a) Nội dung của cải cách thuế bước I :
Năm 1990, Quốc hội đã ban hành một loạt các sắc thuế mới như thuế doanh thu, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế lợi tức, thuế tài nguyên, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Năm 1991, Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới. Năm 1992 ban hành Pháp lệnh thuế nhà, đất.
Năm 1993 ban hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế lợi tức, Luật thuế tiêu thụđặc biệt.
Năm 1994, ban hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
b) Kết quả của cải cách thuế bước I :
Cải cách thuế bước I thật sự là một quá trình cải cách thuế toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, sâu sắc và căn bản đảm bảo vai trò thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong đợt cải cách thuế đầu tiên này, Nhà nước đã thông qua hệ thống 9 sắc thuế bao quát hầu hết các nguồn thu, áp dụng thống nhất trong mọi thành phần kinh tế cả trong và ngoài quốc
doanh. Có thể nói, đặc trưng cơ bản của cải cách thuế bước I này là đã chuyển từ một cơ chế không phải là thuế sang cơ chế thuế là chủ yếu, trong điều kiện chưa có ngay một cơ chế thị trường như mong đợi. Đặc trưng đó được thể hiện trước hết ở trong nội dung của hệ thống chính sách thuế vẫn còn phải kế thừa những quy định trước đây về mức động viên, về cơ cấu các thuế suất, về các tính thuế. Chẳng hạn như Thuế doanh thu, lúc đầu có 30 thuế suất từ 0,5% đến 40% đến tháng 7/1993 thì điều chỉnh xuống còn 17 thuế suất, đến năm 1995 thì điều chỉnh xuống còn 11 thuế suất. Thuế lợi tức vẫn còn phân biệt theo ngành nghề kinh doanh, thuế suất đối với công nghiệp nặng, vận tải, xây dựng là 30%, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm là 40%, thương nghiệp, dịch vụ là 50% (đến tháng 7/1993 thì điều chỉnh xuống còn 25%, 35%, 45%). Nhưng có hai điểm khác trước là hệ thống chính sách thuế được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế và biện pháp thu mang tính pháp luật, cưỡng chế của thuế nhiều hơn. Chính điều này làm cho công cụ thuế có hiệu lực và hiệu quả hơn trong việc thực hiện chức năng của mình, vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển và chuyển dần sang cơ chế thị trường, vừa bảo đảm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước. Cùng với việc ban hành hệ thống chính sách thuế, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành thuế cũng được củng cố lại. Từ ba hệ thống tổ chức thu là : Hệ thống thu quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp, hệ thống thuế công thương nghiệp, hệ thống thuế nông nghiệp đã được thống nhất lại, từ năm 1990 thành một hệ thống thuế Nhà nước, tổ chức theo hệ thống dọc, từ Trung ương đến quận, huyện và xã, phường, bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống chính sách thuế mới.
Cụ thể cải cách thuế bước I đã đạt được những kết quả đáng kể sau : Đã từng bước chủđộng được nguồn thu cho Ngân sách và theo đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sau đây là kết quả thu được chỉ sau 5 năm thực hiện cải cách thuế (1991 – 1995) :
Bảng 1 : Kết quả sau 5 năm (1991-1995) thực hiện cải cách thuế bước I Năm Số thu thuế (Tỷđồng) % thuế trong tổng thu NSNN % tăng thuế thu NSNN % tăng GDP % thuế trên GDP Lạm phát 1991 9.844 95 169,6 6,0 12,8 67,59 1992 18.516 88 188,1 8,6 16,8 17,6 1993 29.233 90 157,9 8,1 21,4 5,28 1994 37.206 89 127,3 8,8 21,3 14,29 1995 53.374 94 134,9 9,5 21,9 12,91 Nguồn : Tổng hợp từ số liệu Bộ tài chính
Qua số liệu trên, cho thấy rằng qua quá trình cải cách thuế bước đầu đã đạt được những thắng lợi hết sức to lớn, cụ thể là :
- Số thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, bù đắp kịp thời và có hiệu quả các nguồn cắt giảm chi viện từ bên ngoài trong những năm đầu thập kỷ 90.
- Tốc độ tăng thu luôn lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng kinh tế xã hội vẫn tiếp tục tăng trưởng và phát triển, lạm phát được kiểm soát đẩy lùi và có kết quả tốt hơn trước. Đời sống nhân dân có bước cải thiện rõ rệt. Xóa bỏ bao cấp trong giá và phân phối hàng hóa đã giành được thắng lợi một cách căn bản (bãi bỏ hẳn chếđộ tem phiếu trong phân phối hàng hóa).
- Số thu thuế năm 1995 bằng năm lần số thu thuế năm 1991 là một thành công hết sức lớn trong cải cách thuế bước I, là một sự thể nghiệm có kết quả việc áp dụng công cụ thuế góp phần thúc đẩy nền kinh tế chuyển dần sang kinh tế thị trường và từng bước phát triển. Số thu về thuế tăng như vậy còn là cơ sở đảm bảo cho các yêu cầu chi tiêu của Nhà nước, góp phần cơ bản vào việc ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội trong công cuộc đổi mới của đất nước.
- Tỷ trọng thuế và phí trong tổng thu Ngân sách Nhà nước ngày càng cao, trước năm 1990 trung bình là 73%, giai đoạn 1990 - 1991 bình quân trên 90%. Cơ cấu nguồn thu Ngân sách cũng có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng thuế gián thu, đây là biểu hiện vô cùng tích cực.
- Cải cách thuế bước I đã có những tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích đầu tư phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), trên cơ sở đánh giá kết quả công cuộc đổi mới đã đạt được đến năm 1995, Đảng ta đã quyết định đưa nền kinh tế đất nước bước sang một thời kỳ mới : đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những tiền đề kinh tế - xã hội đã đặt ra những yêu cầu khách quan phải tiến tới cải cách thuế bước II.
2.1.2.2- Cải cách thuế bước II (thời kỳ từ năm 1999 đến nay ) : a) Nội dung của cải cách thuế bước II :