0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Về nội dung các sắc thuế

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 -101 )

h ội nập kin tế quốc tế

3.3.2- Về nội dung các sắc thuế

* Điều chỉnh các đối tượng chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng :

- Thuế GTGT có đặc điểm là mang tính lũy thoái, dẫn đến việc áp dụng các trường hợp không chịu thuế GTGT là điều không tránh khỏi nhằm hạn chế tính lũy thoái của nó. Đây là điều được xem là hợp lý. Tuy nhiên, đối với các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, thật ra cũng không tránh khỏi tác động của thuế GTGT hoàn toàn vì giá trị của chúng không được phép khấu trừ khi tính thuế GTGT, từđó tạo ra sự chồng chéo và các biến động không dự kiến được về thuế suất đối với thuế GTGT vốn được thiết kế nhằm khắc phục tình trạng đánh chồng thuế. Điều này cho thấy rằng việc mở rộng quá mức hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT có thể tạo ra những lệch lạc quan trọng.

Ở Việt Nam, theo Luật thuế GTGT đã ban hành và ngay cả Luật đã sửa đổi, bổ sung vừa mới ban hành vẫn còn quy định đối tượng không chịu thuế vẫn còn quá rộng. Do đó trong thời gian tới, cần điều chỉnh như sau :

- Vẫn tiếp tục áp dụng không chịu thuế GTGT đối với các loại hình dịch vụ tài chính như : tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán...nhằm khuyến khích sự phát triển của thị trường tài chính và đảm bảo phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới. Loại bỏ các loại hình dịch vụ bảo hiểm khỏi diện không chịu thuế GTGT.

- Các loại hàng hóa, dịch vụ khác như dịch vụ y tế công cộng, hoạt động dạy học, dạy nghề ; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi ; hoạt động văn hóa ; xuất bản báo chí ; phát thanh ; truyền hình ; dịch vụ quốc phòng an ninh ; dịch vụ công ích ; chuyển quyền sử dụng nhà đất ; nhà của Nhà nước bán cho người tiêu dùng ...hiện vẫn chưa có tên trong danh

sách chịu thuế GTGT là chưa thật sự công bằng đối với tất cả các hàng hóa, nên sắp tới cần phải tiến hành đưa vào danh mục chịu thuế GTGT, tạo sự công bằng và hợp lý.

* Về thuế suất : Thuế suất là linh hồn của thuế, cho nên việc quy định mức thuế suất hợp lý sẽ có tác động tích cực về nhiều mặt như kích thích sản xuất phát triển, tăng thu Ngân sách và ngược lại dẫn đến sự thất bại nặng nề của một chính sách thuế. Ở nước ta, chếđộđa thuế suất đang làm méo mó phần nào tác dụng của thuế GTGT, dẫn đến làm hạn chế tác dụng điều tiết vĩ mô của cả hệ thống chính sách thuế đối với nền kinh tế. Thời gian tới, kiến nghị nên thay đổi như sau : Ngoài mức thuế suất 0% đang áp dụng, nên thống nhất áp dụng một mức thuế suất là 10% cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Như thế, sẽ phù hợp với đặc tính của thuế GTGT là một loại thuế thực, là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế, hơn nữa sẽ đảm bảo được sự công bằng giữa các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tính đơn giản như thế của thuế suất rất phù hợp với điều kiện nước ta vốn chưa có nhiều kinh nghiệm về thuế GTGT và xu hướng chung của các nước trên thế giới, phù hợp với đặc điểm của thuế GTGT là loại thuếđánh vào tiêu dùng.

* Về phương pháp tính thuế :

- Hiện nay chính sách thuế GTGT ở nước ta đang áp dụng hai phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp là rất phù hợp với điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Nhưng trên thực tế, khi triển khai thực hiện Luật thuế GTGT cho thấy sự tồn tại của hai phương pháp tính thuế như thế là bất cập, không hợp lý. Bởi vì :

+ Sẽ tạo ra sự không bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh. + Phần lớn các đối tượng tính thuế GTGT trực tiếp khi xác định thuế GTGT phải nộp đều dựa trên doanh thu tính thuếấn định sau đó nhân với tỷ lệ GTGT trên do Cục thuế quy định. Điều này không khác gì so với thuế doanh thu trước đây.

+ Tạo khe hở cho sự xuất hiện cơ chế chuyển giao hàng hóa, dịch vụ giữa các đối tượng nộp thuế theo hai phương pháp trên thông qua hình thức hợp thức hóa bằng các hóa đơn, chứng từ giả.

Do đó, kiến nghị như sau : nên bỏ hai dạng trung gian là nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và nộp thuế trực tiếp trên doanh thu. Thống nhất là phạm vi áp dụng thuế GTGT chỉ bao gồm đối tượng đủ điều kiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ, có đủ sổ sách, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định (bao gồm các loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh và hộ cá thểđủ điều kiện), từ đó chỉ áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT - phương pháp khấu trừ thuế, không còn qui định miễn thuếđối với hộ có thu nhập thấp. Tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể không đủ điều kiện áp dụng thuế GTGT sẽ chuyển sang áp dụng thuế cốđịnh (hay thuế khoán).

* Về hoàn thuế :

- Nên thu hẹp đối tượng hoàn thuế, chỉ nên áp dụng cơ chế này cho các đối tượng là các cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% ; cơ sở có đầu tư tài sản cốđịnh phục vụ sản xuất kinh doanh phát sinh số thuếđầu vào của tài sản lớn.

- Cần phải quy định rõ hơn về việc hoàn thuếđể quản lý chặt chẽ hơn và hạn chế tình trạng gian lận để hoàn thuế GTGT nhiều như hiện nay, làm thất thu Ngân sách Nhà nước hàng chục tỷđồng.

- Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi hoàn thuế nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp sai phạm, giảm thiểu thiệt hại do gian lận hoàn thuế gây ra.

* Về kê khai nộp thuế : Mở rộng việc kê khai nộp thuế tập trung trên nguyên tắc kê khai đúng, đủ, nộp kịp thời. Số thuế phải nộp, doanh nghiệp có thể nộp tập trung hoặc cho tính phân bổ theo doanh thu để chuyển nộp về các địa phương nơi có chi nhánh kinh doanh bán hàng tránh biến động nguồn thu Ngân sách địa phương. Qui định này thuộc thẩm quyền của Bộ tài chính nhưng cần thực hiện trong điều kiện Luật Ngân sách phải sửa đổi quy định vềđiều tiết Ngân sách cho các địa phương.

* Vềđổi mới công tác quản lý thu thuế GTGT :

- Cải tiến quy trình thu - khấu trừ - hoàn thuế và hệ thống hóa đơn chứng từ để ngăn chặn tình trạng móc nối tiêu cực giữa cán bộ ngành thuế, hải quan với doanh nghiệp.

- Cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn, chứng từ thuế GTGT đầu vào, đầu ra để hạn chế tình trạng trốn lậu thuế, gian lận trong hoàn thuế GTGT, gây tổn hại cho Ngân sách Nhà nước như trong thời gian qua. Cụ thể :

+ Có thể xây dựng hệ thống mạng quản lý hóa đơn, nối kết 64 tỉnh thành trong cả nước thông qua máy chủđặt tại Tổng cục thuế và mỗi Cục thuế là một mạng quản lý nhỏ kết nối với các Chi cục thuế. Như thế, sẽ không còn hiện tương xuất hóa đơn mà không kê khai hay xuất khống hóa đơn. Hơn nữa, hiện tương xuất hóa đơn qua nhiều địa phương khác nhau cũng không còn.

+ Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, sẽ vừa thuận tiện cho doanh nghiệp, vừa giảm được những tiêu cực như tình trạng mua bán hóa đơn, in hóa đơn giả...

+ Khuyến khích mọi người dân có thói quen mua hàng phải lấy hóa đơn bằng nhiều hình thức như : Xổ số hóa đơn ; Giảm thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao khi cá nhân mua hàng tiêu dùng đến một giá trị nhất định nào đó ; Giảm thuế GTGT cho người mua hàng khi lấy hóa đơn ; Tuyên truyền, giáo dục cho người dân biết về thuế, quyền lợi và nghĩa vụ của việc nộp thuế, lợi ích của việc lấy hóa đơn khi mua hàng.

- Tất cả các doanh nghiệp phải mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng, điều này sẽ giúp cho việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn nhằm ngăn chặn các hành vi gian dối, lừa đảo, qua mặt cơ quan pháp luật.

3.3.2.2- Thuế tiêu thụđặc biệt :

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu thu vào một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết thu nhập và hạn chế hướng dẫn tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế; Góp phần bảo đảm ổn định nguồn thu khi cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Hướng hoàn thiện là: mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB, điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB cho phù hợp với mục tiêu điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng. Tiến tới xóa bỏ miễn, giảm thuế TTĐB để đảm bảo công bằng bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Cụ thể :

- Mở rộng đối tượng chịu thuế TTĐB : Thuế TTĐB đã được sửa đổi mở rộng diện chịu thuế từ đầu năm 1999. Tuy nhiên, so với đa số các nước đang phát triển và các nước trong khu vực ASEAN thì diện chịu thuế TTĐB hiện nay ở nước ta còn hạn hẹp. Hơn nữa, đặt trong điều kiện thuế GTGT sẽ được sửa đổi theo hướng thu hẹp các mức thuế suất, nếu thuế TTĐB không mở rộng diện chịu thuế sẽ làm cho hệ thống thuế gián thu ngày càng lũy thoái ở cấp độ cao hơn. Điều đó sẽ vi phạm nguyên tắc công bằng và không thực hiện được mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng. Vì vậy, cần thiết phải đưa một số hàng hóa, dịch vụ khác vào diện chịu thuế TTĐB như : mỹ phẩm, nước hoa, vàng bạc đá quý, dịch vụ khách sạn, xe máy...Đây là một cách bù thu hiệu quả trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO - khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm đáng kể.

- Về giá tính thuế : Sửa đổi quy định về giá tính thuế thuế TTĐB đối với các sản phẩm có cồn được sản xuất trong nước. Việc tính thuế TTĐB đối với các sản phẩm có cồn được sản xuất trong nước phải dựa trên tổng giá cả mà không loại trừ giá trị vật chất chứa đựng để đảm bảo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của WTO. Trường hợp muốn giảm gánh nặng thuế TTĐB đối với các sản phẩm này, giải pháp tiên tiến hơn và có hiệu quả hơn là giảm thuế suất thuế TTĐB.

- Về thuế suất : Cần điều chỉnh thuế suất các mặt hàng cho phù hợp hơn và đồng bộ với các Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, GTGT cũng như phù hợp với thông lệ quốc

tế. Hướng sửa đổi là áp dụng một thuế suất thống nhất cho một nhóm sản phẩm, không phân biệt thuế suất theo tính chất, nguồn nguyên liệu hình thành, hình thức sản phẩm để hạn chế tối đa các trường hợp lợi dụng lách thuế giữa các mức thuế suất của cùng một loại sản phẩm, gây mất công bằng giữa các đối tượng nộp thuế và tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, việc không phân biệt theo nguồn nguyên liệu (nội địa hay nhập khẩu) còn tạo điều kiện để chính sách thuế TTĐB phù hợp với thông lệ quốc tế. Mức thuế suất thuế TTĐB đối với một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn cần được điều chỉnh thuế suất theo sát với sự điều chỉnh thuế suất của thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện nguyên tắc “sân sau”. Theo đó, thuế suất thuế TTĐB phải được điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào điều chỉnh giảm hoặc tăng của thuế suất thuế nhập khẩu theo một hệ số tương quan phù hợp với từng ngành hoặc loại hàng hóa nhất định.

- Nghiên cứu áp dụng định mức thuế theo định hướng tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm chịu thuế để đơn giản về cách tính mức thuế phải nộp đối với một số mặt hàng trong điều kiện giá cả không có sự biến động lớn.

- Nâng mức thuế suất thuế TTĐB đối với các sản phẩm xăng. Trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO, khi mà nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm, việc nâng mức thuế suất thuế TTĐB đối với các sản phẩm dầu mỏ, đặc biệt là xăng không chỉ là biện pháp bù thu hiệu quả mà còn là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ mục tiêu.

- Xóa bỏ sự phân biệt mức thuế suất thuế TTĐB đối với sản phẩm bia tươi và bia hơi đểđảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của chính sách thuế theo quy định của WTO.

- Loại bỏ các trường hợp miễn, giảm thuế TTĐB không đúng với tính chất của thuế gián thu và không phù hợp với các quy định quốc tế như : các trường hợp miễn, giảm thuếđối với cơ sở sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước...Việc miễn, giảm thuế (nếu có) nên được quy định theo thông lệ, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm tính trên số thuế phải nộp mà không nên phức tạp hóa một cách không cần thiết bằng cách quy định giảm thuế suất như Luật thuế hiện hành.

3.3.2.3- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :

Định hướng sửa đổi trong giai đoạn sắp tới :

- Tiếp tục thực hiện theo CEPT/AFTA để năm 2010 có 80% dòng thuế có thuế suất 0%.

- Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế khác đã ký kết.

- Thu gọn mức thuế nhập khẩu xuống khoảng 6 mức, trong đó: các mức thuế suất thấp (0-10%) áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế ; Các mức thuế suất cao (15-30%) áp dụng cho những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế nhập khẩu liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị - xã hội đất nước...;

- Xóa bỏ hoàn toàn việc miễn, giảm thuế nhập khẩu.

3.3.2.4- Thuế thu nhập doanh nghiệp :

- Về đối tượng nộp thuế TNDN : Cần thống nhất nguyên tắc “cư trú”, “nguồn thu nhập” và “cơ sở thường trú” để thích ứng với thương mại điện tử và tự do di chuyển vốn, lao động. Bên cạnh đó, cần có những quy định thật rõ ràng về các tiêu thức xác định thân phận cư trú của các công ty phù hợp với những điều kiện quốc tế và hội nhập kinh tế hiện nay.

Đối tượng nộp thuế bao gồm thể nhân và pháp nhân kinh doanh. Nên chuyển đối tượng là cá nhân kinh doanh sang đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân. Để phù hợp với Bộ luật dân sự, cần phân biệt rõ đối tượng nộp thuế là cá nhân hay pháp nhân, hơn nữa, nên đổi tên thuế TNDN thành thuế thu nhập công ty cho tương đồng, với các nước trên thế giới, đúng tính chất của sắc thuế chỉ áp dụng với các công ty có tư cách pháp nhân.

- Về căn cứ tính thuế : Theo đà phát triển kinh tếđất nước, sự hoạt động mạnh mẽ của thị trường chứng khoán và sự hình thành ngày càng nhiều các công ty cổ phần, thì các khoản thu nhập từ đầu tư trong xã hội ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới, Luật thuế TNDN phải được bổ sung các quy định về các khoản thu nhập từ lợi tức

cổ phần, thu nhập môi giói chứng khoán, lãi tiền vay, thu nhập phát sinh từ các giao dịch tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh để áp dụng chếđộ thu thuế phân biệt đối với các khoản thu nhập này.

- Về thuế suất : Áp dụng mức thuế suất phổ thông là 25% và mức thuế suất ưu đãi là 20%, 15%, 10% không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là phù hợp với mục tiêu khuyến khích đầu tư, đổi mới công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vềđiều kiện ưu

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 101 -101 )

×