Các cam kết hội nhập của Việt Nam

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45)

2.2.1.1- Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) :

Hiệp định thương mại Việt Mỹ là Hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam được ký với diện cam kết rộng và dựa trên nguyên tắc và quy định của WTO. Theo nội dung của Hiệp định được ký kết, hai bên Việt Nam và Mỹ dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong quan hệ thương mại. Mỹ sẽ dành cho Việt Nam chếđộ ưu đãi thuế quan phổ cập, theo đó chính sách thuế nhập khẩu trung bình của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm từ 40% xuống còn 3% - 4%. Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ coi như là cơ sở, tạo nền tảng cho việc chuẩn bị gia nhập WTO của Việt Nam.

** Lộ trình cắt giảm thuế quan khi thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ :

ƒ Cam kết cắt giảm 244 nhóm mặt hàng chủ yếu bao gồm : rau quả ôn đới, hạt có dầu, dầu ăn sơ chế, thịt gia súc, thực phẩm chế biến phụ phẩm để chế biến thức ăn

gia súc, bia, một số sản phẩm sữa và đồ uống nhẹ, nguyên liệu tẩy rửa, máy móc công nghiệp (điều hòa, máy giặt, tủ đá, máy sấy), phim ảnh, phụ liệu giày, trong đó 233 nhóm có lộ trình cắt giảm vào 1/2005 và 11 nhóm có lộ trình cắt giảm vào 1/2007.

ƒ Nếu chỉ áp dụng giảm thuế riêng cho hàng hóa xuất xứ từ nước Mỹ thì mức giảm không đáng kể, tuy nhiên theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), các mặt hàng thuộc diện cắt giảm sẽ được áp dụng đối với cả hàng hóa xuất xứ từ các nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam (khoảng trên 80 quốc gia).

ƒ Ngoài cam kết về giảm thuế nhập khẩu, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng yêu cầu phải thực hiện nguyên tắc giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương (còn gọi là trị giá GATT), tức là không được áp dụng cơ chế giá tối thiểu từ 1/1/2004. Như vậy, nếu không tăng cường quản lý chống gian lận về giá thì có khả năng dẫn tới giảm thu do gian lận về giá.

2.2.1.2- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) :

a- Giới thiệu khái quát về ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Darusalam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Myanmar. Ngày 30/4/1999 kết nạp Căm-pu-chia, hoàn thiện ASEAN -10.

- Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN :

+ Các nguyên tc làm nn tng cho quan h gia các Quc gia thành viên và vi bên ngoài:

a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;

b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;

c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thân thiện; e/ Không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; + Các nguyên tc điu phi hot động ca Hip hi: a/ Nguyên tắc nhất trí b/ Nguyên tắc bình đẳng c/ Nguyên tắc 6-X.

b- Việt Nam gia nhập ASEAN (AFTA):

Như trên đã trình bày, Việt Nam bắt đầu gia nhập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ ngày 01/01/1996. Khu vực mậu dịch tự do được xây dựng dựa trên các nguyên tắc thương mại cơ bản như quy định của WTO. Song, cũng có những khác biệt :

- Theo quy định này, những ưu đãi về tự do hóa thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ chỉ được áp dụng đối với những nước thành viên tham gia AFTA và sẽ không bắt buộc phải dành ưu đãi cho các nước thành viên WTO và các nước khác nằm ngoài khu vực.

- Về mức độ cam kết thì AFTA có mức độ tự do hóa cao hơn và toàn diện hơn so với các mức cam kết mở cửa thị trường của các nước trong WTO. Các nước thành viên ASEAN khi tham gia AFTA đều phải tiến tới mục tiêu tự do hóa hoàn toàn (cắt giảm thuế suất xuống 0% và không duy trì hàng rào bảo hộ cản trở thương mại theo lộ trình). Cụ thể, khi tham gia vào AFTA, Việt Nam có nghĩa vụ giảm thuế suất từ 0 - 5% vào năm 2006 và sau đó tiếp tục giảm xuống 0% vào năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam phải thực hiện lộ trình loại bỏ các hạn chế về định lượng và hàng rào phi thuế khác ; Xây dựng một danh mục biểu thuế quan chung ASEAN ; Xây dựng hệ thống định giá hải quan theo GATT/WTO và xây dựng hệ thống Luồng xanh hải quan nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thương mại.

** Lộ trình cắt giảm thuế quan khi tham gia AFTA :

Theo cam kết, Việt Nam phải cắt giảm 6.304 dòng thuế (chiếm 97%). Biểu thuế nhập khẩu (các mặt hàng chưa cắt giảm gồm 2% tổng số dòng thuế gồm : 135 dòng thuế loại trừ toàn bộ và 50 dòng thuế hàng nông sản nhạy cảm cắt giảm sau 2010).

- Trong thực tế, từ năm 1999 Việt Nam bắt đầu phải thực hiện đưa các mặt hàng ở danh mục tạm thời chưa phải cắt giảm vào danh mục cắt giảm nhưng việc cắt giảm thực sự là từ năm 2001. Cụ thể như sau :

ƒ Năm 2001 đưa vào cắt giảm 700 dòng thuế gồm nông sản (nho, hạt có dầu), nước khoáng và nước giải khát có gas, sơn và vecni, một số sản phẩm nhựa, kính và một số chủng loại thép. Tổng số mặt hàng cắt giảm thuộc danh mục CEPT (chương trình ưu đãi thuế quan ASEAN) chiếm 78% tổng số dòng thuế tại Biểu thuế.

ƒ Năm 2002 đưa vào cắt giảm 500 dòng thuế gồm một số loại nông sản (tấm, gạo xát), một số loại rượu vang, giấy và bìa giấy, hóa chất hữu cơ, chất dẻo DOP, một số sản phẩm bằng da, đồng hồ,...Tổng số mặt hàng cắt giảm chiếm 85,5% số dòng thuế phải cắt giảm.

ƒ Năm 2003 đưa vào cắt giảm 740 dòng thuế còn lại, phần lớn là các mặt hàng có mức thuế suất rất cao (30-60%) như điện, điện tử, sữa, quả chế biến, ximăng, gạch...với mức cắt giảm mạnh (còn 20%). Tổng số mặt hàng cắt giảm chiếm khoảng 97% biểu thuế.

+ Từ năm 2004 - 2006 : Tiếp tục cắt giảm thuế của các mặt hàng đưa vào CEPT 2003 từ 20% xuống còn 0 - 5%.

+ Sau năm 2006 tổng số dòng thuế có mức thuế suất 0% chiếm khoảng 55% - 60% Biểu thuế.

- Đi đôi với việc thực hiện cắt giảm CEPT, Việt Nam phải thực hiện Hiệp định công nghệ thông tin (e-ASEAN) trong đó từ năm 2008 thuế suất các mặt hàng điện tử, công nghệ thông tin là 0%.

2.2.1.3- Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ :

Ngoài việc triển khai thực hiện AFTA, là một nước thành viên Việt Nam đang tiếp tục cùng với những nước ASEAN khác tham gia các Hiệp định thương mại tự do với những nước đối tác, trước mắt là Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Ấn Độ.

Đối với khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, việc cắt giảm thuế chủ yếu được thực hiện từ năm 2005. Mục tiêu của Khu vực mậu dịch tự do này là cắt giảm thuế suất xuống 0% vào năm 2010 đối với 6 nước ASEAN cũ và 4 nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

** Lộ trình cắt giảm thuế quan khi thực hiện Hiệp định ASEAN Trung Quốc :

ƒ Về cơ bản, trước tiên Việt Nam phải thực hiện chương trình cắt giảm nhanh đối với 8 chương đầu của Biểu thuế gồm rau quả, thực phẩm tươi sống với thuế suất bình quân là 30% xuống còn từ 0 - 5% từ năm 2004 - 2007.

ƒ Đối với các nhóm mặt hàng công nghiệp khác Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế trong vòng 10 năm từ năm 2005 cho đến năm 2015 đểđạt được mức thuế từ 0-5% nhưng chưa thỏa thuận được mô hình cắt giảm cụ thể. Do vậy, tác động giảm thu của nhóm mặt hàng này chưa được tính đến.

Đối với Ấn Độ, hiện nay ASEAN đang đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ. Theo đó, Việt Nam sẽ thực hiện nghĩa vụ tự do hóa trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ.

2.2.1.4- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần :

Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập với hơn 40 nước trên thế giới. Mục đích ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc đánh thuế trùng bằng cách: Miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc khấu trừ số thuế mà đối tượng cư trú Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế

phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định còn tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước ký kết trong công tác quản lý thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuếđối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản. Phạm vi áp dụng Hiệp định: Hiệp định chỉ áp dụng đối với các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của nước ký kết. Các loại thuế áp dụng : Thuế TNCN, thuế TNDN. Thủ tục áp dụng Hiệp định do cơ quan Tổng cục Thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố giải quyết .

2.2.1.5- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) :

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canbêra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôxtrâylia.

Chín nguyên tắc tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại - đầu tư của APEC : Toàn diện ; Nhất quán với WTO ; Cùng thực hiện ; Thực hiện đồng thời trong quá trình liên tục với biểu thời gian khác nhau ; Giữ nguyên hiện trạng ; Linh hoạt ; Không phân biệt đối xử.

APEC đòi hỏi phải cắt giảm mạnh thuế quan và công khai các chế độ thuế quan của các nước thành viên, tiến tới xóa bỏ những biện pháp hạn chế phi thuế quan chính đáng đối với xuất nhập khẩu. Các nước phải làm rõ chính sách thuế quan, các biện pháp phi thuế quan cũng như phải liên tục thực hiện cắt giảm thuế quan và phi thuế quan theo những thời hạn quy định cho các nước thành viên nước phát triển là năm 2010, các thành viên các nước đang phát triển là năm 2020. Về cơ bản đến thời điểm đó, thuế nhập khẩu giữa các quốc gia là 0%.

Việt Nam gia nhập APEC năm 1998. Tuy là một nền kinh tếđang phát triển trong giai đoạn chuyển đổi, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động của APEC.

2.2.1.6 - Tiến trình gia nhập WTO :

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập tại Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994) và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.

Những chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO : a-

a.1- Những chức năng của WTO :

- Quản lý các Hiệp định thương mại thuộc hệ thống thương mại WTO, - Là diễn đàn đàm phán thương mại,

- Giải quyết các tranh chấp thương mại,

- Giám sát các chính sách thương mại của quốc gia thành viên,

- Hỗ trợ các nước đang phát triển về chính sách thương mại, thông qua các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện,

- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.

a.2- Những nguyên tắc hoạt động của WTO :

- Không phân biệt đối xử.

ương mại phải ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán - Th

- Dễ dựđoán.

- Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.

- Dành cho các thành viên đang phát triển một sốưu đãi.

b- Tiến trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam :

Năm 1995 Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. Tháng 8-1996, Việt Nam cung cấp cho WTO Bị vong lục về chếđộ ngoại thương của Việt Nam. Tháng 7-1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại. Tháng 12-1998 họp đa phương lần thứ hai, tháng 7- 1999 họp đa phương lần thứ ba và tháng 11-2000 họp phiên đa phương lần thứ bốn. Bốn phiên này tập trung vào trả lời các câu hỏi của các thành viên Ban công tác về minh bạch hóa chính sách kinh tế thương mại. Kết thúc phiên họp, Ban công tác của

WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi cung cấp bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ, chúng ta đã tiến hành phiên đa phương thứ năm (4-2002), là phiên đầu tiên đàm phán mở cửa thị trường. Tháng 5 vừa qua, chúng ta đã tiến hành phiên thứ 6 đàm phán về mở cửa thị trường. Cùng với đàm phán đa phương chúng ta đã tiến hành đàm phán song phương với hơn mười nước và vùng lãnh thổ thành viên của WTO. Cuộc đàm phán của chúng ta đang diễn ra trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi phức tạp và khó lường. 16 thành viên mới gia nhập cam kết mức thuế trung bình rất thấp hầu hết là dưới 20%. Vòng Doha mới đã được phát động và theo lịch trình sẽ kết thúc vào năm 2005. Đây là sức ép rất lớn đối với Việt Nam, trong khi nền kinh tế của chúng ta vẫn trong tình trạng kém phát triển, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số, sức cạnh tranh yếu.

Cho đến nay, Việt Nam đã tiến hành được 9 phiên đàm phán đa phương chính thức để : thảo luận các nội dung thuộc về nguyên tắc chung của WTO đối với trường hợp cụ thể của Việt Nam. Ngày 15/9, tại Geneva, phái đoàn đàm phán Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự dẫn đầu tiếp tục phiên đàm phán chính thức đa phương lần thứ 10 để Việt Nam gia nhập WTO. Đoàn Việt Nam đã thông báo kết quảđã kết thúc đàm phán song phương với 21 đối tác và đã đề nghị các đối tác còn lại như Hoa Kỳ, Ô-xtrây-li-a, Niu Dilân, Mê-hi-cô linh hoạt sớm kết thúc đàm phán song phương với Việt Nam.

Ban công tác về cho biết, nếu Việt Nam có thể kết thúc đàm phán song phương với tất cả các đối tác trước phiên đàm phán đa phương lần thứ 10 sắp tới thì Việt Nam hoàn toàn có thể tuyên bố gia nhập WTO tại Hội nghị Bộ trưởng WTO sẽđược tổ chức vào cuối năm nay tại Hồng Kông.

c- Dự kiến lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO :

Hiện nay ta mới bắt đầu đàm phán song phương về cắt giảm thuế quan và thuế suất bình quân thuế nhập khẩu tại bản chào là 18,7% trong khi đó thuế suất hiện hành

là 19,96%. Tuy nhiên, các nước đều phản ứng về giá của ta còn cao, do đó dự kiến mức thuế suất bình quân khi gia nhập WTO là 10% tại thời điểm 2005.

Trong cam kết cắt giảm thuế quan, Việt Nam sẽ phải áp dụng trị giá GATT đối với hàng nhập khẩu và phải xóa bỏ các chính sách ưu đãi về thuế dành cho nội địa hóa,

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 45)