Nội dung cơ bản của hệ thống thuế Việt Nam trong tiến trình

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 67)

tế quốc tế :

Trải qua những lần cải cách, sửa đổi, bổ sung, hệ thống thuế hiện hành Việt Nam gồm các loại thuế, phí và lệ phí như sau :

- Luật thuế giá trị gia tăng. - Luật thuế tiêu thụđặc biệt.

- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.

- Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. - Pháp lệnh thuế nhà đất.

- Pháp lệnh thuế tài nguyên.

Sau đây chúng ta sẽđi vào xem xét nội dung cụ thể của một số sắc thuếđể thấy rõ bản chất của nó và từđó có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống thuế hiện hành. Để qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở nước ta.

2.3.2.1- THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG :

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của giá trị hàng hóa và dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu tính trên giá bán chưa có thuế GTGT. Người sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm thu và nộp hộ người tiêu dùng. Người tiêu dùng mua sản phẩm với giá đã có thuế GTGT, vì vậy người tiêu dùng mới là người chịu khoản thuế này.

Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 (tháng 04/1997) thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu. Thuế GTGTcó ưu điểm hơn thuế doanh thu là không thu trùng lắp cho nên nó đã góp phần khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa để nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm, khuyến khích phát triển và mở rộng sản xuất, giao lưu hàng hóa. Góp phần khuyến khích đầu tư và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thời gian do sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, thuế GTGT, bên cạnh những ưu điểm vốn có, cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Nên Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của thuế GTGT với, duy trì chỉ còn ba mức thuế suất 0%, 5% và 10%.

Mới đây, ngày 24/8/2005, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo của Ban Soạn thảo và báo cáo của Ủy Ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khóa XI xung quanh dự thảo Luật Thuế GTGT, sửa đổi những nội dung trực tiếp đáp ứng yêu cầu Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành vào 01/01/2006.

2.3.2.2- THUẾ TIÊU THỤĐẶC BIỆT :

Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo danh mục Nhà nước quy định. Thuếđược gộp vào giá bán và do người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua hàng hóa, dịch vụ nhưng được thu qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Các mặt hàng chỉ chịu thuế TTĐB một lần ở khâu sản xuất, kinh doanh dịch vụ và ở khâu nhập khẩu.

Thuế TTĐB có đặc điểm là thuế suất cao, đặc điểm này thể hiện quan điểm của Nhà nước thông qua thuế TTĐB, để điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ này theo định hướng của Nhà nước. Xét ở khía cạnh phân phối thu nhập, đối tượng tiêu dùng phần lớn các loại hàng hóa, dịch vụđặc biệt này là những người có thu nhập cao. Vì vậy thuế TTĐB cần xây dựng mức động viên nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.

Cùng với Thuế GTGT, Thuế TTĐB vừa được sửa đổi, bổ sung vào năm 2003 và thực hiện từ đầu năm 2004. Ngày 24/8/2005, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thảo luận báo cáo của Ban Soạn thảo và báo cáo của Ủy Ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khoá XI xung quanh dự thảo Luật Thuế TTĐB, sửa đổi những nội dung trực tiếp đáp ứng yêu cầu Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành vào 01/01/2006. Và năm 2008, sẽ hoàn thiện chính sách thuế TTĐB.

Theo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TTĐB, từ ngày 1/1/2006, thuế TTĐB đối với ôtô sản xuất trong nước và xuất khẩu sẽ có mức thuế suất chung là 50% đối với ôtô dưới 5 chỗ ngồi, từ 6 đến 15 chỗ ngồi là 30% và 15% đối với loại xe từ 16 đến 24 chỗ ngồi. Mức thuế suất này sẽ tương đương với thuế suất của Thái Lan, Philipines và thấp hơn Malaysia khoảng 35 - 50%. Đối với mặt hàng thuốc lá, Bộ Tài chính đang đề nghị năm 2006 - 2007 sẽ có thuế TTĐB là 55% và từ năm 2008 có thể nâng lên 65%. Mức thuế suất này cơ bản tương đồng với các nước trong khu vực, nếu nâng cao hơn nữa sẽ rất khó hạn chế được buôn lậu trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu hơn. Riêng mặt hàng bia hơi, hiện Bộ Tài chính vẫn cân nhắc 2

phương án là năm 2006 - 2007 bia tươi và bia hơi sẽ có mức thuế suất là 40% và từ năm 2008 sẽ là 50% hoặc 30% cho các năm 2006 - 2007 từ 40% từ năm 2008. Với phương án 1, dự kiến số thu thuế từ bia tươi giảm khoảng 8 tỷđồng/năm, số thu từ bia hơi tăng khoảng 75 tỷ đồng trong 2 năm đầu và từ năm 2008, số thu sẽ tăng khoảng 120 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương án 2, Nhà nước sẽ giảm thu khoảng 215 tỷđồng/năm.

2.3.2.3- THUẾ XUẤT KHẨU - THUẾ NHẬP KHẨU :

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hàng hóa xuất, nhập khẩu là một vật cụ thể được mua bán, trao đổi, biếu tặng...từ nước ngoài vào Việt Nam và hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài hoặc từ khu chế xuất, doanh nghiệp khu chế xuất vào thị trường trong nước hoặc từ thị trường trong nước vào khu chế xuất, doanh nghiệp khu chế xuất.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành năm 1991, có hiệu lực thi hành từ năm 1992. Ngày 11/06/2005, Quốc hội nước ta đã biểu quyết thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006.

2.3.2.4- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP :

Thuế TNDN là loại thuế trực thu và được thu vào thu nhập từ các hoạt động kinh doanh và đầu tư của các pháp nhân và thể nhân được thực hiện trong nước cũng nhưở nước ngoài.

Luật thuế TNDN được ban hành vào đầu năm 1997 (số 03/1997/QH9), có hiệu lực thi hành vào đầu năm 1999. Đến năm 2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật thuế TNDN sửa đổi, bổ sung số 09/2003/QH11, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004.

2.3.2.5- THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO :

Là loại thuế trực thu thu vào thu nhập cao chính đáng của cá nhân. Đối tượng nộp thuế là các công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài,

các cá nhân khác định cư tại Việt Nam có thu nhập cao, người nước ngoài có thu nhập cao phát sinh ở Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội.

Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Quốc hội ban hành ngày 27/12/1990 và được triển khai áp dụng ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 4 năm 1991. Từ đó đến nay được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung vào các thời điểm : tháng 6/1994 ; tháng 6/1997 ; tháng 2/1999 ; tháng 7/2000 ; tháng 6/2001 và mới đây là Pháp lệnh số 14 ban hành ngày 24/3/2004.

2.3.2.6- THUẾ NHÀ ĐẤT :

- Thuếđất : Là loại thuếđánh vào việc sử dụng đất như : đất xây dựng công trình đểở và các công trình không sản xuất kinh doanh. Căn cứ tính thuếđất là diện tích (đất ở, đất xây dựng công trình), hạng đất trong thành phố, thị xã (trung tâm, cận trung tâm, ven đô) ; ở nông thôn (vùng trung du, đồng bằng, miền núi).

- Thuế nhà : Là loại thuếđánh vào nhà cửa, vật kiến trúc. Kết hợp với thuếđất, thuế nhà là bộ phận hợp thành thuế bất động sản.

Thuế phải nộp = Diện tích đất phải nộp x Thuế suất

Pháp lệnh thuế nhà đất ban hành ngày 19/06/1991, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1992. Theo quy định, thuế nhà đất được áp dụng đối với các loại nhà và đất ở, đất xây dựng công trình. Tuy vậy, nhằm khuyến khích việc xây dựng nhà ở, trong Pháp lệnh chỉ đơn thuần quy định các nguyên tắc về tính thuế đối với đất ở, đất xây dựng công trình, còn thuếđánh vào nhà thì chưa đề cập tới.

2.3.2.7- THUẾ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT :

Tổ chức, gia đình cá nhân có quyền sử dụng đất, khi chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất đai, đều phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Căn cứ để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất là diện tích đất chuyển quyền, giá đất và thuếđất chuyển quyền sử dụng đất.

2.3.2.8- THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP :

Là loại thuế áp dụng đối với các loại đất sản xuất nông nghiệp như : đất trồng trọt, đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản, đất trồng rừng, đất canh tác...

Thuế SDĐNN = Diện tích đất phải nộp thuế x Thuế suất

Luật thuế SDĐNN được ban hành ngày 29/06/1991. Năm 2003, Quốc hội đã có Nghị quyết miễn thuế SDĐNN đối với diện tích dưới mức hạn điền cho đến năm 2010.

2.3.2.9- THUẾ TÀI NGUYÊN :

Là loại thuế thu vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc định giá tính thuế tài nguyên là giá bán của người khai thác.

Thuế tài nguyên = (Sản lượng khai thác x Giá tính thuếđơn vị tài nguyên) x Thuế suất – Số tài nguyên được miễn giảm (nếu có)

2.3.2.10- Thuế môn bài :

Là loại thuếđánh vào khai trương nghề nghiệp đối với các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế môn bài mang tính chất như một khoản lệ phí, nhằm phục vụ cho công việc quản lý kiểm soát của Nhà nước đối với mọi hoạt động của các cơ sở kinh doanh.

2.3.2.11- Phí và lệ phí :

Phí là một khoản thu do Nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí của Ngân sách Nhà nước do đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệp, hoạt động công cộng hoặc lợi ích công cộng theo yêu cầu, không mang tính kinh doanh.

Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định đối với tổ chức, cá nhân để Nhà nước phục vụ quản lý hành chính Nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của Pháp luật.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)