LC nhập khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank (Trang 63 - 66)

Tình huống vận tải đơn (Bill of lading) thể hiện Người nhận hàng không phải là Eximbank và xuất trình không đầy đủ cho Eximbank.

- Rủi ro có thể xảy ra: khách hàng có thể nhận hàng và không thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình tại Eximbank hợp lệ.

- Giải pháp: Quy định về vận tải đơn được gửi về cho Ngân hàng đủ bộ hoặc phải thể hiện Người nhận hàng là Eximbank.

Tình huống : Cho phép xuất trình vận đơn có ghi chú xấu (Clause Bill of lading acceptable hoặc các câu khác có ý nghĩa tương tự).

- Rủi ro có thể xảy ra: Hàng hóa giao có thể không đúng chất lượng như Hợp đồng đã ký ban đầu, nhưng khách hàng và Eximbank vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ.

- Giải pháp: L/C không cho phép xuất trình vận đơn có ghi chú xấu.

Tình huống: Cho phép xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of lading acceptable)

- Rủi ro có thể xảy ra: Loại vận đơn này bị chi phối bởi các điều khoản, điều kiện quy định trong Hợp đồng thuê tàu giữa Nhà xuất khẩu và chủ tàu. Khách hàng và Eximbank không thể kiểm soát được các điều khoản, điều kiện của Hợp đồng thuê tàu cũng như các thông tin về con tàu, nên có thể gặp nhiều rủi ro như: khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra với chủ tàu, khách hàng

có thể gặp bất lợi hoặc chủ tàu có thể gian lận nhận hàng từ Nhà xuất khẩu nhưng không giao hàng cho khách hàng.…

 KH có thể không nhận được hàng nhưng vẫn phải thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp.

- Giải pháp: L/C không cho phép xuất trình vận đơn theo Hợp đồng thuê tàu.

Tình huống: Chứng từ vận tải là Airway Bill tức vận chuyển bằng đường hàng không.

- Rủi ro có thể xảy ra: Airway Bill không được xem là chứng từ sở hữu hàng hóa, mặc dù trên Airway Bill ghi rõ Người nhận hàng là Eximbank, nhưng khách hàng vẫn có thể nhận được hàng mà không cần Thư ủy quyền nhận hàng của Eximbank.

- Giải pháp: chi nhánh phải theo dõi sát việc nhận hàng, thông báo cho phía Hải quan sân bay và có xác nhận của cơ quan sân bay. Đồng thời đề nghị khách hàng chấp nhận về việc Eximbank thực hiện phong tỏa hạn mức tín dụng để đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng.

Tình huống: Chứng từ giao hàng là Cargo Receipt ( giấy biên nhận hàng hóa trở trên tàu thủy hoặc máy bay), Delivery Order, Release Order, ...

- Rủi ro có thể xảy ra:Chứng từ giao hàng này thường được sử dụng khi 2 bên mua bán thực hiện giao nhận hàng hóa với nhau tại một địa điểm thỏa thuận (ví dụ tại biên giới…)  Như vậy khách hàng có thể nhận hàng mà không thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ.

-Giải pháp: L/C quy định các chứng từ này phải có dấu mộc đỏ của Eximbank và chữ ký sống của Người đại diện theo pháp luật của Eximbank.

Tình huống:Hàng hóa xuất phát từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ

- Rủi ro có thể xảy ra: Trung bình thời gian hàng về đến Việt Nam từ 25 – 45 ngày, do vậy bộ chứng từ sẽ về trước hàng. Như vậy bắt buộc khách hàng phải nộp tiền thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp L/C mà hàng không rõ hàng có về được Việt Nam không.

- Giải pháp: khách hàng thương lượng Người thụ hưởng điều chỉnh thời gian xuất trình bộ chứng từ sao cho phù hợp với thời gian bộ chứng từ hợp lệ và hàng hóa về đến Việt Nam gần cùng 1 thời điểm.

Tình huống:L/C dẫn chiếu theo UCP600 và Nhà nhập khẩu mua bảo hiểm cho lô hàng.

- Rủi ro có thể xảy ra: UCP600 cho phép chứng từ xuất trình có thể ghi ngày trước ngày phát hành L/C, do đó có khả năng xảy ra tình huống hàng hóa được giao trước khi khách hàng mua bảo hiểm cho lô hàng  Nếu có tổn thất xảy ra cho lô hàng trước khi bảo hiểm có hiệu lực, thì Công ty Bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho lô hàng.

- Giải pháp: L/C cần quy định thời hạn giao hàng (On board date) sau/trùng ngày chứng từ bảo hiểm chính thức có hiệu lực.

Tình huống: Ngân hàng nước ngoài yêu cầu thanh toán phí

- Rủi ro có thể xảy ra: Theo điều 37 của UCP600, nếu Ngân hàng nước ngoài thực hiện theo đề nghị của Eximbank mà không thu được phí của Người thụ hưởng, thì Eximbank phải thanh toán phí. Thời điểm này khách hàng phải cho phép Eximbank trích tiền thanh toán, nhưng đa số khách hàng không đồng ý vì họ cho rằng đã nêu rõ phí ngoài nước Việt Nam do Người thụ hưởng thanh toán.

- Giải pháp: Giải thích ,tư vấn khách hàng ngay trước khi phát hành L/C về các loại phí thông báo có khả năng phải trả cho Ngân hàng nước ngoài: L/C, tu chỉnh L/C, đề nghị giảm tiền thanh toán bộ chứng từ.

Tình huống: Đào hối ra nước ngoài

- Rủi ro có thể xảy ra: khách hàng và Người thụ hưởng cần chuyển tiền không hợp pháp ra nước ngoài, nên lợi dụng L/C không liên quan hàng hóa đã hợp tác với nhau để Người thụ hưởng lập bộ chứng từ giả gửi đến Eximbank chuyển tiền thanh toán ra nước ngoài.

- Giải pháp:

+ Thẩm định kỹ khách hàng theo đúng quy định, nhất là đối với khách hàng mới giao dịch với Sacombank.

+ Nhắc nhở khách hàng bổ sung Tờ khai hải quan theo đúng cam kết trên Giấy đề nghị mở L/C nhằm xác định giao dịch mua bán hàng hóa có xảy ra thực tế.

Tình huống: khách hàng không bổ sung Tờ khai hải quan.

- Rủi ro có thể xảy ra: Vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 21/05/2003 hoặc khách hàng bổ sung Tờ khai hải quan có chỉnh sửa không có xác nhận của Hải quan hoặc nội dung không phù hợp với hợp đồng, hóa đơn.

- Giải pháp: Yêu cầu KH liên hệ Hải quan xác nhận chỉnh sửa phù hợp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Eximbank (Trang 63 - 66)