Những nguyên tắc cần phải tuân thủ trong việc hoàn thiện

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

h ội nập kin tế quốc tế

3.2.2- Những nguyên tắc cần phải tuân thủ trong việc hoàn thiện

theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế : 3.2.2.1- Tính khả thi :

Cơ cấu hệ thống thuế không nên quá phức tạp, quá cao, mà cần phù hợp với khả năng đóng góp của các cơ sở kinh doanh, của các tầng lớp dân cư, phù hợp với trình độ quản lý và tổ chức bộ máy thuế. Thoạt đầu, một hệ thống thuế suất thấp, dễ phát sinh tâm lý lo ngại về số thu của Ngân sách Nhà nước sẽ bị giảm. Nhưng trên thực tế, nếu hệ thống thuế suất hợp tình, hợp lý, mang tính thuyết phục, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các tầng lớp dân cư. Đối tượng nộp thuế thấy được mức đóng góp hợp

lý sẽ tự nguyện, tự giác khai báo nộp thuế tốt hơn, thêm vào đó, diện chịu thuế được mở rộng, đối tượng miễn, giảm thuế bị thu hẹp, cơ quan thuế có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà vẫn thu được lòng dân.

3.2.2.2- Tính đơn giản, rõ ràng :

Để việc hiểu và thực hiện các Luật thuế được thống nhất giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, mỗi sắc thuế phải có những quy định thật rõ ràng, đầy đủ, cụ thể vềđối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, phương pháp thu, nghĩa vụ khai báo nộp thuế, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế, của cơ sở kinh doanh.Từ đó sẽ khắc phục được cách hiểu thế nào cũng được, làm thế nào cũng đúng, dễ phát sinh tùy tiện. Cơ sở kinh doanh có thể thực hiện 4 tự : tự kiểm tra, tự tính thuế, tự kê khai, tự nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ cần quản lý, kiểm tra kết quả ghi chép sổ sách, tính thuế của cơ sở kinh doanh và xử lý khi có vi phạm và giúp cho việc máy tính hóa được dễ dàng.

3.2.2.3- Tính trung lập :

Hệ thống thuế phải được thiết kế sao cho sự can thiệp của Nhà nước vào cơ chế giá hoạt động tự do là tối thiểu và như thế, nó sẽ trung lập đối với kết quả được thị trường xác định. Tính trung lập của thuế còn được biểu hiện trong việc chính sách thuế phải đơn giản để tránh việc làm méo mó chính sách trong mọi hoàn cảnh khác nhau, làm cho việc bình đẳng trong nghĩa vụ về thuế.

3.2.2.4- Tính hiệu quả toàn diện :

Ba mục tiêu cơ bản của thuế là động viên nguồn thu cho Ngân Sách Nhà Nước, kích thích tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Trong xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện cần phải đảm bảo sự hài hòa giữa các mục tiêu nêu trên. Không thể chỉ nhằm vào mục tiêu tăng thu cho Ngân sách Nhà nước mà gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, càng không thể chỉ nhìn vào tăng trưởng kinh tế, quan tâm đến mục tiêu “dân giàu” nhưng lại để thuế bị thất thu nghiêm trọng, không

bảo đảm xây dựng được nền tài chính quốc gia lành mạnh từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.

3.2.2.5- Tính pháp lý và tính không thể thỏa thuận về nghĩa vụ thuế :

Theo Hiến pháp, thuế phải được Quốc hội xem xét, thông qua, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung thành Luật, có như vậy, thuế mới bảo đảm tính pháp lý cao, mang tính nghĩa vụ bắt buộc.

3.2.2.6- Tính linh hoạt tương đối :

Một hệ thống thuế tốt là một hệ thống phải có tính ổn định về mặt pháp lý nhưng lại chứa đựng những nội dung mang tính linh hoạt tương đối về mặt kỹ thuật.

3.2.2.7- Tính thông lệ và cạnh tranh quốc tế :

Tính thông lệ quốc tế của một hệ thống thuế là đặc tính thể hiện sự tương đồng về kết cấu và những nội dung cơ bản của hệ thống thuế một nước so với hệ thống thuế của các nước khác trên thế giới.

Tính cạnh tranh quốc tế của hệ thống thuếđược biểu hiện bởi lợi thế so sánh (xét trên góc độ thuế) của một nước đối với các lực lượng đầu tư quốc tế (vốn, lao động, kỹ thuật, tri thức…) so với các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)