Các TĐKT Việt Nam trước áp lực hội nhập

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 65 - 68)

Chính phủ quyết định đôn các Tổng công ty lên trở thành các tập đoàn kinh tế bên cạnh mục tiêu muốn cải cách lại hoạt động của các Tổng công ty vốn rất kém hiệu quả trong một thời gian dài, còn xuất phát từ những lo ngại của Chính phủ là các doanh nghiệp không thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO. Đẩy nhanh tiến độ thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước là việc làm của Chính phủ để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên trong bài viết của các giáo sư trường đại học Havard gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng có nhiều lý do khiến các tập đoàn Nhà nước này sẽ không thể tự chuyển hóa mình để trở thành những doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế. Nguyên nhân quan trọng nhất là cấu trúc của các tập đoàn này rất giống với các Tổng công trước đây, đồng thời những Tổng

công ty này đã có 12 năm để chứng minh rằng chúng không thể thành công trong hoạt động xuất khẩu và cải thiện kết quả kinh doanh của mình. Trừ Singapore ra thì hầu như không có nước nào khác trên thế giới đã từng thành công trong việc sử dụng doanh nghiệp Nhà nước như một phương tiện chủ yếu để xây dựng nên các doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế. Với Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau, sẽ không thể lặp lại thành tích này của Singapore.

Thế nhưng, ngay cả khi gạt sang bên một thực tế là các tập đoàn này đều là những DNNN, thì vẫn có nhiều lý do để nghi ngờ về khả năng các tập đoàn này một ngày nào đó sẽ trở thành những công ty lớn mạnh. Có thể nói những người ủng hộ mô hình tập đoàn Nhà nước đã hiểu nhầm kinh nghiệm của các tập đoàn trên thế giới. Chẳng hạn như, việc dựng lên các tập đoàn lớn một cách duy ý chí không phải là một công thức phổ quát để hình thành nên những doanh nghiệp công nghiệp thành công trên thế giới, nhất là khi quyết định này không do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp và thể chế tốt.

Hầu hết các tập đoàn kinh tế Nhà nước không tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại để thâm nhập thị trường quốc tế. Trái lại, những tập đoàn này lại cố gắng tạo ra những công ty độc quyền trong nước để ngăn cản cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nghiên cứu của UNDP còn cho thấy một xu hướng đáng lo ngại, đó là nhiều công ty dân doanh và cổ phần hóa ít chú tâm tới việc trở nên cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thay vào đó, những công ty này đang đua nhau tìm kiếm lợi nhuận tức thời trong khu vực bất động sản và tài chính. Ngăn cản cạnh tranh từ thị trường nước ngoài sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và giảm sức cạnh tranh của quốc gia. Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của World Economic Forum (WEF), thứ hạng của Việt Nam bị tụt xuống liên tục và rất nhanh.

Bảng 4.2 Xếp hạng sức cạnh tranh tăng trưởng Xếp hạng 2005 (117 nước) Điểm xếp hạng 2005 Xếp hạng 2004 (104 nước) Điểm xếp hạng 2004 Xếp hạng 2003 (101 nước) Việt Nam 81 (-4) 3.37 (-0.10) 77 (-17) 3.47 60 Trung Quốc 49 4.07 46 4.29 44 Thái Lan 36 4.50 34 4.58 29 Ấn Độ 50 4.04 55 4.07 56 Malaysia 24 4.90 31 4.88 29

Bảng 4.3 Xếp hạng sức cạnh tranh doanh nghiệp

Xếp hạng cạnh

tranh doanh nghiệp lược và hoạt độngXếp hạng chiến

Xếp hạng chất lượng môi trường

kinh doanh 2005 (116 nước) 2004 (104 nước) 2005 (116 nước) 2004 (104 nước) 2005 (116 nước) 2004 (104 nước) Việt Nam 80 (-1) 79 81 (0) 81 77 (+2) 79 Trung Quốc 57 (-10) 47 53 (-14) 39 58 (-11) 47 Thái Lan 37 (0) 37 35 (+1) 36 37 (-1) 36 Malaysia 23 (0) 23 24 (+4) 28 23 (0) 23 Ấn Độ 31 (-1) 30 30 (0) 30 31 (+1) 32

Nguồn:World Economic Forum (WEF) 2004,2005. The Global Competitiveness Report 2004-2005/2005-2006.

Mặc dù trong thời gian vừa qua có một số tập đoàn cũng có đạt được các tiến bộ rất đáng ghi nhận như Tập đoàn Viễn thông, hoặc trên các lãnh vực dầu khí, đóng tàu cũng đang có những nỗ lực đầu tư rất rầm rộ. Tuy vậy phải nói là sức cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam rất là khiêm tốn. Như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thì được thành lập cùng thời gian với Tập đoàn Petronas của Malaisia; nhưng hiện nay Malaisia đã có một số vốn, có quy mô đầu tư ra quốc tế và nắm được các công nghệ cao hơn rất nhiều so với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ở đây có một phần cơ chế chính sách, nhưng chắc hẳn các nỗ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cần phải có hiệu quả hơn. Điều đó cũng có thể nói được đối với các tập đoàn khác; tức là các tập đoàn đó quan trọng, lớn mạnh đối với Việt Nam, nhưng năng lực cạnh tranh

quốc tế của họ rất thấp. Đặc biệt hiện nay họ đang còn rất yếu về khoa học công nghệ, về nghiên cứu; hoạt động trong thị trường tài chính quốc tế cũng còn rất yếu, và khó có thể so sánh được với các tập đoàn quốc tế khác.

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w