Thực trạng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 46 - 49)

Từ năm 2005 đến nay, Chính phủ đã quyết định thành lập 8 TĐKT Nhà nước bao gồm: tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tập đoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam. Những tập đoàn này lấy nòng cốt là các Tổng công ty nhà nước hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm có tính chất chi phối tới nền kinh tế. Chính phủ đã chuyển các Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ - công ty con với sự liên kết về vốn để thành lập các TĐKT, các công ty con đăng ký kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tài chính với công ty mẹ và ký hợp đồng trách nhiệm với công ty mẹ để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó; công ty mẹ chỉ quản lý các công ty con với tư cách là chủ sở hữu về vốn. Hiện đã có những công ty mẹ - công ty con hoạt động có hiệu quả như Constrexim (là Tổng công ty thí điểm mô hình công ty mẹ - con đầu tiên), Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro). Tuy nhiên, không phải mọi Tổng công ty 91 chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con đều hoạt động có hiệu quả do sự tập trung quá

lớn, trong khi khả năng quản trị, điều hành chưa đủ khả năng thích ứng, dễ dẫn đến rủi ro.

Theo công bố báo chí, 8 tập đoàn kinh tế quốc doanh (thuộc sở hữu Nhà nước), cả nước có 18 Tổng công ty 91 và 73 Tổng công ty 90 mang dáng dấp tập đoàn kinh tế quốc doanh hoặc công ty mẹ - công ty con. Toàn bộ các đơn vị kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân sách trong tổng số 5.970 doanh nghiệp Nhà nước hiện nay (khu vực kinh tế quốc doanh)

Hiện nay nước ta đang có xu hướng đôn lên hoặc sáp nhập, hoặc tổ chức lại các Tổng công ty 90 và 91 để thành lập các TĐKT quốc doanh. Theo xu thế này nếu gộp các công ty 90, 91 và các tập đoàn kinh tế quốc doanh vào một nhóm thì nhóm này chiếm khoảng 25 đến 30% vốn kinh doanh của cả nền kinh tế (chưa kể tài sản cố định), khoảng 30% vốn đầu tư của toàn xã hội, đóng góp khoảng 14% vào thu ngân sách Nhà nước.

Văn kiện đại hội IX, phần nói về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 có ghi: “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế... Doanh nghiệp nhà nước giữ vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và xã hội và chấp hành pháp luật”. Tuy nhiên, nếu bám sát những điều dù còn chung chung và chưa đầy đủ như vậy đã được ghi vào nghị quyết, có thể nói nghị quyết chưa được thực hiện nghiêm túc.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, trong vài ba năm trở lại đây nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng, bất động sản luôn là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường chứng khoán sôi động trên cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kinh doanh của ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cổ phần đã đạt kết quả cao: tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực ngân hàng gần 3 năm qua đạt 40-50%, tốc độ tăng nguồn vốn

huy động, dư nợ tín dụng tăng 50% so với năm 2006; lợi nhuận thu được từ các dịch vụ truyền thống và chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường phi chính thức luôn cao trên chục lần giá niêm yết. Cổ tức nhiều cổ phiếu đạt trên 20% thậm chí 40% so với mức lợi nhuận của các ngành kinh tế khác. Điều này đã thu hút các nhà đầu tư nhất là các TĐKT thành lập ngân hàng riêng nhiều khi để vay vốn tại ngân hàng của mình. Ví dụ là EVN hay Tập đoàn công nghiệp và khoáng sản Việt Nam có xu hướng đầu tư vào những ngành không thuộc chuyên môn của mình, số vốn đầu tư đã lên tới 117.000 tỉ đồng. Tập đoàn này còn muốn sản xuất cả máy tính, máy tính xách tay thương hiệu EVN; hay tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ cũng dự định mở rộng sang lĩnh vực hàng không... Hiệu quả của việc kinh doanh điện thoại, đất đai, ngân hàng chưa tới đâu thì đã thấy hàng loạt công trình điện lực bị chậm tiến độ, nhiều công trình hư hỏng nhưng chậm được sửa chữa dẫn đến tình trạng thiếu điện trở thành căn bệnh kinh niên.

Trong một cố gắng để có nguồn nguyên liệu (than) phục vụ các công trình nhiệt điện, cuối năm 2007, tập đoàn này lên kế hoạch mua một số mỏ than từ Úc và Indonesia về. Nhưng với đặc tính cố hữu của cách làm việc hành chính, lề mề kiểu doanh nghiệp nhà nước, chưa kịp ký hợp đồng thì các mỏ này đã bị các tập đoàn, doanh nghiệp của Thái Lan, Trung Quốc mua mất.

Tình hình cũng tương tự với Tập đoàn Dầu khí. Trong buổi làm việc của phó thủ tướng Hoàng Trung Hải với lãnh đạo tập đoàn này cuối năm trước, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí đã báo cáo: do tình trạng nguồn dầu mỏ trong nước ngày càng cạn kiệt, tập đoàn dầu khí cũng đã tiến hành thương thảo, tìm kiếm các mỏ để thăm dò, khai thác nhưng cũng thất bại.

Hiện nay, gần một nửa trong số 70 Tổng công ty 90&91 đã và đang đầu tư vào những lĩnh vực “nóng” như: chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản mà giá trị lên tới 27000 tỉ đồng.

Bên cạnh các tập đoàn kinh tế quốc doanh và các Tổng công ty 90,91 còn một loạt các tập đoàn tư nhân mới được thành lập. Các tập đoàn này cùng

với các tập đoàn kinh tế quốc doanh đang dần chi phối nền kinh tế đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Một loạt các tập đoàn kinh tế tư nhân tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh, Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên, Bitis… Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Các mô hình tập đoàn này đều có điểm chung như sau:

 Hầu hết được hình thành trong 10 năm trở lại đây.

 Hầu hết các mô hình đều có điểm xuất phát là mô hình công ty gia đình hoặc nhóm nhà đầu tư thân cận.

 Các mô hình tập đoàn này đều có xu hướng muốn mở rộng mô hình, ngành nghề, tăng cường liên kết, sáp nhập, đẩy nhanh cổ phần hóa, chuyên nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu Mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc và bài học về chính sách phát triển tập đoàn kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập (Trang 46 - 49)