0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ PDF (Trang 80 -82 )

- Thứ bảy, ý thức chấp hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân và

3.2.9. Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của nhà nước đối với quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thị và các ngành liên quan trên địa bàn cần kịp thời tổ chức thanh tra kiểm tra liên ngành theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình

kiểm tra, thanh tra phải kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đồng thời phải có kế hoạch giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, khiếu tố về quy hoạch nhất là quy hoạch treo và quy hoạch hiệu quả thấp gây lãng phí và tiêu cực. Tiếp tục mở các lớp tập huấn về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và công tác quản lý đất nông nghiệp cho cán bộ làm công tác này nhất là cán bộ ở cấp xã. Trên cơ sở các quy định của nhà nước, uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng ban hành chức năng nhiệm vụ quyền hạn của tổ chức thanh tra kiểm tra sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, để có kế hoạch giúp đỡ hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương.

Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là gắn với sự phát triển sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, gắn với đời sống hàng ngày của nhân dân, hơn nữa đất đai có đặc điểm là không thể di chuyển được cũng như tái tạo là rất khó, do vậy yêu cầu của công tác thanh tra kiểm tra là:

- Công việc kiểm tra phải được tiến hành kịp thời trong thời gian nhất định; nếu không như vậy thì dù có phát hiện được vấn đề, có kết luận rất đúng, nhưng thời gian quá muộn nên không có tác dụng.

- Phải coi trọng những kết luận kiểm tra phù hợp với thực tế, có chế tài quy định trách nhiệm rõ ràng và phải có hướng giải quyết nhanh, nếu không sẽ không đạt mục tiêu đề ra.

- Phải thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, đặc biệt đối với một phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp thì địa bàn rộng lớn, đối tượng sản xuất cũng như người sản xuất là rất đa dạng và phức tạp. Do vậy công tác kiểm tra hơn ai hết chính là cán bộ cấp cơ sở (xã, phường, thôn, đội,...) và người dân trực tiếp thực thi phương án quy hoạch; các thông tin phản hồi từ các đối tượng này chính là các số liệu cần phải được kiêm nghiệm phân tích đánh giá và kết luận.

Đồng thời để làm tốt công tác thanh tra kiểm tra thì UBND các cấp cần phải quy định các nội dung cần thiết phải kiểm tra, cụ thể như:

- Đối với công tác lập quy hoạch thì tổ chức xem xét về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, các số liệu, tài liệu sử dụng để lập quy hoạch; sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã hội; tính thống nhất của

quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng và các loại quy hoạch khác. Kiểm tra là để đánh giá dự án, nắm vững tình hình tiến triển của phương án, kiểm tra sự phù hợp của nó so với các chỉ tiêu nội dung dự án đã được phê duyệt, từ đó có những kết luận phù hợp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ PDF (Trang 80 -82 )

×