chủ chốt các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay
Đứng trước những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Bắc Trung bộ nói chung, tỉnh Quảng Trị nói riêng, cũng như xuất phát từ thực trạng về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị đang đặt ra những yêu cầu mới sau:
Thứ nhất, yêu cầu của thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị phải nhanh chóng khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, nâng cao năng lực tư duy lý luận để đáp ứng kịp thời cho công tác lãnh đạo, quản lý.
Thực tế đổi mới, nhất là yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức cấp bách và phức tạp về cả lý luận lẫn thực tiễn. Để giải quyết tốt những vấn đề đó cần phải có một năng lực và trình độ tư duy lý luận phát triển cao. Chỉ có tư duy lý luận khoa học mới phát hiện được tính biện chứng, những mâu thuẩn nảy sinh trong sự vận động của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ.
Vùng Bắc Trung bộ trong đó có tỉnh Quảng Trị có một vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phòng của quốc gia. Sự phát triển của cả vùng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự thịnh suy của đất nước. Những thể nghiệm, tìm tòi, phát hiện trong phát triển kinh tế – xã hội, trong xây dựng đảng, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở vùng này cũng là một cơ sở để Trung ương có căn cứ kịp thời điều chỉnh chủ trương, chính sách phát triển của cả quốc gia. Nhìn vào thực trạng chung của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị, bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn tồn tại những yếu kém nhất định, điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động công tác, mà quan trọng hơn là tác động đến sự phát triển của tỉnh nhà. Muốn vậy thì lực lượng cán bộ chủ chốt cấp tỉnh phải biết khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết để nâng cao năng lực tư duy lý luận, đáp ứng yêu cầu mới. Ngoài những yếu kém mang tính phổ biến của vùng như trình độ chuyên môn chưa cao, thiếu ý thức học tập nâng cao trình độ, tính cục bộ,
địa phương … thì đội ngũ này cần phải hạn chế những yếu kém mang tính đặc thù của tỉnh như: trong lãnh đạo, quản lý thiếu tính chủ động, giàn trãi, trong giải quyết công việc nặng kinh nghiệm, cảm tính,… Không những vậy, những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh từ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tỉnh cũng cần tổng kết kịp thời để rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo. Chẳng hạn những vấn đề đang nổi cộm như khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, các nhà máy, vấn đề việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn, vấn đề di dân tái định cư… Nếu không có biện pháp lãnh đạo kịp thời thì kinh tế – xã hội của tỉnh sẽ không thể bắt kịp bước phát triển của cả nước.
Thực tế đổi mới cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hội nhập kinh tế của tỉnh Quảng Trị đã và đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức cấp bách. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã nêu rõ:
Từ xuất phát điểm thấp của nền kinh tế; thiên nhiên khắc nghiệt, địa bàn thiếu hấp dẫn thu hút đầu tư và những yếu kém trong quy hoạch chưa có tầm quan quát toàn diện; quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện quy hoạch còn có khuyết điểm, thiếu những doanh nghiệp có quy mô, có khả năng ảnh hưởng lớn và chi phối dẫn dắt, thiếu những doanh nhân giỏi; chất lượng lao động còn chưa đảm bảo yêu cầu phát triển, hội nhập; tâm lý e ngại đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh còn phổ biến và tình trạng mất đoàn kết xảy ra đã ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua.
Cho đến nay xét trên bình diện chung thì Quảng Trị vẫn đang là tỉnh nghèo, chậm phát triển, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với bình quân chung cả nước [6, tr.55-56].
Để giải quyết được những vấn đề đó đòi hỏi cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải nâng cao trình độ về mọi mặt, trong đó có năng lực tư duy lý luận đáp ứng thực tiễn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Thứ hai, yêu cầu nắm bắt thực chất để vận dụng những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng để hoạch định các phương hướng, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Vấn đề này vừa là biểu hiện cụ thể, vừa là yêu cầu cơ bản của năng lực tư duy lý luận đối với hoạt động của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hiện nay. Nắm bắt và hiểu thực chất đường lối không chỉ là sự nắm bắt về nội dung các vấn đề được trình bày và đem các nội dung đó áp dụng vào thực tiễn địa phương mà yêu cầu cơ bản trước tiên là phải hiểu được tinh thần và phương pháp luận của lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì trong đó hàm chứa một cách sâu sắc phương pháp tư duy biện chứng, cho nên thông qua nghiên cứu lý luận, đường lối, người cán bộ lãnh đạo có điều kiện để rèn giũa năng lực tư duy lý luận của mình. Việc nắm bắt một cách sâu sắc bản chất đích thực của lý luận Mác – Lênin, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực sẽ tạo cơ sở khoa học để nâng cao năng lực tư duy về kinh tế, tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, … trong mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau giữa các lĩnh vực ấy. Từ đó, cán bộ lãnh đạo nâng cao được năng lực lãnh đạo một cách toàn diện; đề ra được những nghị quyết, chủ trương, biện pháp có cơ sở khoa học định hướng cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương một cách đúng đắn không trái với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phù hợp với thực tế địa phương và biết khai thác các tiềm năng, đặc điểm riêng của địa phương, đảm bảo cho tính hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Nhận thức được điều đó, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV đã đề cập tới vấn đề này: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của cấp trên, đề ra các chủ trương, Nghị quyết của cấp ủy Đảng sát đúng, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo tổ chức thực hiện” [6, tr.103]
Trong bối cảnh hiện nay, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị nói riêng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, chủ trương, đường lối của Đảng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp dưới và toàn thể mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Để làm
tốt công tác này, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, phải am hiểu diễn biến tư tưởng, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh. Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi mà các thế lực thù địch đang tìm mọi cách gieo rắc những tư tưởng phản động nhằm lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa. Quảng Trị là một tỉnh vùng biên giới, có vị trí địa quân sự hết sức quan trọng, trong khi đó, đồng bào sống ven vùng biên lại là người dân tộc thiểu số, họ có tinh thần yêu nước, nhưng đời sống hết sức khó khăn, trình độ lại hạn chế, họ đang là đối tượng để bọn phản động lôi kéo, kích động, chống phá đất nước. Bên cạnh đó, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã nêu ra phải được cán bộ lãnh đạo tỉnh biết chúng đang diễn biến ở mức độ nào trên địa bàn tỉnh để có các biện pháp thích ứng, đẩy lùi các nguy cơ đó ở địa phương mình.
Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước không thể đi sâu vào chi tiết, cụ thể mà đó là những phương hướng ở tầm vĩ mô, phạm vi chỉ đạo rộng lớn, có tính chiến lược. Vì thế cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng phải nắm vững thực chất của đường lối ấy, sau đó phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, … mà cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện địa phương. Tiếp đó phải tuyên truyền để chủ trương đến được mọi người dân giúp họ hiểu rõ, hiểu sâu đường lối để tự giác thực hiện. Nếu nghị quyết được mọi người dân hiểu, tin tưởng, tự giác làm theo thì sẽ tạo ra một phong trào cách mạng rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực.
Việc hiểu thực chất chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đòi hỏi cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải biết tổ chức thực hiện bằng các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Chẳng hạn chủ trương của Đảng là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị phải biết ở tỉnh mình cần cụ thể chủ trương ấy như thế nào, phải bắt đầu từ đâu, tiến hành như thế nào. Thực tế việc thực hiện chủ trương ấy ở tỉnh chưa đem lại hiệu quả cao. So với những tỉnh lân cận trong vùng như Thừa Thiên Huế, Nghệ An,… thì kết quả đó ở Quảng Trị vẫn còn khiêm tốn. Sự thật trên cho chúng ta nhận thức sâu sắc rằng: cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị với cương vị và trọng trách của mình phải nắm rõ hơn nữa chủ trương của Đảng từ đó đề ra chiến lược phát triển kinh tế – xã hội phù
hợp với địa phương. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao năng lực về mọi mặt, trước hết là năng lực tư duy lý luận.
Chương 3
Một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực
tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng bắc trung bộ