Tạo ra sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan cùng với các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank (Trang 69 - 74)

ngân hàng thương mại, và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhâp khẩu.

Trong vấn đề quản lý ngoại tệ, ngân hàng nhà nước cần đưa ra những chính sách tạo điều kiện thuận lợi, bình ổn thị trường đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi, do nhu cầu ngoại tệ đối với hoạt động thanh toán hết sức quan trọng.

Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp tăng cường sự liên kết nhất định trong hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt thanh toán tín dụng chứng từ, để các ngân hàng thương mại có thể trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau tránh các rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các bộ ban ngành chính sách đưa ra cần có sự rõ ràng và chit tiết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chấp hành đúng các quy định, nguyên tắc, cũng như có ý thức về trách nhiệm và tinh thần đáp ứng đầy đủ và chính xác các yêu cầu từ phía ngân hàng thương mại để giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra

nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu rủi ro, tạo hiệu quả cao cho hoạt động của các doanh nghiệp.

3.3.3. Hoàn thiện và đổi mới chính sách thúc đẩy, xúc tiến xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho giao dịch thanh toán quốc tế.

Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam cần có thêm hệ thống chính sách, các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế như hướng xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc… bằng các sản phẩm tinh chế thay vì các sản phẩm thô, đối với nhập khẩu cần đưa ra chính sách hợp lý không vi phạm vào quy định của WTO để hạn mức các hàng hóa giá trị kinh tế thấp và các hàng hóa đó có thể sản xuất nhiều ở trong nước.

Việc thi hành chính sách tỷ giá cũng cần được ngân hàng nhà nước nghiên cứu để thúc đẩy việc xuất khẩu của doanh nghiệp, giảm thiểu nhập khẩu, giảm dần mức nhập siêu của nước ta. Việc hoàn thiện các chính sách thúc đẩy xuất nhập khẩu sẽ có tác động mạnh tới hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt thanh toán tín dụng chứng từ do hoạt động này vẫn sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

DANH MỤC THAM KHẢO

Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương (1998)

GS. Đinh Xuân Trình - Trường đại học Ngoại thương - Hà Nội

Giáo trình: Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ

GS. TS Lê Văn Tư, chuyên viên Lê Tùng Vân - NXB Thống kê - 2000 Hệ thống văn bản pháp quy về thanh toán quốc tế, bảo lãnh và tài trợ xuất nhập khẩu - Khoa Tiền tệ tín dụng quốc tế - Học viện Ngân hàng

Hướng dẫn thực hành thư tín dụng Nguyễn Minh Tuấn - NXB Tp Hồ Chí Minh - 1999.

Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam Nguyễn Thị Quy - Trường đại học Kinh tế quốc dân - 1995

Thanh toán quốc tế - Tài trợ ngoại thương và kinh doanh ngoại hối PTS Đỗ Linh Hiệp, PTS Ngô Hướng, CN Hồ Trung Bửu

Giáo trình Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế - TS. Trần Văn Hòe

- Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế - PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo – NXB Đại học Kinh tế quốc dân

Giáo trình Tài chính quốc tế - Học viện Ngân Hàng – NXB Thống Kê Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam – Tài liệu Thư viện quốc gia

Hoàn thiện phương thức thanh toán qua ngân hàng để phù hợp với thông lệ quốc tế - Website Bộ Công nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank (Trang 69 - 74)