Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình Chaebol

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 62 - 65)

Quốc

Rõ ràng mô hình Chaebol Hàn Quốc trong bản thân nó còn tồn tại nhiều nhược điểm nhưng đánh giá chung lại mô hình này vẫn có những ưu điểm mà ta có thể học tập để phát triển các TĐKT ở Việt Nam:

Một là, lựa chọn mô hình

Mô hình tập đoàn kinh tế Chaebol hiện nay đã trở thành đặc trưng của Hàn Quốc. Sở dĩ nó đạt được những thành công đáng ghi nhận bởi thời điểm nó ra đời xuất phát từ yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Đưa ra một mô hình với những mục tiêu rõ ràng, chính sách thực hiện sát sao đã đưa nó đến thành công. Cho nên bài học đối với Việt Nam trước hết là phải xác định mô hình tập đoàn rõ ràng và có những biện pháp cụ thể để áp dụng mô hình đó trong thực tiễn.

Theo các chuyên gia thì việc lựa chọn mô hình tổ chức công ty mẹ- công ty con ở các tập đoàn hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên cơ quan Tổng công ty trước đây với vai trò, nhiệm vụ của mình phải được xây dựng thành nòng cốt của công ty mẹ. Theo các quy định hiện hành của Chính phủ, mô hình tổ chức của các công ty mẹ được lựa chọn theo các hình thức: công ty Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ chi phối. Các tập đoàn đã được thành lập đều lựa chọn hình thức công ty mẹ là công ty Nhà nước. Một số lớn các Tổng công ty 91 trước đây là các DNNN hoạt động trên phạm vi cả nước, có nhiều ngành nghề kinh doanh tương đối đa dạng, trong đó, thường có ngành nghề thực hiện một số nhiệm vụ chính trị mà Nhà nước giao như: Điện lực, Than, Dầu khí, Bưu chính- viễn thông… đảm bảo phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, thực hiện các nhiệm vụ công ích trong đầu tư, kinh doanh, đối với cac khu nông thôn, miền núi, hải đảo. Vì vậy trong giai đoạn đầu của các TĐKT, Nhà nước có thể duy trì một vài công ty mẹ loại này theo hình thức công ty Nhà nước. Tuy nhiên nếu TĐKT nào của Việt Nam cũng là do một công ty Nhà nước giữ vai trò công

ty mẹ thì hình thức TĐKT sẽ không thể phát huy được hết vai trò của mình trong nền kinh tế, cũng như các hoạt động cạnh tranh sẽ không thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác. Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hình thức công ty mẹ là công ty Nhà nước sẽ cản trở TĐKT phát triển và đi ngược lại với quan điểm của Nhà nước là đa dạng hóa sở hữu nền kinh tế. Do đó chỉ nên lựa chọn một vài TĐKT có công ty mẹ là công ty Nhà nước khi các tập đoàn đó thực sự nắm giữ các nhiệm vụ liên quan đến quyền lợi chính trị quốc gia, đảm bảo các nền tảng cơ bản để nền kinh tế quốc gia phát triển vững chắc, ít bị tác động mạnh từ bên ngoài. Còn lại các công ty mẹ của các TĐKT khác chỉ nên là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Hai là, về việc huy động nguồn lực

Các Chaebol Hàn Quốc phát triển thành công bên cạnh việc được hưởng những ưu đãi của Chính phủ giành cho họ còn nhờ vào nguồn vốn và công nghệ nước ngoài mà tự bản thân các Chaebol tìm kiếm được. Điều này đã thể hiện được sự năng động của các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc trong nỗ lực tìm kiếm nguồn lực phát triển. Đây cũng là mặt mà các tập đoàn của Việt Nam còn kém, còn thụ động quá trông chờ vào Chính phủ.

Ba là, về cơ cấu quản lý

Cơ cấu quản lý trong các Chaebol hiện nay vẫn là cơ cấu mệnh lệnh thống nhất quyền uy, chính cơ chế này đã dẫn đến tình trạng kém năng động trong hoạt động quản lý và kìm hãm sự phát triển. Ở Việt Nam hiện nay trong các tập đoàn kinh tế quốc doanh vẫn còn tình trạng này do ảnh hưởng của cơ chế quan liêu bao cấp. Nhìn vào những thất bại của mô hình Chaebol trong cách quản lý, Việt Nam nên từng bước xóa bỏ cơ cấu quản lý này.

Bốn là, mối quan hệ giữa Chính phủ và các tập đoàn kinh tế

Ngay từ khi mới thành lập giữa các Chaebol và Chính phủ đã có sự liên kết vô cùng chặt chẽ. Chính sự liên kết này vô hình chung đã dẫn đến tình

trạng tham nhũng của Chủ tịch tập đoàn cũng như của quan chức Chính phủ- vốn là vấn đề đau đầu của Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam sự lũng đoạn quá mạnh của các tập đoàn kinh tế quốc doanh trên tất cả các lĩnh vực cộng thêm sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào hoạt động của tập đoàn hiện nay sẽ dẫn đến những tiềm ẩn của nguy cơ. Rất nhiều tập đoàn của Việt Nam thì đang giữ vị thế độc quyền, hoặc thống lĩnh thị trường, tức là có thể lũng đoạn thị trường, đặt điều kiện đối với thị trường và áp đảo các đối thủ cạnh tranh khác. Thí dụ như về Hàng không Việt Nam thì rất rõ là các hãng hàng không khác còn rất nhỏ bé. Và ở các lãnh vực khác, thí dụ như dầu khí, than, khoáng sản, thì đấy là những lãnh vực mà Nhà nước đã giao cho các tập đoàn hoàn toàn độc quyền. Trong lãnh vực viễn thông, thì Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ( VNPT ) vẫn đang còn có vị thế rất là lớn so với các đơn vị khác như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội ( Viettel ), Saigon Postel v.v… Vì vậy các tập đoàn này hoàn toàn có khả năng sử dụng, thậm chí lạm dụng vị thế thống lĩnh của mình để lũng đoạn thị trường; và có rất nhiều ví dụ đã chứng minh điều này. Chẳng hạn như là cuộc tranh chấp giữa VNPT và Viettel là đã phải đưa lên đến Thủ tướng Chính phủ giải quyết. Cho nên vấn đề là các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay đang hoạt động không có khung pháp lý nào để giám sát; và các tập đoàn này có tuân thủ luật mà Quốc hội Việt Nam đã ban hành, như Luật Cạnh tranh, Luật Tài nguyên khoáng sản, Luật Môi trường hay không. Bởi vì họ trở nên quá lớn, rất có nguy cơ họ có thể ảnh hưởng đến các quyết định, chính sách, thậm chí gây ảnh hưởng để có thể nhận được rất nhiều đất đai, rất nhiều các ưu đãi khác là hiện thực. Bên cạnh đó, các tập đoàn này được ưu ái. Họ thường xuyên được tháp tùng các vị lãnh đạo của Chính phủ, của Nhà nước đi công tác ở nước ngoài; họ có khả năng tiếp cận các cơ quan lãnh đạo bất kỳ lúc nào, hoặc có tiếng nói có trọng lượng hơn cả ngàn lần so với tiếng nói của các chuyên gia hoặc là những người khác. Do đó khả năng họ có thể chi phối chính sách là hoàn toàn có thực.

Năm là, về đào tạo nguồn nhân lực

Hầu hết các Chaebol lớn ở Hàn Quốc đều thành lập các trường để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó Chaebol còn thực hiện tài trợ cho các trường đại học để thu hút đội ngũ sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp tham gia làm việc ở các tập đoàn. Chính vì cách thức như vậy nên hàng năm các Chaebol không chỉ tự đào tạo được đội ngũ nhân lực cho mình mà còn thu hút được nhân tài từ các trường đại học lớn. Họ không chỉ là những người giỏi tay nghề, tinh thần cầu tiến mà còn được giáo dục cả lòng trung thành.

Sáu là, thu hút sự quan tâm và ủng hộ của dư luận

Các Chaebol ở Hàn Quốc giành được sự quan tâm từ dân chúng không chỉ bởi tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó trong đời sống kinh tế của đất nước mà còn do ảnh hưởng của những kênh thông tin từ phía tập đoàn đưa ra qua báo chí, truyền hình về tình hình hoạt động của tập đoàn, những sự kiện nổi bật. Điều này cũng góp phần nhỏ trong mong muốn minh bạch trong hoạt động của tập đoàn.

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w