- Thứ bảy, ý thức chấp hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân và
3.2.4. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Thực tiễn ở Khánh Hoà hiện nay cho thấy, là một tỉnh có thế mạnh về phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản, đây là hai ngành có tốc độ phát triển tương đối cao và chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế tỉnh. Tiềm năng quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp; theo kiểm kê đánh giá hiện trạng sử dụng đất và quỹ tiềm năng đất nông nghiệp cũng như dự báo xu thế chu chuyển của nó (đề tài đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét phê duyệt tháng 11/2006), đến năm 2010 quỹ đất nông nghiệp giảm xuống còn khoảng 90 ngàn ha (hiện tại khoảng 92 ngàn ha), đến năm 2020 giảm xuống còn khoảng 85 ngàn ha. Do vậy khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm đến việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa xã hội, giải quyết lao động và việc làm, trong đó chú trọng đến các giải pháp đẩy mạnh thâm canh tăng thu trên một đơn vị diện tích, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh và thâm canh cao, khai thác tốt lợi thế về phát triển du lịch và dịch vụ. Bên cạnh đó phải có cái nhìn tổng hợp về các vấn đề liên quan như gia tăng dân số, môi trường sinh thái, công nghệ. Do đó phải tập trung thực hiện việc xoá đói giảm nghèo một cách khẩn trương, tiến hành tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật để mang lại hiệu quả thiết thực. Mặt khác phải tạo điều kiện thúc đẩy nhanh việc nâng cao dân trí, đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ về sản xuất nông nghiệp, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất cây trồng.
Trong quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện các biện pháp có tính tổng hoà để nâng cao hiệu quả, bởi vì công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nó có liên quan đến mọi ngành, mọi cấp do đó đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp, các lĩnh vực mới có thể nâng cao được hiệu quả. Do vậy khi xây dựng cũng như tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Mỗi khi xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để từ đó làm cơ sở nền tảng cho quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
- Phải đặt quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trong mối quan hệ tổng hoà với các quy hoạch khác ở trên địa bàn, như quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị,...đồng thời phải gắn kết với quy hoạch vùng, quy hoạch lưu vực và các dự án có liên quan. Bởi vì các quy hoạch khác luôn có sự liên quan gắn chặt với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
- Bộ máy tổ chức quản lý của Nhà nước về quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp phải dựa trên chức năng nhiệm vụ của mình để đề ra các biện pháp thực hiện nhằm tạo ra mối quan hệ và sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng ở trên địa bàn.
- Lãnh đạo các cấp chính quyền có trách nhiệm ban hành các văn bản có tính pháp lý để tạo cơ sở cho sự phối hợp này, nhằm khắc phục tình trạng hiện nay các quy hoạch ở trên địa bàn huyện thị có sự mâu thuẩn và chồng chéo nhau. Đặc biệt hiện tượng quy hoạch treo của các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch,... các quy hoạch này thường chỉ đưa ra tổng nhu cầu về quy mô diện tích sử dụng đất cho cả một giai đoạn dài, thường là đến năm 2020, rất ít quan tâm đến kế hoạch sử dụng đất hàng năm và cho các giai đoạn ngắn hạn, gây khó khăn cho công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
Mặc dù trước đây (giai đoạn 1995 - 2000) tỉnh Khánh Hòa đã làm xong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch ngành công nghiệp, xây dựng, du lịch và quy hoạch sử dụng đất cho từng đơn vị hành chính từ tỉnh đến xã. Nhưng do thời điểm làm công tác quy hoạch của từng chuyên ngành trước đây so với hiện nay và cho những năm tiếp theo không còn phù hợp nữa, nhất là với sự đổi mới của cơ chế thị trường và nhu cầu tiêu dùng của con người cũng như xã hội, đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập WTO. Do vậy cần phải tiến hành rà soát bổ sung, chỉnh lý lại các bước đi cho thích hợp với khả năng của địa phương cũng như các tác động mới (cả bên trong và bên ngoài); đây là việc làm mang tính tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn đầu tiên để tiến hành hành rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa. Đảm bảo cho các quy hoạch phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như sự phát sinh và phát triển mới, đảm bảo tính đồng bộ khoa học của mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và các loại quy hoạch khác.
Hiện nay Khánh Hòa có nhiều dự án đầu tư đã và đang triển khai làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được xây dựng, nhất là quy mô diện tích, địa bàn phân bố, ví dụ như Khu vực thành phố Nha Trang: Quy hoạch mở rộng thành phố Nha Trang về phía Tây, nối liền với huyện Diên Khánh để trở thành đô thị đạt chuẩn loại I, vì vậy khu vực đất nông nghiệp phía Tây thành phố nối với huyện Diên Khánh đến QL1a (khoảng trên 1.500 ha) sẽ trở thành đất ở đô thị và đất xây dựng, đất phi nông nghiệp; Các dự án xây dựng khu đô thị mới như khu Lê Hồng Phong I, khu Lê Hồng Phong II, khu đô thị Vĩnh Thái, khu dân cư Nam Vĩnh Hải, Bắc Nha Trang, khu dân cư Đường Đệ, Nam Hòn Khô, khu biệt thự và nhà nghỉ Phú Quý, Anh Nguyễn, Thiên Nhân, khu lấn biển Vĩnh Hoà và các khu du lịch cao cấp như Vinapeal, Rusalka, công viên Lê Hồng Phong đã được phê duyệt dự án hoặc đã và đang được xây dựng đều chưa có trong phương án quy hoạch sử dụng đất được duyệt.