Thuế tiêu thụ đặc biệ t

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105)

h ội nập kin tế quốc tế

3.3.2.2-Thuế tiêu thụ đặc biệ t

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu thu vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết thu nhập và hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế; Góp phần bảo đảm ổn định nguồn thu khi cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Hướng hoàn thiện là: mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB, điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng. Tiến tới xóa bỏ miễn, giảm thuế TTĐB để đảm bảo công bằng bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Cụ thể :

- Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB : Thuế TTĐB đã được sửa đổi mở rộng diện chịu thuế từ đầu năm 1999. Tuy nhiên, so với đa số các nước đang phát triển và các nước trong khu vực ASEAN thì diện chịu thuế TTĐB hiện nay ở nước ta còn hạn hẹp. Hơn nữa, đặt trong điều kiện thuế GTGT sẽ được sửa đổi theo hướng thu hẹp các mức thuế suất, nếu thuế TTĐB không mở rộng diện chịu thuế sẽ làm cho hệ thống thuế gián thu ngày càng lũy thoái ở cấp độ cao hơn. Điều đó sẽ vi phạm nguyên tắc công bằng và không thực hiện được mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng. Vì vậy, cần thiết phải đưa một số hàng hóa, dịch vụ khác vào diện chịu thuế TTĐB như : mỹ phẩm, nước hoa, vàng bạc đá quý, dịch vụ khách sạn, xe máy...Đây là một cách bù thu hiệu quả trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đáng kể.

- Về giá tính thuế : Sửa đổi quy định về giá tính thuế thuế TTĐB đối với các sản phẩm có cồn được sản xuất trong nước. Việc tính thuế TTĐB đối với các sản phẩm có cồn được sản xuất trong nước phải dựa trên tổng giá cả mà không loại trừ giá trị vật chất chứa đựng để đảm bảo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của WTO. Trường hợp muốn giảm gánh nặng thuế TTĐB đối với các sản phẩm này, giải pháp tiên tiến hơn và có hiệu quả hơn là giảm thuế suất thuế TTĐB.

- Về thuế suất : Cần điều chỉnh thuế suất các mặt hàng cho phù hợp hơn và đồng bộ với các Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, GTGT cũng như phù hợp với thông lệ quốc

tế. Hướng sửa đổi là áp dụng một thuế suất thống nhất cho một nhóm sản phẩm, không phân biệt thuế suất theo tính chất, nguồn nguyên liệu hình thành, hình thức sản phẩm để hạn chế tối đa các trường hợp lợi dụng lách thuế giữa các mức thuế suất của cùng một loại sản phẩm, gây mất công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, việc không phân biệt theo nguồn nguyên liệu (nội địa hay nhập khẩu) còn tạo điều kiện để chính sách thuế TTĐB phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn cần được điều chỉnh thuế suất theo sát với sự điều chỉnh thuế suất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện nguyên tắc “sân sau”. Theo đó, thuế suất thuế TTĐB phải được điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào điều chỉnh giảm hoặc tăng của thuế suất thuế nhập khẩu theo một hệ số tương quan phù hợp với từng ngành hoặc loại hàng hóa nhất định.

- Nghiên cứu áp dụng định mức thuế theo định hướng tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm chịu thuế để đơn giản về cách tính mức thuế phải nộp đối với một số mặt hàng trong điều kiện giá cả không có sự biến động lớn.

- Nâng mức thuế suất thuế TTĐB đối với các sản phẩm xăng. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm, việc nâng mức thuế suất thuế TTĐB đối với các sản phẩm dầu mỏ, đặc biệt là xăng không chỉ là biện pháp bù thu hiệu quả mà còn là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ mục tiêu.

- Xóa bỏ sự phân biệt mức thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm bia tươi và bia hơi đểđảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của chính sách thuế theo quy định của WTO.

- Loại bỏ các trường hợp miễn, giảm thuế TTĐB không đúng với tính chất của thuế gián thu và không phù hợp với các quy định quốc tế như : các trường hợp miễn, giảm thuếđối với cơ sở sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước...Việc miễn, giảm thuế (nếu có) nên được quy định theo thông lệ, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm tính trên số thuế phải nộp mà không nên phức tạp hóa một cách không cần thiết bằng cách quy định giảm thuế suất như Luật thuế hiện hành.

3.3.2.3- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :

Định hướng sửa đổi trong giai đoạn sắp tới :

- Tiếp tục thực hiện theo CEPT/AFTA để năm 2010 có 80% dòng thuế có thuế suất 0%.

- Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế khác đã ký kết.

- Thu gọn mức thuế nhập khẩu xuống khoảng 6 mức, trong đó: các mức thuế suất thấp (0-10%) áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế ; Các mức thuế suất cao (15-30%) áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị - xã hội đất nước...;

- Xóa bỏ hoàn toàn việc miễn, giảm thuế nhập khẩu.

3.3.2.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp :

- Về đối tượng nộp thuế TNDN : Cần thống nhất nguyên tắc “cư trú”, “nguồn thu nhập” và “cơ sở thường trú” để thích ứng với thương mại điện tử và tự do di chuyển vốn, lao động. Bên cạnh đó, cần có những quy định thật rõ ràng về các tiêu thức xác định thân phận cư trú của các công ty phù hợp với những điều kiện quốc tế và hội nhập kinh tế hiện nay.

Đối tượng nộp thuế bao gồm thể nhân và pháp nhân kinh doanh. Nên chuyển đối tượng là cá nhân kinh doanh sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Để phù hợp với Bộ luật dân sự, cần phân biệt rõ đối tượng nộp thuế là cá nhân hay pháp nhân, hơn nữa, nên đổi tên thuế TNDN thành thuế thu nhập công ty cho tương đồng, với các nước trên thế giới, đúng tính chất của sắc thuế chỉ áp dụng với các công ty có tư cách pháp nhân.

- Về căn cứ tính thuế : Theo đà phát triển kinh tếđất nước, sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và sự hình thành ngày càng nhiều các công ty cổ phần, thì các khoản thu nhập từ đầu tư trong xã hội ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới, Luật thuế TNDN phải được bổ sung các quy định về các khoản thu nhập từ lợi tức

cổ phần, thu nhập môi giói chứng khoán, lãi tiền vay, thu nhập phát sinh từ các giao dịch tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh để áp dụng chếđộ thu thuế phân biệt đối với các khoản thu nhập này.

- Về thuế suất : Áp dụng mức thuế suất phổ thông là 25% và mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10% không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phù hợp với mục tiêu khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vềđiều kiện ưu đãi, chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, dự án đầu tư công nghệ cao, dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Thay việc ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN cho các dự án khác bằng việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh, hoặc khấu trừ một tỷ lệ trên vốn đầu tư thay cho khấu hao.

- Về xác định các khoản chi phí hợp lý : Các chi phí hợp lý phải thỏa mãn những yêu cầu sau : Các chi phí này phải có liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập của doanh nghiệp ; Các chi phí này phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý ; Mức chi phí phải ở mức hợp lý là mức cần thiết trung bình xã hội. Cụ thể :

+ Đối với các khoản chi phí mang tính chất lương, cần có quy định cụ thể hơn trong việc sử dụng số lượng lao động sao cho phù hợp với với quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhằm chống hiện tượng khai báo gian lận gây thất thu thuế.

- Về chuyển lỗ : Rút ngắn thời gian cho phép chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 2-3 năm để tạo động lực, buộc các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả phải nỗ lực phấn đấu.

- Về vấn đề chống chuyển giá : Đây là vấn đề mới mẻ, vô cùng phức tạp, khó khăn, thách thức to lớn đối với cơ quan thuế nước ta. Tuy nhiên, cũng xin đề xuất một vài ý kiến để góp phần hạn chế tình trạng này là :

+ Đội ngũ cán bộ thuế quản lý các công ty đa quốc gia phải có trình độ kế toán và kiểm toán quốc tế và được chuyên môn hóa quản lý theo từng sắc thuế.

+ Triển khai hình thức thỏa thuận định giá trước được thiết lập giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp.

+ Phải tin học hóa cao công tác quản lý thuế.

+ Tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế và các Bộ, ngành, cơ quan quản lý có liên quan.

3.3.2.5- Thuế thu nhập cá nhân : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế TNCN là một sắc thuế cơ bản, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở các nước phát triển, thuế TNCN chiếm 30- 40% số thu ngân sách một số nước (Nhật Bản, Na Uy, Đan mạch) áp dụng thuế suất rất cao động viên từ 50-55% thu nhập chịu thuế. Đối với Việt Nam, đòi hỏi phải hoàn thiện Luật thuế TNCN theo thông lệ quốc tế, đưa sắc thuế này lên đúng tầm trong hệ thống thuế (nâng tỷ trọng trong tổng thu Ngân sách Nhà nước từ 2,1% hiện nay lên khoảng 20% vào năm 2020). Tuy nhiên, cũng nhưđối với doanh nghiệp, trình độ kinh tế, nguồn thu nhập của đại bộ phận dân cưđang còn ở mức thấp. Vì vậy, hướng hoàn thiện thuế TNCN là ban hành Luật thuế TNCN thay cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, đảm bảo vừa khuyến khích làm giầu hợp pháp vừa mở rộng diện động viên một phần thu nhập của mọi cá nhân vào Ngân sách Nhà nước góp phần thực hiện công bằng xã hội, đặc biệt là điều tiết vào phần thu nhập cao do việc phân hóa thu nhập trong xã hội và từng bước nâng cao vị trí của sắc thuế này trong hệ thống chính sách thuế.

Cụ thể kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau :

- Thứ nhất, mở rộng đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế trên cơ sở bổ sung đối tượng và thu nhập tăng thêm từ những hộ kinh doanh, những người hành nghềđộc lập, những người có tài sản cho thuê, những người có thu nhập từ cho vay vốn, từ lãi cổ phần bằng cách hạ mức khởi điểm chịu thuế và thuế suất, thuế suất bổ sung. Tiêu thức tiến hành đánh thuế phải dựa vào hai cơ sở là “cư trú” và “nguồn phát sinh thu nhập”, không phân biệt theo quốc tịch như hiện nay.

- Thứ hai, xác định lại khoản thu nhập thuộc diện đánh thuế. Để đánh thuế thu nhập một cách công bằng và hiệu quả, khắc phục hạn chế việc xác định thu nhập của Pháp lệnh thuếđối với người có thu nhập cao thì thu nhập thuộc diện đánh thuế không nên phân biệt thường xuyên hay không thường xuyên mà phân biệt theo nguồn tạo ra thu nhập :

+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công lao động, tiền thưởng và các khoản trợ cấp mang tính chất lương bằng hiện vật do người sử dụng lao động trả cho người lao động.

+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công thương nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ..., hành nghề tự do (ca sỹ, bác sỹ, kiểm toán viên, kiến trúc sư...).

+ Thu nhập từ tài sản và thu nhập chuyển nhượng tài sản.

+ Thu nhập từ các nguồn khác như quà biếu, thừa kế, trúng thưởng sổ xố, chuyển giao công nghệ...

- Thứ ba, xem xét bổ sung thêm một số khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế TNCN ngoài những khoản thu nhập không thuộc diện đánh thuế thu nhập cao hiện nay như :

+ Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cấp cho người Việt Nam ra ngoài học tập, nghiên cứu, lao động.

+ Thu nhập của cá nhân người Việt Nam nhận được từ các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước mang tính chất nhân đạo, từ thiện.

+ Các đối tượng chuyển quyền sử dụng đất như : chuyển quyền sử dụng đất giữa các cá nhân có quan hệ gia đình (bố mẹ - con,..) ; trường hợp thừa kế, ly hôn ; hộ gia đình, cá nhân trả lại đất cho Nhà nước hoặc Nhà nước thu hồi đất...

- Thứ tư, Xây dựng chế độ khấu trừ, miễn giảm hợp lý, bao gồm khấu trừ theo tính chất nguồn thu nhập : khấu trừ những chi phí tạo ra thu nhập như chi phí kinh doanh của hộ kinh doanh ; chi phí của người chuyển quyền sử dụng đất ; chi phí chiết trừ gia cảnh đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công...và các khoản miễn

giảm để đảm bảo tính công bằng của chính sách thuế. Việc quy định các khoản khấu trừ phải đảm bảo tính đơn giản và phù hợp với trình độ quản lý thuế. Các mức khấu trừ, miễn giảm thuế được điều chỉnh theo định kỳ trên cơ sở thu nhập, sức mua đồng tiền, mức sống dân cư và tỷ lệ lạm phát.

- Thứ năm, biểu thuếđược xác định theo mức lũy tiến từng phần và sẽ thay đổi theo hướng thực hiện mức thuế thấp ở bậc thuế đầu để mở rộng diện đánh thuế, tổng mức điều tiết khoảng 30% tổng thu nhập hàng năm của cá nhân, cao hơn mức điều tiết đối với thuế thu nhập nhằm ưu đãi đối với phát triển sản xuất kinh doanh và đòi hỏi các cá nhân trong xã hội phải tiết kiệm đóng góp xây dựng Tổ quốc. Thu hẹp dần khoảng cách khởi điểm chịu thuế giữa người trong nước và người nước ngoài. Tiến tới thực hiện một biểu thuế lũy tiến từng phần chung cho người Việt Nam và người nước ngoài.

Áp dụng thuế suất đơn nhất đối với một số khoản thu nhập như : các khoản thu nhập từ tiền vốn, thu nhập khác hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng các khoản thu nhập về tiền lương và tiền công. Đối với các đối tượng không cư trú phải nộp thuế theo tỷ lệ thống nhất tính trên tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Thứ sáu, xây dựng và hoàn thiện các quy trình quản lý thuế thu nhập cá nhân, hệ thống thông tin, báo cáo đồng bộ, hợp lý, phù hợp với trình độ quản lý thuế và đối tượng nộp thuế. Kết hợp phương thức tự kê khai, tự nộp thuế với áp dụng phương thức khấu trừ tạo nguồn với tất cả các khoản thu nhập của các cá nhân. Nghiên cứu áp dụng cơ chế công khai hóa mọi khoản thu nhập kèm theo chếđộ; Cơ chế công khai hóa kèm theo chếđộ khuyến khích đối với trường hợp tự nguyện và xử phạt thích đáng đối với trường hợp vi phạm.

3.3.2.6- Thuế nhà đất :

Kiến nghị Ban hành Luật thuế nhà đất hoàn chỉnh (có áp dụng đối với thuế nhà) thay thế Pháp lệnh thuế nhà, đất và Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cụ thể :

- Về thuếđất :

+ Diện tích tính thuế là toàn bộ diện tích đang thực tế sử dụng vào mục đích khác nhau : sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ; đất ở ; đất xây dựng công trình...không

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105)