- Thứ bảy, ý thức chấp hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân và
3.2.6. Tăng cường sự giám sát, kiểm tra công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn trước, trong và sau khi quy hoạch
nghiệp trên địa bàn trước, trong và sau khi quy hoạch
Tăng cường sự kiểm tra giám sát quy hoạch ở trên địa bàn được coi là một dung đặc biệt quan trong trong quản lý nhà nước về vấn đề này. Nội dung kiểm tra giám sát cần tuân thủ thực hiện tốt các mặt sau đây:
- Kiện toàn các cơ quan thanh, kiểm tra như thanh tra của ngành nông nghiệp, ngành địa chính, ngành tài chính để các cơ quan này có năng lực thực sự và có sự phối hợp một cách chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm tra giám sát trong quá trình quản lý nhà nước về
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong đó thanh tra của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được coi là hệ xương sống của công tác thanh tra kiểm tra về vấn đề này.
- Quy định một cách cụ thể chức năng nhiệm vụ của cán bộ thanh tra kiểm tra trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thông báo cho địa phương về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ kiểm tra giám sát để tạo điều kiện làm tốt nhiệm vụ của mình cũng như các cơ quan xây dựng quy hoạch và các đối tượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề rất khó khăn nó chịu sự tác động vô cùng phức tạp của nhiều yếu tố chằng chịt đan xen lẫn nhau; do vậy đòi hỏi phải có một trình độ nhất định mới đánh giá và nhận xét phân tích một cách cụ thể trong hiện tại và dự đoán tương lai của quy hoạch này. Vì vậy công tác thanh tra kiểm tra phải đảm bảo:
+ Thanh tra theo định kỳ và thanh tra theo đột xuất, đồng thưòi phải có hội đồng thanh tra kiểm tra.
+ Sau khi thanh tra kiểm tra phải có kết luận đề ra biện pháp sử lý kịp thời, nếu không sẽ không có ý nghĩa.
- Trong quá trình điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, thì công tác kiểm tra, giám sát có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đúng và đủ các quy trình quy phạm; đồng thời phải đáp ứng giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn. Việc thực hiện công tác thanh tra kiểm tra các mô hình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải xuất phát từ mục tiêu đảm bảo lợi ích cho người nông dân để từ đó phổ biến nhân rộng mô hình này. Thực tế cho thấy quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nó luôn phụ thuộc với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; không phải bất kỳ một quy hoạch nào tốt ở huyện này nhưng thể nhân rộng ở các huyện khác được vì tính đặc thù tính riêng biệt ở mỗi huyện khác nhau.
- Công tác thanh tra kiểm tra phải thực hiện ở 3 giai đoạn trước, trong và sau khi hoàn thành quy hoạch, cụ thể là:
+ Trước khi xây dựng quy hoạch: Cơ quan thanh tra phải đánh giá được các nội dung công việc của cơ quan quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tiến hành như thế nào? các căn cứ đã chuẩn mực hay chưa? Đồng thời phải đánh giá được mục đích của việc xây dựng quy
hoạch nhằm thực hiện nội dung nào? ý nghĩa của nó trong tương lai?... để từ đó có đề xuất kiến nghị.
+ Trong quá trình xây dựng quy hoạch: Đánh giá cho được quá trình xây dựng quy hoạch đã thể hiện tính tối ưu hay chưa, phương pháp tổ chức xây dựng có vấn đề nào bổ sung, các quy trình quy phạm cũng như các tài liệu số liệu sử dụng đã hợp lý chưa? trình độ khả năng của những cơ quan và những cá nhân thực hiện xây dựng quy hoạch phát triển đất nông nghiệp có đáp ứng về yêu cầu không?
+ Sau khi đưa vào thực hiên quy hoạch: Đây là nội dung rất quan trọng của công tác thanh tra điều tra đòi hỏi phải đánh giá được hiệu quả của phương án quy hoạch này cũng như những sai phạm của nó khi đưa vào cuộc sống để thực thi.
- Đặc biệt công tác kiểm tra, giám sát không đơn thuần chỉ để phát hiện những sai sót trong quá trình lập và tổ chức triển khai dự án, mà nó còn có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tình thần trách nhiệm của các đối tượng trong quá trình lập và thực thi dự án; sớm phát hiện những mặt hạn chế sai sót trong quy trình, trong chủ trương. Quy hoạch thường được hoạch định trong thời gian dài nên nếu có sự biến động hoặc thay đổi môi trường trong và ngoài nước, chính sách nhà nước thì cần phải được bổ sung, cập nhật ngay. Để làm được việc này thì phải có bộ phận phụ trách hoặc theo dõi quá trình thực hiện quy hoạch. Hầu hết các địa phương, ngành không có bộ phận theo dõi này nên nhiều quy hoạch bị lạc hậu mà không được cập nhật nên khi đưa ra thực hiện không đáp ứng yêu cầu đời sống xã hội là tất yếu.