Có chính sách cán bộ hợp lý nhằm đề ra những tiêu chí đánh giá cán bộ, khuyến khích nâng cao năng lực tư duy lý luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 82 - 96)

khuyến khích nâng cao năng lực tư duy lý luận

Đánh giá cán bộ là một nội dung có tính nguyên tắc, là vấn đề hết sức hệ trọng, tế nhị, nhạy cảm, phức tạp; là khâu mở đầu quyết định cho việc xem xét, quyết định đề bạt, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Đây là một công việc quan trọng, là động lực kích thích, động viên cán bộ phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành, hoàn thiện nhân cách, nâng cao phẩm chất cũng như trình độ năng lực về mọi mặt, trong đó có năng lực tư duy lý luận.

Ngay từ khi có Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII ngày 18/6/1997 về chiến lược cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị và các tỉnh Bắc Trung bộ nói chung đã có kế hoạch để các cấp, các ngành căn cứ vào các tiêu chí cụ thể để đánh giá đối với cán bộ. Việc thực hiện đánh giá cán bộ hàng năm bước đầu đã tiến hành khá tốt, công tác cán bộ đã thực hiện ngày càng có chất lượng, sát với yêu cầu, đúng quy trình và đi vào nền nếp, chính xác, khách quan, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đánh giá cán bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Thực trạng này đòi hỏi:

Một là, các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị cần quán triệt đầy đủ chủ trương, quan điểm, yêu cầu của Trung ương về đánh giá cán bộ; cần nhận thức thống nhất về vai trò, vị trí công tác đánh giá cán bộ, hiểu đúng, mềm dẻo, linh hoạt yêu cầu đánh giá cán bộ để tránh lúng túng, xem nhẹ yêu cầu, quy định trong đánh giá cán bộ, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cán bộ làm hạn chế trong công tác tham mưu cho cấp ủy trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ.

Hai là, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh cần thực hiện đầy đủ theo yêu cầu của Ban Tổ chức Trung ương, tránh đơn giản khi thực hiện quy trình, thủ tục. Tránh bệnh hình thức, tư tưởng “dĩ hòa vi quý”.

Ba là, phải công khai trao đổi kết quả đầy đủ và kết luận đánh giá cán bộ đối với cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Quản lý, sử dụng khoa học kết quả đánh giá cán bộ, gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ.

Bốn là, về phía Trung ương, cần sớm đề ra nội dung, cơ chế, quy trình về đánh giá cán bộ cho thật sát hợp, cụ thể, để thực hiện nhằm nâng tác dụng, hiệu quả so với hiện nay.

Tuy nhiên, đánh giá đúng cán bộ là vấn đề phức tạp. Đánh giá về công tác này trong những năm vừa qua, kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX chỉ rõ rằng quản lý và đánh giá cán bộ là khâu yếu nhất nhưng chậm khắc phục; quan điểm, phương pháp, tiêu chí đánh giá cán bộ chưa rõ ràng, nhất quán, chưa căn cứ trước hết vào kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Để đánh giá đúng năng lực của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, cần phải có những tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá mỗi loại cán bộ có khác nhau, và ngay trong từng loại cán bộ đó ở các cấp khác nhau, với công việc cụ thể khác nhau cũng khác nhau. Điều đó đòi hỏi phải bên cạnh những tiêu chí đánh giá cán bộ chung, cần có những tiêu chí mang tính đặc thù, cụ thể. Vì thế, Trung ương cần có một chính sách hợp lý khi đề cập đến vấn đề này. Một trong những nhiệm vụ cách mạng ở thời điểm hiện nay yêu cầu cán bộ từ cấp tỉnh trở lên phải có năng lực tư duy ở trình độ lý luận. Năng lực này thể hiện trong thực tế chủ yếu ở kết quả nhiệm vụ ở từng cán bộ.

Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, năng lực tư duy lý luận còn thể hiện ở mức độ đóng góp vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; vào Nghị quyết, chủ trương, quyết định những công tác chung trên địa bàn, lĩnh vực mà họ phụ trách … thông qua nghiên cứu thực tiễn, tổng kết thực tiễn của họ. Tuy tiêu chí này không phải là duy nhất, quan trọng nhất, nhưng lại là cái đang đòi hỏi bức thiết của thực tiễn phức tạp, đầy biến động. Đánh giá cán bộ, nhấn mạnh tiêu chuẩn năng lực tư duy lý luận, gắn tiêu chuẩn này với kết quả thực hiện nhiệm vụ, một mặt động viên được những cán bộ có năng lực tư duy lý luận tiếp tục phát huy; mặt khác, đòi hỏi các cán bộ chưa tương xứng với nhiệm vụ phải dày công học tập rèn luyện nâng cao trình độ tư duy trong thực tế nếu không muốn bị đào thải.

Ngoài ra, để thúc đẩy cán bộ nâng cao năng lực tư duy lý luận cần có những chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những người tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận. Biện pháp này sẽ làm cho cán bộ thêm phấn khởi, tăng thêm quyết tâm, tự giác rèn luyện, học tập đạt hiệu quả tốt hơn, hạn chế được tình trạng học để đối phó, học để lấy tấm bằng,… Đồng thời, cũng cần kiên quyết không đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ có tư duy cũ kỹ, lạc hậu, bảo thủ, không có ý chí phấn đấu rèn luyện nâng cao năng lực tư duy biện chứng, khoa học; có hình thức kỷ luật nghiêm đối với những cán bộ luôn tìm cách thoái thác, trì hoãn việc chấp hành quyết định cử đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị…

Như vậy, chú ý đến năng lực tư duy lý luận, gắn năng lực đó với kết quả thực hiện nhiệm vụ trong đánh giá cán bộ, đồng thời có chính sách khuyến khích hợp lý đối với những cán bộ tích cực trong học tập, rèn luyện và vận dụng tư duy lý luận trong thực hiện nhiệm vụ là một giải pháp cần thiết, có giá trị cao đối với việc thúc đẩy, kích thích cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng nâng cao năng lực tư duy lý luận.

Trên đây là những giải pháp chủ yếu nhằm tạo ra động lực kích thích và tạo điều kiện từng bước nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng hiện nay. Muốn thực hiện trên thực tế được chất lượng, hiệu quả, các giải pháp ấy phải được tiến hành đồng bộ và nhất quán. Tuy nhiên, việc giải quyết tốt những yêu cầu trên chỉ tạo ra những điều kiện khách quan, những tiền đề cần thiết cho việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Trên nền tảng đó, người cán bộ chủ chốt cần phát huy nhân tố chủ quan, cố gắng nỗ lực cá nhân. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, giáo dục, thì còn phải có được một cơ chế trên thực tế để hướng được tất cả mọi cán bộ lãnh đạo vào quỹ đạo học tập và rèn luyện, trong đó, tự học tập, tự rèn luyện là quan trọng nhất để nâng cao năng lực tư duy lý luận cho mình. Đồng thời phải không ngừng trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ này. Có như vậy thì chủ trương nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán

bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, mới không dừng lại trên lý thuyết sách vở, thực sự đi vào cuộc sống.

Kết luận

Từ khi xã hội loài người có sự phân chia lao động thành lao động trí óc và lao động tay chân thì tư duy, trí tuệ càng thể hiện vai trò và sức mạnh của mình trong việc trợ giúp con người vươn lên chinh phục tự nhiên, xã hội. Trong thời đại hiện nay – thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ – tư duy, trí tuệ trở thành tài sản vô giá, nguồn lực cơ bản cho sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Nếu trí tuệ được xem là kết quả của quá trình thu nhận tri thức thì tư duy chính là quá trình suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những tri thức đó để đề xuất những nhận thức mới hướng đến bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.

Năng lực tư duy lý luận được xem là một nhân tố không thể thiếu, có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là bộ phận cấu thành năng lực của người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vừa là động lực thúc đẩy năng lực lãnh đạo, quản lý nói chung phát triển. Đó chính là năng lực suy nghĩ thấu đáo đến bản chất của sự vật, hiện tượng; biết phân tích, tổng hợp và khái quát từ những hiện tượng sinh động, đa dạng của đời sống thực tiễn, từ kinh nghiệm muôn vẻ của hoạt động hàng ngày tích lũy và khái quát thành lý luận. Trong quá trình lãnh đạo, yêu cầu về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh còn thể hiện ở nhiều khía cạnh như: năng lực tư duy về con người, hiểu biết về con người để thu hút tập hợp họ, động viên, lôi cuốn họ để họ hoạt động tích cực, năng lực tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để có cơ sở hình thành các giải pháp cho việc giải quyết các vấn đề ở quá trình thực tiễn tiếp theo.

Năng lực tư duy lý luận là vũ khí sắc bén nhất trong hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Năng lực ấy được thể hiện ở khả năng nắm bắt được bản chất chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... trong quan hệ với nhiệm vụ của mình; ở khả năng nắm bắt vấn đề thực tiễn trên địa bàn mình phụ trách và ở khả năng đề ra phương hướng tối ưu để giải quyết vấn đề đó.

Như vậy, năng lực tư duy lý luận có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động lãnh đạo của cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nói riêng. Đối với thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay, vai trò của năng lực tư duy lý luận đối với cán bộ nói chung, đặc biệt là

đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng lại càng quan trọng do phải đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị nói riêng và Bắc Trung bộ nói chung đang đứng trước mâu thuẫn giữa thực trạng yếu kém, chưa ngang tầm về năng lực tư duy lý luận với những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao của thực tiễn đổi mới. Nguyên nhân yếu kém về năng lực của đội ngũ này bắt nguồn từ sự tác động tiêu cực của nhiều yếu tố. Xét về điều kiện khách quan có cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chính là yếu tố sinh học, nhu cầu lợi ích, sự cố gắng nổ lực của bản thân và hoạt động thực tiễn của chủ thể. Các yếu tố này có quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó, nhân tố chủ quan là yếu tố mang tính quyết định nhất đến sự hình thành và phát triển năng lực tư duy lý luận. Trong nhân tố chủ quan, hoạt động thực tiễn chính là cơ sở sâu xa và chủ yếu nhất của năng lực tư duy lý luận.

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới, người cán bộ chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ phải kịp thời khắc phục hạn chế, khiếm khuyết, nâng cao năng lực tư duy lý luận. Muốn làm được điều đó phải có biện pháp tác động đồng thời lên cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, trong đó, những giải pháp trực tiếp lên nhân tố chủ quan là quan trọng nhất. Đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó có những giải pháp mang tính cơ bản là: đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng giáo dục và hoạt động tự giáo dục của người cán bộ quản lý; tăng cường, nâng cao tính hiệu quả của công tác tổng kết thực tiễn; phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương để đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh phát huy được tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có chính sách cán bộ hợp lý nhằm đề ra những tiêu chí đánh giá, khuyến khích nâng cao năng lực tư duy lý luận…

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (1988), "Từ tư duy kinh nghiệm tới tư duy lý luận", Thông tin lý luận, (6).

3. Lê Thanh Bình (1986), “Xây dựng phong cách tư duy khoa học của người cán bộ đảng viên theo gương Bác Hồ vĩ đại”, Triết học, (13).

4. Vũ Đình Chuyên (2000), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 5. Cục Thống kê Quảng Trị (2009), Niên giám thống kê Quảng Trị, Nxb Thống kê, Hà

Nội.

6. Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo

chủ chốt các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

12. Tô Duy Hợp (1989), “Bàn về cơ sở triết học của đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay”,

13. Nguyễn Hoàng Hưng (2005), Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ chủ chốt người dân tộc thiểu số cấp tỉnh ở miền núi phía Bắc, luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Kiệt (2001), Thực trạng tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta hiện nay, Trong sách: "Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

16. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 17. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 9, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 18. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 19. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 20. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 21. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 22. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 23. V.I.Lênin (1984), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 24. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.

25. Nguyễn Văn Linh (1987), Đổi mới tư duy và phong cách, Nxb Sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)