Những mục tiêu, yêu cầu chủ yếu của cải cách hệ thống thuế

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 35)

Mục tiêu chung là xây dựng hệ thống chính sách thuếđồng bộ, có cơ cấu hợp lý đi đôi với hiện đại hóa công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần đảm bảo bình đẳng, công bằng xã

hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Các mục tiêu cụ thể là:

- Về mặt tài chính : Thuế phải là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, là bộ phận cơ bản, chủ yếu của nền tài chính quốc gia lành mạnh.

Thuế phải đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của Ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính và giành một phần cho tích lũy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng thuế và phí bình quân hàng năm đạt trên 10%. Thực hiện tỷ lệđộng viên từ thuế và phí vào Ngân sách Nhà nước bình quân hàng năm 20% - 21% GDP. Tăng thu trong nước, giảm thu ngoài nước, nâng dần tỷ lệ thuế trực thu trong tổng thu Ngân sách Nhà nước.

Một Ngân sách lành mạnh trước hết phải dựa vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân, trong đó nguồn thu chủ yếu là thuế. Yêu cầu đó đòi hỏi thuế phải bao quát hết các nguồn thu.

Thứ hai nữa cần phải chú ý rằng mức động viên về thuế luôn luôn phải khai thác từ tổng sản phẩm xã hội. Chính vì vậy, phải phấn đấu để thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách. Đồng thời phải đề cao được ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ khai báo, nộp thuế theo đúng pháp luật của cơ sở kinh doanh và tổ chức tốt việc thu nộp đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước.

- Về mặt kinh tế : Thuế phải trở thành công cụ chủ yếu của Nhà nước để

quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, phát huy cao độ các nguồn nội lực, thúc đẩy phát triển nhanh sức sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư áp dụng công nghệ cao, đầu tư vào vùng kinh tế xã hội khó khăn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thuế phải thay đổi sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là phù hợp với

những quy định của WTO. Hệ thống chính sách thuế phải vừa bảo hộ hợp lý, có chọn lọc; có thời hạn đối với các ngành kinh tế, ngành công nghiệp trọng điểm tạo nền tảng cho việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế; Đồng thời chủ động hội nhập, thực hiện chính sách mở cửa để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá; bảo đảm lợi ích quốc gia.

- Về mặt xã hội : Thuế phải góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng, bảo

đảm tính trung lập về thuế.

Chính sách thuế áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế và mức động viên hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, thuế sẽ góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội.

Công bằng, bình đẳng, trung lập về thuếđối với xã hội cũng không thể chỉ là vấn đề “đạo lý”, mà phải biểu hiện bằng chính sách, bằng văn bản pháp quy cụ thể, rõ ràng vềđối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, biểu thuế, phương pháp thu nộp, chế độ miễn giảm để thống nhất được cách hiểu và cách làm giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, tránh tình trạng hiểu và làm tùy tiện, tiêu cực, không đúng với quy định và tính công bằng của chính sách thuếđã ban hành.

Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác nộp thuếđúng Pháp luật cũng là một yếu tố quan trọng để chính sách thuế bảo đảm được yêu cầu công bằng, bình đẳng.

Công bằng, bình đẳng trung lập về thuếđối với xã hội còn được biểu hiện ở chỗ các vi phạm phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về tăng nặng hay giảm nhẹ.

- Về mặt pháp lý : Thuế phải bảo đảm tính pháp lý cao đối với mọi tổ chức kinh tế, mọi công dân.

Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có mối quan hệ mật thiết đến mọi tổ chức, mọi công dân về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Chính sách thuế phải được ban hành bằng hình thức Luật do Quốc Hội phê chuẩn, đúng với

tầm quan trọng và vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của thuế trong nền kinh tế quốc dân.

Hệ thống thuế phải rõ ràng, chặt chẽ và mang tính pháp luật cao mà mọi tổ chức kinh tế, mọi công dân đều phải thực hiện nghiêm chỉnh.

Đối với những trường hợp làm sai pháp luật, dẫu ở cương vị nào trong xã hội đều phải xử lý nghiêm minh theo quy định của Nhà nước, để phát huy tác dụng giáo dục và đưa dần việc thực hiện các Luật thuế vào nền nếp, kỷ cương.

Vấn đề trước mắt, phải nhanh chóng hiện đại hóa và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, hạn chếđến mức thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu Ngân sách, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; Kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.

- Về phương châm, bước đi : Có các nội dung cơ bản sau :

+ Đối với những sắc thuế mà nhân dân ta đã quen thì sửa đổi, bổ sung và ban hành ngay bằng Luật để nâng cao tính pháp lý. Nhưng đối với một số loại thuế mới cần có thời gian thực nghiệm để người dân quen. Về hình thức, trước hết có thể ban hành dưới dạng Pháp lệnh, sau đó sửa đổi, hoàn thiện và nâng lên thành Luật.

+ Luôn bảo đảm tính kế thừa khi xây dựng hệ thống thuế.

+ Từng bước đơn giản chính sách thuế, thu gọn mức thuế suất. Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ trong công tác quản lý thuế. Bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện, giúp cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; Cơ quan thu thuế thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế. Đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế, đảm bảo thực thi chính sách thuế có hiệu quả, bao quát hết các nguồn thu từ các khoản thuế và phí vào Ngân sách Nhà nước.

2.1.2- Nội dung cơ bản của cải cách thuếở Việt Nam trong thời gian từ năm 1990

đến nay :

Từ tình hình thực tiễn Việt Nam năm 1989 với hệ thống thuế tồn tại nhiều khiếm khuyết và căn cứ vào kinh nghiệm cải cách thuế của các nước trên thế giới. Với mục tiêu phát triển kinh tếđất nước, phát huy vai trò tăng thu cho Ngân sách, Nhà nước đã lần lượt thực hiện các cuộc cải cách thuế cho phù hợp với yêu cầu và tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong từng giai đoạn của đất nước như sau :

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)