhưng vua Lê chỉ mới đặt làm đất Kymi (đất ràng buộc chứ chưa thành thuộc địa).

Đời vua Lê Thánh Tông, sau các vụ người Chiêm Thành xua quân cướp phá Hóa Châu năm 1469 và 1470; vua thân chinh cầm quân đi đánh dẹp. Năm sau, 1471, vua vây thành Chà Bàn bắt được Chà Toàn, rồi dùng hàng thần người Chiêm trông coi quân dân

sự. Vua lấy đất ấy đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, chia làm ba phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay).

Đời các chúa Nguyễn, năm 1602, Quảng Nam thừa tuyên đổi thành Quảng Nam dinh với ba phủ như cũ và đặt các quan chức trấn thủ, cai hộ và ký lục. Năm 1605, tức là 3 năm sau, lấy thêm huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong (Thuận Hóa) thăng làm phủ và cho nhập vào Quảng Nam. Như thế lúc bấy giờ Quảng Nam dinh gồm 4 phủ Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn.

Sau gần ba mươi năm dưới quyền Tây Sơn đến năm 1801, Nguyễn ánh khôi phục Quảng Nam, lấy hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa làm Quảng Nam dinh chỉ còn hai trong 4 phủ của Quảng Nam dinh cũ. Năm 1805, Gia Long đổi Quảng Nam dinh thành Trực Lệ Quảng Nam dinh lệ thuộc kinh sư.

Năm 1827, Minh Mạng bỏ hai chữ Trực Lệ, đặt các chức Trấn thủ, Hiệp tấn và Tham hiệp. Năm 1832, đổi thành tỉnh kiêm cả Quảng Ngãi, đặt chức Tuần vũ Nam Ngãi (Quảng Nam- Quảng Ngãi) và hai ty Bố chánh, án sát. Năm 1836, đặt thêm huyện Quế Sơn, năm Thành Thái thứ 11 (1899), đặt thêm huyện Đại Lộc thuộc phủ Điện Bàn; năm 1906 cải huyện Hà Đông làm phủ Hà Đông, về sau cải làm phủ Tam Kỳ kiêm lý huyện Hà Đông.

Căn cứ các sổ địa bạ Quảng Nam lập trong hai năm Gia Long 13 và 14 (1814- 1815), Quảng Nam dinh gồm hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa, chia làm 5 huyện, 29 tổng, 7 thuộc, 937 làng (610 xã, 163 thôn, 74 châu, 41 phường, 24 ộc, 1 bức, 7 man, 10 ấp, 6 trại, 1 giáp).

Thời Pháp thuộc, năm 1888 Đà Nẵng tách ra thành một thành phố thuộc địa Pháp, hoàn toàn tự trị; cho tới 1945, Đà Nẵng mang cái tên mới là thành Thái Phiên và tỉnh Quảng Nam thành Trần Cao Vân. Song cái tên ấy biến dần để trở thành Quảng Đà. Sau năm 1954, vùng phủ Thăng Hoa cũ mang cái tên mới là tỉnh Quảng Tín và sau đó bị xóa bỏ để mang cái tên mới: tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng sau chiến thắng 30/4/1975. Đến 1/1/1997, theo Quyết định của Chính phủ, Quảng Nam và Đà Nẵng tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Tỉnh Quảng Nam hiện nay gồm 14 huyện thị: Điện Bàn, Quế Sơn,

Hội An, Tam Kỳ, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Núi Thành, Hiệp Đức, Trà My, Tiên Phước, Nam Giang, Phước Sơn, Hiên.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Văn hóa làng và xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam hiện nay potx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)