Những khác biệt giữa tập đoàn kinh tế của Việt Nam và Chaebol

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 60 - 62)

Hàn Quốc

Theo Viện trưởng viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương cho biết: thời điểm năm 1994 khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 91 thành lập 18 Tổng công ty là đã có ý tưởng muốn phát triển mô hình tập đoàn của Việt Nam giống như mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol của Hàn Quốc. Nhưng lúc đó xét về quy mô, vốn, tổ chức thì chưa cho phép phát triển lên mô hình tập đoàn. Đến nay có những ý kiến cho rằng Việt Nam không thể áp dụng mô hình Chaebol của Hàn Quốc, nguyên nhân có thể xuất phát từ những sự khác biệt được trình bày dưới đây:

Thứ nhất, sự khác biệt trong việc lựa chọn mô hình tập đoàn. Việc lựa chọn mô hình tổ chức cho TĐKT ở Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chí phù hợp với chiến lược sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ, mà trọng tâm là cổ phần hóa doanh nghiệp, phù hợp với định hướng XHCN và phù hợp với chiến lược phát triển ngành nghề chính của tập đoàn. Trong điều kiện đó việc lựa chọn mô hình tổ chức công ty mẹ - công ty con ở các tập đoàn Việt Nam hiện nay là hợp lý. Sở dĩ như vậy vì công ty mẹ và tập đoàn có thể có bộ máy điều hành quản lý chung nhưng công ty mẹ là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, còn tập đoàn không có tư cách pháp nhân. Công

ty mẹ hoạt động theo Luật doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài, còn tập đoàn là một tổ chức doanh nghiệp mà cho tới nay ở Việt Nam vẫn không chịu chi phối bởi khung pháp lý riêng biệt nào.

Thứ hai, sự khác biệt về điều kiện lịch sử. Các Chaebol của Hàn Quốc được hình thành từ những năm 1950 sau khi Hàn Quốc thoát khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản. Các doanh nhân Hàn khi đó đã nhanh chóng nắm bắt những cơ sơ vật chất mà quân Nhật Bản để lại và bắt đầu có ý tưởng phát triển mô hình tập đoàn. Đây có thể coi là một nguồn lực không thực sự lớn nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Thứ ba, điều khác biệt quan trọng nhất giữa mô hình Tổng công ty của Việt Nam với mô hình Chaebol của Hàn Quốc là, tất cả các Chaebol đều buộc phải trở nên có tính cạnh tranh quốc tế trong vòng một vài năm, rồi sau đó phải xuất khẩu được một tỷ lệ nhất định sản lượng của mình. Mặc dù các Chaebol này được Nhà nước trợ cấp rất nhiều trong thời kỳ đầu, nhưng những khoản trợ cấp này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn trong những năm sau đó. Ngược lại, các Tổng công ty của Việt Nam được xây dựng để thay thế hàng nhập khẩu, và do vậy luôn nhận được sự bảo hộ và trợ giúp của Chính phủ, ngay cả khi chúng thua lỗ và không thể xuất khẩu. Nói một cách ngắn gọn, có thể coi các Tổng công ty như một hình thức kiểm soát và theo dõi các doanh nghiệp thành viên một cách hành chính. Mô hình Tổng công ty, vì vậy, rất gần gũi với hệ thống kế hoạch hóa tập trung trong đó các doanh nghiệp hầu như không có quyền tự chủ - vốn là một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn thực thụ.

Thứ tư, Hàn Quốc gia nhập WTO vào năm 2005 khi đó các Chaebol đã phát triển mạnh, đã trở thành những trụ cột kinh tế. Rời bỏ sự kiểm soát của Nhà nước với các Chaebol không chỉ là yêu cầu mà nó cũng xuất phát từ mong muốn của chính các Chaebol. Còn trong điều kiện Việt Nam hiện nay đã gia nhập WTO, việc áp dụng mô hình Chaebol lúc đầu đòi hỏi sự can thiệp quá sâu của Chính phủ là hoàn toàn không phù hợp trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w