0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Những thành tựu đạt được trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ PDF (Trang 27 -29 )

bàn tỉnh Khánh Hoà trong 5 năm (2000-2005)

2.2.1. Những thành tựu đạt được trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đất nông nghiệp

Quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Khánh Hoà thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng kể.Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; tỉnh Khánh Hòa đã quan tâm tổ chức điều tra, khảo sát, lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn, bao gồm các vấn đề như: tổ chức xây dựng nhiều loại quy hoạch ở các cấp độ khác nhau (tỉnh, huyện, xã, phường); theo nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp, như trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các vùng chuyên canh cây lâu năm, cây hàng năm; tổ chức cung cấp nguồn thông tin, tư liệu, số liệu để phục vụ cho công tác lập quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp; tổ chức chỉ đạo lập và phối hợp giữa các loại quy hoạch, đảm bảo trình tự lập quy hoạch, xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Đặc biệt từ năm 1998 đến nay tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức điều tra khảo sát xây dựng nhiều phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp từ cấp tỉnh đến huyện và xã. Quá trình thực hiện đã đạt được nhiều kết quả góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội Khánh Hoà phát triển; đáng chú ý nhất là đã chỉ đạo xây dựng được định hướng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn; định hướng phát triển nông lâm nghiệp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các vùng chuyên canh, cây con đặc sản, cây lâu năm, định hướng xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp (như đường giao thông, hệ thống công trình thuỷ lợi, công nghiệp chế biến nông sản). Quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn là một yêu cầu rất quan trọng và có ý nghĩa chiến lược không những đối với tỉnh Khánh Hòa mà còn đối với các địa phương khác và cả cấp độ quốc gia, bởi đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con, địa bàn phân bố rộng lớn, được sản xuất bởi rất nhiều nông hộ và doanh nghiệp khác nhau, đồng thời chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố phức tạp, như: khí hậu thời tiết, địa hình, đất đai, nguồn nước, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản

xuất, giá cả, thị trường, tập quán sản xuất và tiêu thụ,... Trong khi đó để đảm bảo phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng bền vững, đòi hỏi phải có một quy mô sản xuất hợp lý phù hợp với nhu cầu chung, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; do vậy quy hoạch tổng thể nông nghiệp nông thôn nhằm đảm bảo bao quát được những vấn đề liên vùng, liên khu vực, những vấn đề về kinh tế xã hội mang tính quốc gia và các cấp địa phương; đồng thời là cơ sở để nhà nước có các chính sách thích hợp nhằm thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả, như: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thúc đẩy thương mại, phân bố lại lực lượng lao động, dân cư, tạo tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược, đẩy mạnh công tác khuyến nông, kêu gọi đầu tư,...

Bên cạnh đó tỉnh Khánh Hòa cũng đã tổ chức điều tra khảo sát xây dựng được một số quy hoạch chi tiết, bao gồm các quy hoạch xã, phường, thị trấn, các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, với các nội dung chính là điều tra xây dựng bản đồ phân loại đất, bản đồ thổ nhưỡng, đánh giá phân hạng thích nghi đất đai đối với các loại cây trồng, từ đó bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo vùng, theo khu đất, theo lô thửa. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xác định những chỉ tiêu cụ thể mà quy hoạch tầm vĩ mô không thể tính hết được, như; đặc điểm về nông hoá, thổ nhưỡng, năng suất tiềm năng trên từng thửa ruộng đất, mức độ thích hợp cao, thấp hay trung bình của cây trồng trên một đơn vị sử dụng đất nhất định,... đặc biệt hiện nay Nhà nước ta đã giao 5 quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người nông dân; do vậy quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp là cơ sở khoa học và pháp lý để các nông hộ các tổ chức dựa vào đó để tính toán mức độ đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp ngày càng có hiệu quả theo hướng sử dụng đất lâu bền. Tuy nhiên việc lập và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết (thường là cấp xã phường, theo bản đồ tỷ lệ từ 1/5000 trở xuống) phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp còn chậm, cả tỉnh mới chỉ có 7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có quy hoạch chi tiết.

Mặt khác, các thông tin cần thiết để đáp ứng yêu cầu cho quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã được các cơ quan chức năng tuân thủ thực hiện như: Đảm bảo đầy đủ các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời thiết, thủy

văn,...), các thông tin kinh tế (giá cả, thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...), các thông tin về điều kiện xã hội (dân số, dân tộc và phân bố dân cư, tập quán sản xuất, trình độ sản xuất, đời sống dân cư,...). Hiện nay các nguồn thông tin này đã được các cấp, các ngành, các đơn vị chức năng, từ trung ương đến địa phương tổ chức theo dõi, thu thập, tổng hợp, đánh giá và cung cấp đầy đủ cho các đối tượng cần thiết sử dụng.

Về mặt tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cũng đạt được nhiều thành tựu lớn, cụ thể: Hiện nay tình trạng tranh chấp sử dụng đất không xảy ra phổ biến và gay gắt như giai đoạn 1990 - 1995, mặc dù còn tồn đọng khá nhiều đơn thư khiếu tố, khiếu nại (từ năm 2002 đến năm 2004 có trên 500 đơn khiếu nại, khiếu tố về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp của các huyện như Diên Khánh, thị xã Cam Ranh,... ), song chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp khắc phục và trên thực tế đã hạn chế được tình trạng này. Trên cơ sở xác định được mức độ phức tạp của vấn đề sử dụng đất các cấp chính quyền đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm từng vụ việc không để xảy ra các điểm nóng. Việc ban hành các chủ trương đo đạc giải thửa, phân hạng đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành quy hoạch cũng như quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ngày càng có hiệu quả; bước đầu đã thực hiện được khá cụ thể đối với các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá phân hạng đất đai và lập bản đồ địa chính các cấp; đến năm 2005 hầu hết các huyện, xã đã có bản đồ chi tiết về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Nhờ vậy đã tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này ngày càng có hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ PDF (Trang 27 -29 )

×