Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hạn chế về mặt năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 63 - 66)

luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị

Những hạn chế về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan và khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân chung dẫn tới sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ cấp tỉnh trong cả nước, đồng thời lại có những nguyên nhân đặc thù riêng có ở địa phương. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị.

- Một là, đời sống và trình độ dân trí của nhân dân tỉnh Quảng Trị chưa thật cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển năng lực nói chung, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Với thu nhập bình quân là 11,2 triệu đồng/ năm, chỉ bằng 65% trung bình của người dân cả nước, nên đời sống của đại đa số người dân Quảng Trị còn rất khó khăn. Chính vì thu nhập của nhân dân thấp làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt còn phải dành nhiều thời gian, công sức cho việc nâng cao đời sống của nhân dân, vì vậy mà điều kiện để nâng cao năng lực tư duy lý luận sẽ không được tốt. Đời sống khó khăn vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của trình độ dân trí thấp. Vấn đề đó làm cho nhân dân chưa thực sự trở thành đối trọng để gây áp lực buộc cán bộ lãnh đạo phải nâng cao trình độ mọi mặt, trong đó có cả năng lực tư duy lý luận. Đã thế, cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh còn phải tập trung khắc phục tình trạng mất đoàn kết, cục bộ địa phương, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm phong cách đạo đức lối sống – việc đã khiến 05 đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh phải chịu hình thức ký luật của Đảng và

Nhà nước (01 cách chức, 02 cảnh cáo, 02 khiển trách) trong nhiệm kỳ qua. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng chưa có đủ thời gian, điều kiện học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. Sự thiếu hụt, xáo trộn, đấu tranh đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao trình độ nói chung, riêng cả năng lực tư duy lý luận.

- Hai là, trình độ lý luận hạn chế và ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ này chưa thật cao là nguyên nhân chủ yếu của sự hạn chế về năng lực tư duy lý luận.

Về hình thức và về cả thực chất thì trình độ của cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị thấp hơn so với nhiều tỉnh khác và bình quân cả nước. Với hoàn cảnh đời sống khó khăn, vừa thoát ra khỏi chiến tranh, đa số cán bộ là người cao tuổi cho nên vấn đề khắc phục hạn chế, nâng cao trình độ về mọi mặt là công việc không dễ dàng. Do nhu cầu đào tạo của cán bộ cả nước nói chung và tỉnh nói riêng là quá lớn nên đội ngũ này cố gắng tìm mọi hình thức để chuẩn hóa trình độ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều bất cập như hiệu quả, chất lượng đào tạo không cao và chưa vững chắc. Vẫn còn rất nhiều trường hợp chạy theo bằng cấp để đảm bảo tiêu chuẩn chuẩn hóa chức danh cán bộ. Vì thế mà khi vận dụng kiến thức cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước để xây dựng các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương chưa thật đúng, vẫn còn biểu hiện của bệnh kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, giáo điều.

- Ba là, những hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bố trí, sử dụng, chính sách cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh.

Công tác quy hoạch cán bộ ở tỉnh Quảng Trị chưa được sự quan tâm đúng mức, ngay cả từ trong hàng ngũ lãnh đạo. Việc xây dựng cụ thể tiêu chuẩn cán bộ trong quy hoạch làm chưa tốt, nội dung, quy trình đánh giá cán bộ quy hoạch chưa cụ thể. Đánh giá cán bộ trong quá trình quy hoạch thực hiện chưa đầy đủ, hạn chế. Chưa xây dựng quy hoạch cán bộ chuyên môn nghiệp vụ có trình độ cao. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quy hoạch còn bất hợp lý, tỷ lệ người trẻ tuổi, cán bộ nữ còn thấp, tuổi trong quy hoạch không hợp lý và con mang nặng tính “xếp hàng”, tính mở thấp, chưa có tính đột phá. Chưa có quy

hoạch cán bộ dài hạn, việc bổ sung hàng năm chưa tốt, việc quy hoạch công khai chưa đầy đủ.

Trong công tác luân chuyển cán bộ, nhận thức của cán bộ chủ chốt về chủ trương luân chuyển không thấu đáo, ý thức trách nhiệm chưa cao dẫn tới ngại và né tránh luân chuyển. Việc luân chuyển triển khai chưa sâu và chưa đạt yêu cầu. Đối tượng cán bộ luân chuyển còn mang tâm lý nặng nề, nhiều khi chấp hành miễn cưỡng. Thời gian luân chuyển không hợp lý, có lúc quá ngắn không đủ thời gian để triển khai nhiệm vụ, có lúc quá dài làm ảnh hưởng đến tư tưởng chung của đội ngũ cán bộ. Chế độ, chính sách cho người luân chuyển còn nhiều bất cập, thiếu thống nhất, đồng bộ nên chưa tạo được động lực khuyến khích cán bộ luân chuyển.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng có những hạn chế, chất lượng đào tạo chưa cao, nhiều cán bộ còn nặng tư tưởng chuẩn hóa. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho cán bộ đi học thấp nên không khuyến khích được người đi học.

Công tác quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ tuy có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: tư tưởng khép kín, địa phương vẫn còn; chưa kiên quyết xử lý đối với những cán bộ yếu kém về năng lực, phẩm chất; việc nội bộ mất đoàn kết chưa xử lý kịp thời, dứt điểm; vấn đề trẻ hóa đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện hiệu quả.

Công tác thực hiện chính sách cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như việc Trung ương và tỉnh chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về những việc về chính sách cán bộ, mức hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế; do đó chưa động viên được cán bộ yên tâm công tác cũng như nâng cao trình độ. Công tác thu hút cán bộ, chuyên gia, người có trình độ cao về công tác tại tỉnh chưa thực chiện được.

Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chưa tinh gọn, đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức còn hạn chế về trình độ, kiến thức, năng lực thực tiễn, phương pháp công tác chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn và phức tạp.

Những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đây có quan hệ tác động lẫn nhau, tạo ra một hệ thống các nguyên nhân cùng tác động làm cho năng lực tư duy lý

luận của người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không những không được nâng cao mà còn bị mai một đi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)