Điều kiện kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 35 - 41)

Môi trường kinh tế – xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người. Sự phát triển về năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào môi trường kinh tế – xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động. Đó là toàn bộ những điều kiện, hoàn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình học tập, rèn luyện và công tác của mỗi người. C. Mác đã chỉ rõ, "con người là sản phẩm của hoàn cảnh", hoàn cảnh kinh tế – xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra con người thực tiễn như thế ấy. Bản thân tư duy cũng là sự phản ánh của tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử – xã hội. Cơ chế tập

trung quan liêu bao cấp một thời tồn tại ở nước ta đã góp phần hình thành thói lười suy nghĩ, tìm tòi, tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cơ chế quan liêu bao cấp, mệnh lệnh hành chính đã giới hạn suy nghĩ, hành động của con người vào những quan điểm lý luận bị chính trị hóa, vào những bậc thang đẳng cấp xã hội. Mọi suy nghĩ, hành động sáng tạo vượt ngoài khuôn mẫu đó bị coi là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ chế đó triệt tiêu dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, sáng tạo. Sống lâu trong cơ chế đó, người cán bộ chủ chốt trở nên thụ động trong suy nghĩ và hành động. Nhận thức được những hạn chế trong tư duy của đội ngũ cán bộ do ảnh hưởng của cơ chế, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ cơ chế cũ, đồng thời khởi xướng đổi mới tư duy. Tuy nhiên, đây là một việc làm lâu dài chứ không thể hoàn thành sớm trước mắt được.

Năng lực tư duy lý luận của con người đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn hóa, khoa học mà xã hội đạt được. Thật vậy, năng lực tư duy lý luận chịu sự chi phối chặt chẽ bởi sự phát triển của bản thân khoa học và trình độ văn hóa xã hội. Nền tảng văn hóa với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâu thêm nền tảng tâm – sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học, năng lực tư duy lý luận cũng có quá trình phát sinh, phát triển của mình; nó không phải là một cái gì vĩnh viễn, sinh ra và mãi mãi như vậy. Khi đánh giá về sự phát triển của năng lực tư duy lý luận, Ăngghen nhận xét: "Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau" [32, tr.487]. Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng có những loại hình khác nhau. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, sự phát triển nhanh chóng các phương tiện thông tin hiện đại... nên việc nâng cao năng lực tư duy lý luận lại càng gắn liền với sự phát triển của khoa học. Vì vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết phải nâng cao trình độ tri thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư duy biện chứng.

Môi trường chính trị – xã hội ảnh hưởng quan trọng tới năng lực tư duy lý luận. Sự phát triển của năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào những điều kiện chính trị – xã hội của một chế độ xã hội nhất định. Sự ảnh hưởng này diễn theo hai hướng, tích cực và tiêu cực. Trong điều kiện thiết chế – xã hội tiến bộ, tự do tư tưởng, đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh… sẽ là những môi trường thuận lợi thúc đẩy mọi năng lực của con người phát triển, trong đó có năng lực tư duy lý luận. Còn trong điều kiện mất tự do, dân chủ, trí tuệ con người bị đè nén, không được phát huy thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển tư duy lý luận của con người. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, khái niệm dân chủ lúc này cũng phải được hiểu không phải là vô nguyên tắc, dân chủ quá trớn, mà dân chủ phải tập trung, dân chủ đi liền với kỷ cương, pháp luật. Vấn đề này đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Trong môi trường phi dân chủ, cục bộ, bè phái không có tự do về thân thể cũng như tư tưởng thì tư duy của nhân dân khó có thể phát huy được. Còn trong thời đại ngày nay, lúc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề dân chủ được đề cao, thực tế này đã tạo điều kiện cho trí tuệ, năng lực tư duy lý luận phát triển.

Môi trường kinh tế – xã hội còn bao hàm trong nó môi trường, điều kiện làm việc của con người, chủ thể tư duy lý luận. Chẳng hạn, điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị máy móc, phương tiện … được trang bị hiện đại, đầy đủ sẽ giúp tư duy con người năng động, chính xác, hiệu quả hơn. Ngược lại, điều kiện làm việc không thuận lợi thì những năng lực của con người không có điều kiện để phát triển.

Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị đến nay vẫn đang còn khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá, thời kì 1996 – 2000 GDP tăng bình quân là 8,5%, 2001 – 2005 là 8,7%, 2006 – 2008 là 10,8%. Năm 2008 là thời kì khó khăn chung của cả nước, tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm này là 10,3%, cao hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nước (6.23%), nhưng so với các tỉnh trong khu vực thì không nhiều hơn (Thừa Thiên – Huế: 10,05%, Quảng Bình: 11,42%, Hà Tĩnh: 10%, Nghệ An: 10,6%, Thanh Hóa: 11,3%). GDP trung bình theo giá hiện hành trên đầu người là 665 USD (11,2 triệu đồng), mặc dù đã thu hẹp khoảng cách là 5% so với năm 2007 nhưng vẫn mới chỉ bằng 65% bình quân của cả nước. Nguồn chi chủ yếu của tỉnh vẫn phụ thuộc từ ngân sách Nhà

nước. Thành phần dân tộc ở đây khá phong phú nhưng không đồng đều. Trên địa bàn, người Kinh chiếm trên 90% dân số, rồi đến người Bru – Vân Kiều, Pako – Tà ôi và một số dân tộc khác như Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà tu, Bana, Ê đê, Stiêng, Xê đăng, Dao. Các dân tộc cư trú trên đất Quảng Trị tuy trình độ khác nhau nhưng bản sắc văn hóa hết sức phong phú, độc đáo. Phần lớn các dân tộc thiểu số đều có tập quán du canh, du cư. Họ rất cần cù lao động, có tinh thần yêu nước, đoàn kết, anh dũng chống ngoại xâm.

Tuy vậy, do hậu quả của chiến tranh, do môi trường sống ngày càng xuống thấp, do trình độ văn minh và dân trí chưa cao nên đời sống của nhân dân vẫn còn rất thấp. Hệ thống hạ tầng cơ sở của tỉnh mặc dù đã được quan tâm nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhưng năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Trị cho thấy thấp hơn các tỉnh khác trong vùng. Mặt bằng đời sống kinh tế – xã hội như vậy ảnh hưởng đến việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân nói chung và năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo nói riêng. Trong nhiệm kì 2005 – 2010 này, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị vừa trãi qua giai đoạn khó khăn, cùng sự giúp sức của Trung ương, nội bộ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh đã khắc phục một bước tình hình mất đoàn kết, cục bộ địa phương. Đây cũng là thời gian mà toàn tỉnh cố gắng ổn định môi trường chính trị – xã hội nhằm lấy lại lòng tin của nhân dân và đưa tỉnh nhà phát triển.

Tư duy là sản phẩm của lịch sử, bởi vậy, tư duy truyền thống cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của năng lực tư duy lý luận. Tư duy không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà nó có sự kế thừa, ảnh hưởng của trình độ, phong cách tư duy của thời đại trước ở mức độ nhất định. Tư duy của người cán bộ chủ chốt vừa phải chịu ảnh hưởng của lối tư duy truyền thống Việt Nam, vừa phải mang nặng lối tư duy đặc sắc của vùng, miền mình đã sinh ra và đang sinh sống.

Tư duy truyền thống Việt Nam có những đặc điểm như “tư duy tổng hợp”, “mang đậm đà màu sắc kinh nghiệm”, “mang tính trực giác, trực quan, cảm tính” [51, tr.70-71-73]. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của vùng Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng, lối tư duy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thụ động, không quyết đoán, lối tư duy nông dân, của người sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đối với

hoạt động chỉ đạo thực tiễn của họ. ảnh hưởng của tư duy truyền thống đối với tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hiện nay thể hiện trên nhiều khía cạnh, góc độ, chẳng hạn như kinh nghiệm, trực quan, cảm tính, tình cảm, đạo đức, … Những cái đó đã góp phần đáng kể hạn chế phát triển tư duy lý luận ở họ, từ đó gây nên những hậu quả tiêu cực về lối sống, tác phong công tác của họ

Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chúng ta phải tiến hành đổi mới tư duy theo phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Một mặt, chúng ta phải biết kế thừa, chọn lọc, lấy những cái tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội mới, loại bỏ những hạn chế của lối tư duy cũ kỹ, lạc hậu; mặt khác, chúng ta phải tiếp cận với phương pháp tư duy khoa học, logic.

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Năng lực, trình độ tư duy của con người một phần quan trọng là kết quả là kết quả tác động của môi trường kinh tế – xã hội, mà trước hết là của phương thức sản xuất. Sản xuất nhỏ là phương thức sản xuất đã tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm và kéo dài cho đến bây giờ.

Nền sản xuất nhỏ, theo C. Mác “đã hạn chế lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử … làm cho con người phục tùng hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng cao con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy” [31, tr.177].

Nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu trong khung cảnh làng xã đã tồn tại ở Việt Nam hàng ngàn năm. Mặc dù hiện nay, kinh tế nước ta đã có bước phát triển rõ rệt, nhất là từ lúc giai đoạn thực hiện đổi mới, nhưng nhìn chung, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo những bước đổi thay trong xã hội, nhưng lối tư duy của nền sản xuất nhỏ vẫn còn in đậm trong mỗi con người; do đó nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của con người Việt Nam nói chung, con người Bắc Trung bộ và đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở khu vực này.

Vùng Bắc Trung bộ là vùng có nền kinh tế phát triển không cao so với các vùng kinh tế khác của cả nước, đời sống của đại bộ phận người dân ở đây vẫn còn khó khăn.

Tỉnh Quảng Trị lại là tỉnh nghèo nhất trong khu vực, Đến năm 2008, tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 31,9%, nông – lâm – ngư nghiệp là 33,5%, ngành dịch vụ đạt 34,6%. Mặc dù tỉnh đã có chủ trương thu hút đầu tư nhưng hiện nay, nền công nghiệp của tỉnh vẫn còn nhỏ bé, manh mún, sản xuất kém hiệu quả, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại khác. Đến quý 2 năm 2009, toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp, tổng ngân sách đầu tư vào đây là 68 tỷ đồng, trong đó khu công nghiệp Nam Đông Hà có diện tích là 99,635 ha, được đầu tư 54,4 tỷ đồng, khu công nghiệp Quán Ngang diện tích 205 ha, nhưng chỉ mới được đầu tư 14 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, so với dự toán quy hoạch phê duyệt là 549 tỷ đồng thì số vốn đổ vào đây quá ít ỏi. Đến đầu năm 2009 diện tích dự án lấp đầy rất thấp, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 23 dự án với số vốn 1.567 tỷ đồng, trong đó Nam Đông Hà có 19 dự án, chiếm 1.044 tỷ đồng, nhưng chỉ có 3 dự án đi vào hoạt động. Quán Ngang có 4 dự án đăng ký với số vốn là 523,6 tỷ đồng, nhưng đến nay chỉ mới có 1 dự án hoạt động. Quảng Trị có 5 cụm điểm công nghiệp đang hoạt động, 13 cụm khác đang quy hoạch và mới lập xong quy hoạch với tổng diện tích là 700 ha, thu hút 39 dự án với mức đầu tư là 344,217 tỷ đồng, chỉ có 13 dự án hoạt động, 9 dự án đang xây dựng, giải quyết khoảng 3000 lao động. Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo mới thu hút một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất nước giải khát, săm lốp xe máy, kinh doanh dịch vụ… Các ngành sản xuất truyền thống như thêu, dệt, làm nón, .. sản xuất có tính mùa vụ và hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu lao động trong thời gian nông nhàn. Mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kết cấu hạ tầng, ưu đãi về giá thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa tạo được lực hút hấp dẫn. Có thể dẫn ra nhiều lý do cho, đó là điều kiện địa lý, nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, môi trường chưa rộng mở, khả năng liên kết vùng thiếu chặt chẽ, thủ tục giải quyết còn rườm rà, hầu hết các cụm điểm công nghiệp chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, kết cấu hạ tầng còn kém hoàn thiện. Quảng Trị là tỉnh có nền sản xuất không cao, đây là một trong những điều kiện quan trọng làm hạn chế năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tỉnh.

Nền sản xuất nhỏ là mảnh đất làm nảy sinh và dung dưỡng lối tư duy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tính tản mạn, manh mún của nó đã in vào trong ý thức lối tư duy phiến diện, siêu hình. Tư duy kinh nghiệm, phiến diện, siêu hình chưa phải là lối tư duy

khoa học, biện chứng. Lối tư duy này lại vẫn còn đang tồn tại và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau trong đội ngũ người cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là ở cấp tỉnh. Cần phải sớm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)