Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương để đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh phát huy được tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 78 - 82)

lãnh đạo quản lý cấp tỉnh phát huy được tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Một trong nhà những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong tư duy và hành động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh chính là không tạo cho họ quyền chủ động và không khuyến khích được tính tự giác, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đất nước ta đã trãi qua thời kỳ bao cấp, nhưng ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu – một cơ chế trói buộc con người, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của tư duy độc lập của con người nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh – vẫn còn nặng nề. Chính vì thế, mà cho đến ngày hôm nay, trong tư duy người cán bộ vẫn còn sự e ngại, không dám nói và làm ngoài, khác và trái ý kiến chỉ đạo của cấp trên và Trung ương. Điều đó đã làm mất đi bầu không khí dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Con người trong điều kiện đó bị khuôn vào những trật tự an bài, bất biến dưới sự chỉ đạo, kiểm soát tối đa của cấp trên. Sống trong môi trường ấy, người cán bộ có cảm giác rất ổn định, an toàn, loại trừ những mạo hiểm, rủi ro. Nhưng cũng chính vì cơ chế ấy mà người cán bộ không dám thoát ra, vượt lên bứt phá, đổi mới, không có những quyết định táo bạo để thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển.

Trong hoàn cảnh như vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngày càng trở nên thụ động trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Họ không tự và không dám suy nghĩ mà chỉ dựa hoàn toàn vào cấp trên; làm việc gì cũng phải chờ và xin ý kiến. Họ tư duy không bằng cái đầu của mình mà bằng cái đầu của cấp trên. Từ đó, họ thường đi theo hướng

tuyên truyền, giải thích, thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương, của cấp trên. Họ quên vai trò của mình là người chỉ đạo thực tiễn mà chỉ dựa vào sự đồng tình ủng hộ, bảo trợ của cấp trên.

Sự nghiệp đổi mới đang yêu cầu có sự thay đổi trong cách lãnh đạo và quản lý cho phù hợp với điều kiện mới. Trong hoàn cảnh đất nước thay đổi hằng ngày, tình hình kinh tế – xã hội có những biến đổi mau chóng, phức tạp, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần phải năng động hơn bao giờ hết. Họ chỉ có sự chủ động hoàn toàn khi hội tụ những điều kiện như:

Một là, Trung ương có cơ chế cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có thực quyền lãnh đạo toàn diện trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Bên cạnh đó cũng có những quy định, chế tài để người cán bộ thực hiện tốt đường lối, chính sách; không độc quyền, độc tài, hoạt động không vượt quá khuôn khổ, thẩm quyền cho phép.

Hai là, người cán bộ lãnh đạo có đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết, trong đó có cả năng lực tư duy lý luận. Họ là những người am hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; biết đưa chính sách đó vào áp dụng hợp lý tại địa phương; năng động, dám nghĩ, dám làm, biết chịu trách nhiệm.

Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải cần thiết có sự phân cấp quản lý rõ ràng giữa Trung ương và địa phương. Cần có những chính sách quy định rõ những việc mà Trung ương làm, những việc mà cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện và cả những việc họ có quyền thực hiện. Về cơ chế quản lý, nên chăng, Trung ương chỉ là người đưa ra đường lối, chính sách và kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ địa phương thực hiện. Thực ra, những điều này Trung ương đã biết và đã làm, nhưng trong điều kiện mới, cần phải thay đổi cho cơ chế mới dần đi vào thực chất hơn. Đã có những lúc, những nơi, Trung ương đã can thiệp quá sâu vào địa phương để giải quyết những công việc đơn giản; trong khi đó lại chưa đưa ra được một quyết định tích cực để chỉ đạo, định hướng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương dựa vào đó thực hiện. Chẳng hạn như việc hải quan tỉnh Quảng Trị bắt giữ 03 sừng tê giác khi bọn buôn lậu đưa mặt hàng này qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Theo quyết định của UBND tỉnh thì chúng được đem đấu giá công khai và thu tiền về cho ngân sách nhà nước theo quy định như những mặt hàng khác. Tuy

nhiên, Thủ tướng Chính phủ lại có công văn buộc UBND tỉnh Quảng Trị không được đem bán mà nộp chúng về cho Trung ương. Sự việc trên cho thấy sự bất cập trong cơ chế, pháp luật. Bởi lẽ, Trung ương đã có quy định về việc xử lý những mặt hàng buôn lậu bị bắt, việc làm của tỉnh như vậy là đúng. Còn nếu Trung ương bảo đó là hàng quý hiếm, cần phải đem nộp và bảo cách làm của tỉnh là sai thì quan điểm đó là chưa đúng, bởi vì lúc đó, chưa có quy định nào quy định những mặt hàng quý hiếm, mà cụ thể chưa xếp sừng tê giác vào danh mục mà địa phương phải nộp cho Trung ương. Những chính sách của Trung ương phải thật bao quát, có tính chất định hướng, không nên quá đi vào chi tiết, thậm chí can thiệp vào hoạt động lãnh đạo của cán bộ cấp dưới. Từ đó khuyến khích người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải biết tư duy, căn cứ trên những điều kiện chủ quan và khách quan của tỉnh nhà mà đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp, kịp thời. Điều đó sẽ khuyến khích sự sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm. Bản thân người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải có quyền điều hành địa phương mình theo những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chứ không phải bất cứ cái gì cũng phải xin ý kiến, chờ ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Bởi lẽ, chính người cán bộ lãnh đạo ở địa phương là người hiểu rõ hơn hết trong những điều kiện cụ thể cần phải làm gì, làm như thế nào, làm từ đâu, làm lúc nào. Quảng Trị là tỉnh cách khá xa thủ đô Hà Nội, mặc dù càng ngày, cơ sở vật chất của ngành giao thông càng hoàn thiện hơn, thời gian đi lại càng rút ngắn, nhưng không thể hễ có bất cứ việc gì xảy ra, tỉnh cũng chờ cán bộ Trung ương vào nghiên cứu, chỉ đạo. Tất cả mọi việc, trước tiên, phải do chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại chỗ giải quyết.

Thực hiện Nghị quyết, chính sách của Trung ương là yêu cầu bắt buộc, nhưng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần tránh lối suy nghĩ là mình phải luôn luôn chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên. Hiểu như vậy là chưa đúng và chưa đủ về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Người cán bộ lãnh đạo phải làm những điều mà người dân tỉnh mình đang cần, phải biết đề nghị với cấp trên những gì mà người dân đang muốn. Lâu nay cơ chế quản lý tập trung, bao cấp làm cho người cán bộ thích nghe những gì mình muốn, chứ không quan tâm những điều người khác cần. Từ đó đã làm cho họ có thói quen thích người khác nói cho mình vừa ý, cấp dưới phải tuân thủ sự chỉ đạo cấp

trên, làm gì cũng phải báo cáo, xin phép. Suy nghĩ đó có cả ở cán bộ Trung ương cũng như ở địa phương. Cần có sự rõ ràng, minh bạch để một mặt, địa phương không cảm thấy bị Trung ương bỏ rơi, dửng dưng; nhưng mặt khác, không để cơ sở thấy bị can thiệp quá sâu vào nội bộ. Còn địa phương không quá phụ thuộc ý kiến của cấp trên và coi đó như các tín điều, nhưng cũng không được bỏ qua sự chỉ đạo của cấp trên theo kiểu “phép vua thua lệ làng”. Quá trình này phải được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến tận cơ sở. Ngay trong mục tiêu, phương hướng của Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Quảng Trị, vẫn đã xác định: “Thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền để khuyến khích tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp dưới và các cơ quan của ủy ban nhân dân”[6, tr.95].

Việc phân cấp quản lý là công việc phức tạp, lâu dài, không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Trước tiên, cần phải xác định rõ mục tiêu của việc phân cấp là để tăng tính tích cực, chủ động của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, tránh phụ thuộc, rập khuôn, giáo điều. Tuy nhiên, Trung ương cũng cần xác định những nội dung, địa bàn, lĩnh vực cần phân cấp để tránh được hiện tượng buông lỏng những lĩnh vực cần quan tâm, quản lý, trong khi đó lại can thiệp quá sâu vào những vấn đề cụ thể. Những địa bàn trọng điểm, giữ vị trí chiến lược về kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì sự phân cấp phải phân biệt các tỉnh thành khác. Cũng như vậy, sự phân cấp quản lý giữa Trung ương và tỉnh trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng cũng không thể giống như các vấn đề về xã hội, tôn giáo. Từ đó, Trung ương cần xác định được thời gian, phương pháp, tiến trình cụ thể cho việc phân cấp quản lý. Đây là một quá trình lâu dài, phức tạp, vì vậy, không thể tiến hành một cách ồ ạt, quy mô trên toàn quốc mà cần phải có thí điểm trên một số địa bàn và ở một số lĩnh vực nhất định. Sau thời gian thực hiện thí điểm, cần phải tổng kết thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh và nhân rộng mô hình.

Việc phân cấp quản lý là một yêu cầu bức thiết trong điều kiện đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Công việc này đem lại nhiều lợi ích thiết thực, trong đó có việc thúc đẩy tính tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Sự thay đổi trong cả tư duy và hành động là một trong

những tác nhân nâng cao được năng lực nói chung, trong đó có năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)