Những điểm tương đồng giữa các tập đoàn kinh tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 57 - 60)

đã hình thành và phát triển từ rất lâu nhưng họ không hề có ngân hàng riêng, một số TĐKT trong số học cố gắng duy trì mức vốn điều lệ ở ngân hàng 40- 50% nhưng điều này cũng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế hầu hết các chuyên gia kinh tế trong nước đều phản đối việc cho phép các TĐKT thành lập ngân hàng riêng.

4.2. Đối chiếu giữa mô hình tập đoàn kinh tế của Việt Nam với mô hình Chaebol của Hàn Quốc

4.2.1. Những điểm tương đồng giữa các tập đoàn kinh tế của Việt Nam và các Chaebol Hàn Quốc các Chaebol Hàn Quốc

Một là: Mối quan hệ giữa TĐKT và Chính phủ

Có thể thấy mối quan hệ giữa các Chaebol và Chính phủ là khá chặt chẽ. Ở Việt Nam cũng vậy, mục đích của Chính phủ khi thành lập các Tổng công ty và sau đó phát triển lên tập đoàn kinh tế cũng nhằm mục tiêu là tạo ra một động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế. Các TĐKT ở Việt Nam được xây dựng theo mô hình công ty mẹ- công ty con, mà trong đó các công ty mẹ đều là công ty Nhà nước. Thực tế cũng cho thấy phần vốn Nhà nước trong các tập đoàn hiện nay còn quá lớn và đang nắm phần chi phối. Công ty mẹ, đại diện cho phần vốn của Nhà nước ở tập đoàn, đương nhiên có quyền chi phối mạnh các hoạt động của tập đoàn, dẫn đến việc lặp lại tình trạng của các Tổng công ty trước đây.

Một điểm tương đồng khác với các Chaebol Hàn Quốc là các TĐKT ở Việt Nam nhận được rất nhiều sự ưu đãi từ Chính phủ. Số liệu thống kê cho thấy cả nước hiện có khoảng 3.000 DNNN các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước... Thế nhưng, hằng năm khối DNNN chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước. Điều đó cho thấy DNNN có tiềm lực lớn, được ưu đãi nhiều, đầu tư lớn từ phía Nhà nước; và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, 76 Tập đoàn và Tổng công ty được giao hơn 403.000 tỷ đồng và được vay thêm hơn 514.000 tỷ đồng và chiếm đến 50% tổng vốn đầu tư nhà nước. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh lại không cao.

Hai là: giống như các Chaebol Hàn Quốc thì các TĐKT ở Việt Nam cũng đang thực hiện đa dạng hóa đặc biệt là đa dạng hóa đầu tư

Trong nền kinh tế hiện đại, đa dạng hóa đầu tư sẽ tiếp tục trở thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tại Việt Nam, tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngoài lĩnh vực hoạt động truyền thống là sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư mở rộng sang lĩnh vực bất động sản, tài chính - ngân hàng. Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su, mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế. Tập đoàn Vinashin ngoài lĩnh vực chính của mình, cũng đã đầu tư dịch vụ vận tải biển, thủy điện, tài chính, chế tạo cơ khí...

Thực tiễn cho thấy, việc hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực cũng có tính hai mặt của nó: Một mặt, nếu doanh nghiệp đi đúng hướng và đầu tư thành công sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và đạt được những mục tiêu mới; mặt khác, nếu “chệch hướng” hoặc đầu tư không hiệu quả có thể làm suy sụp hình ảnh của doanh nghiệp, thậm chí đánh mất thương hiệu và gây ra những thiệt hại to lớn khó lường cho doanh nghiệp.

Mặt trái của đa dạng hóa đầu tư là khi doanh nghiệp đầu tư đa ngành, đa nghề thì ít nhiều sẽ đánh mất lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực chính, rất dễ mắc sai lầm do sự phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý và cả do thiếu cập nhật thông tin. Thực tế cho thấy rằng khi các tập đoàn đẩu tư đa ngành dẫn tới đầu tư cho các ngành cốt yếu sẽ bị hạn chế. Khi nguồn lực bị hạn chế, nó không chỉ là nguồn lực tài chính, nó còn là đội ngũ, là con người. Nếu nguồn lực quá phân tán, người đóng tàu thì đi làm hàng không, người hàng không lại đi làm khách sạn, người làm dầu khí thì đi làm bất động sản về lâu dài chắc chắn sẽ không ổn định. Bởi lẽ nếu chuyên về dầu khí vì không ai giỏi hơn những người làm về cái đó. Họ có đội ngũ, có thế mạnh kinh nghiệm. Nếu họ đi làm cái khác thì có lợi không? Thay vào đó tập trung chuyên vào lĩnh vực của mình, hoặc tăng quy mô sản xuất lên rồi đi đầu tư ra bên ngoài nhưng chỉ với lĩnh vực đó. Đây là bài toán về lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế. Nếu bài toán này không được tính kỹ thì về dài hạn là không ổn. Thêm vào đó, các TĐKT Nhà nước được giao nắm giữ trọng trách những ngành huyết mạch của nền kinh tế, đòi hỏi họ không được xao nhãng ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình. Đề cập đến vấn đề này, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng phát biểu trên báo chí, sự bành trướng của các TĐKT Nhà nước sang mọi lĩnh vực kinh doanh khác vừa đi ngược chủ trương “Nhà nước và DNNN sẽ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân”, vừa phân tán lực lượng và sức cạnh tranh của DNNN, vừa không giải phóng được những nguồn lực do các DNNN nắm

giữ mà không sử dụng có hiệu quả, vừa thêm khó cho Nhà nước trong việc kiểm soát các TĐ này.

Việc kiểm soát vốn đưa vào hoạt động đa lĩnh vực là rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy cơ có thực. Đặc biệt, cần thấy rằng, với khả năng tài chính có hạn của mình, việc đầu tư vốn dàn trải sẽ buộc doanh nghiệp phải tìm đến nguồn vay mới với những điều khoản thương mại ngặt nghèo, dễ đưa họ sa vào chiếc bẫy nợ nần.

Hơn nữa, sự đa dạng hóa đầu tư của các DNNN còn trực tiếp góp phần làm tăng áp lực lạm phát ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w