Nhược điểm và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành (Trang 65 - 67)

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, hoạt động đảm bảo vật tư của doanh nghiệp còn tồn tại không ít mặt hạn chế cần khắc phục, cụ thể như sau:

- Nguồn vốn thực hiện mua sắm vật tư chưa được đảm bảo đều đặn, ảnh hưởng tới việc cung ứng vật tư cho sản xuất, gây gián đoạn trong hoạt động sản xuât kinh doanh

- Công tác dự trữ chưa thật sự hiệu quả, xác định lượng dự trữ vật tư chưa chính xác, thường xuyên bị dư thừa gây ứ đọng vốn sản xuất kinh doanh

- Hoạt động sản xuất được tiến hành chưa đều đặn do không chủ động được nguồn nguyên liệu, nguyên vật liệu phải nhập ngoại từ 85-90%, nhất là các bán thành phẩm BOPP, OPP, PA, PET... nên đôi khi phải phục thuộc vào các đơn vị sản xuất ở nước ngoài. Hơn nữa, thị trường quốc tế đang có nhiều biến động mạnh mẽ với xu hướng toàn cầu hoá và những biến đổi sâu sắc trong hợp tác quốc tế có khả năng ảnh hưởng nhiều đến việc đảm bảo vật tư của doanh nghiệp.

- Hoạt động cấp phát vật tư cho các phân xưởng sản xuất còn diễn ra chập chạp gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hệ thống máy móc thiết bị của công ty chưa được hiện đại, cũ kỹ dẫn tới tiêu hao nguyên vật liệu, do vậy làm tăng giá thành sản phẩm.

- Do vật tư của doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài nên chưa tìm kiếm được nhiều nhà cung ứng tin cậy, số lượng các nhà cung ứng còn hạn chế nên đôi khi bị động trong việc mua sắm vật tư, bị ép giá và

Trong thời gian tới, doanh nghiệp đang tìm cách khắc phục các nhược điểm trên để đảm bảo hiệu quả việc đảm bảo vật tư cho sản xuất, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO VẬT TƯ CHO SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở Công ty TNHH sản xuất bao bì và thương mại Đức Thành (Trang 65 - 67)