Trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại ngân hàng Eximbank có những trường hợp rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàng. Eximbank với vai trò chính là ngân hàng mở L/C, thay mặt người nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán cho người xuất khẩu để việc giao dịch thương mại được diễn ra nhanh chóng.
Bảng 2.5: Rủi ro trong thanh toán nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank
Đơn vị: triệu đồng
Loại rủi ro
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Số vụ Thiệt hại Rủi ro kỹ thuật 18 5861,24 15 4347,96 12 3718,75 8 3264 5 2452 Rủi ro đạo đức 7 2074,63 5 1956,31 4 1540,80 2 744 1 271,2 Rủi ro chính trị 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Rủi ro tỷ giá 0 0 1 556 0 0 1 827 1 1012,5 Tổng 25 7935,87 20 6860,27 16 5259,55 11 4835 7 3735,7
(Nguồn: Báo cáo tình hình thanh toán xuất nhập khẩu các năm của Eximbank)
Trong 5 năm hoạt động gần đây thì mức thiệt hại nặng nhất thuộc về năm 2005 với 25 vụ với tổng mức thiệt hại là 7935,87 triệu đồng, với hai loại rủi ro là rủi ro kỹ thuật và rủi ro đạo đức trong đó rủi ro kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất 73,85% với 18 vụ thiệt hại 5861,24 triệu đồng, rủi ro đạo đức với 7 vụ mức thiệt hại là 2074,63 triệu đồng chiếm 26,15%. Bước sang năm 2006 số vụ và mức thiệt hại đã giảm so với năm 2005 cụ thể: số vụ rủi ro kỹ thuật giảm 3 vụ còn 13 vụ với mức thiệt hại 4347,96 triệu đồng ( giảm 25,82% ), rủi ro đạo đức giảm mức thiệt hại xuống còn 1956,31 triệu đồng ( giảm 4,45% so với năm 2005 ), tuy nhiên trong năm cũng xuất hiện 1 vụ liên quan đến rủi ro về tỷ giá gây thiệt hại cho ngân hàng là 556 triệu đồng. Trong năm 2007, số vụ rủi ro trên toàn hệ thống Exim bank là 16 vụ, với trị giá thiệt hại lên tới 5259,55 triệu đồng. Trong đó, rủi ro kỹ thuật chiếm tới 12 vụ với trị giá 3718,75 triệu đồng chiếm 70,7%, rủi ro đạo đức là 4 vụ chiếm 29,3% với mức
thiệt hại là 1540,80 triệu đồng. Năm 2008, số vụ rủi ro đã giảm xuống còn 11 vụ trên toàn hệ thống với mức thiệt hại 4835 triệu đồng giảm nhẹ so với năm 2006 gần 8%, trong đó số vụ rủi ro kỹ thuật là 8 vụ với giá trị thiệt hại là 3264 triệu đồng chiếm 67,5% tổng giá trị thiệt hại, số vụ rủi ro đạo đức giảm xuống chỉ còn là 2 vụ, chiếm 744 triệu trong tổng giá trị thiệt hại, ngoài ra năm 2008 còn có 1 vụ rủi ro do tỷ giá, đạt mức 827 triệu đồng, bằng 17,1% tổng mức thiệt hại trong năm. Đến năm 2009, cả số vụ rủi ro lẫn mức thiệt hại đều giảm, có 9 vụ thiệt hại với tổng thiệt hại 3735,7 triệu đồng giảm 22,7% so với năm 2008, mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Trong đó, rủi ro kỹ thuật với mức thiệt hại là 2452 triệu đồng trên 5 vụ, rủi ro đạo đức là 1 vụ thiệt hại 271,2 triệu đồng, rủi ro tỷ giá là 1 vụ giá trị thiệt hại lớn nhất trong 3 năm (2007- 2009) là 1012,5 triệu đồng.
Các vụ rủi ro của ngân hàng Eximbank có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Thư tín dụng do ngân hàng mở không khớp với yêu cầu trong đơn xin mở L/C của người nhập khẩu .
- Việc không phát hiện được những sai sót của bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi tới hay có sự thiếu sót trong việc thông báo sai sót tới người nhập khẩu cũng là nguyên nhân mà ngân hàng gặp phải.
- Trường hợp ngân hàng chấp nhận những bộ chứng từ gửi quá thời gian quy định cho phép cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng.
- Việc vi phạm đạo đức của người xuất khẩu là nguyên nhân khách quan mà ngân hàng không thể tránh được, nhưng cũng gây những rủi ro nhất định cho ngân hàng về uy tín. Thông thường, người xuất khẩu vẫn gửi bộ chứng từ
đầy đủ để được thanh toán nhưng hàng hóa mà người xuất khẩu gửi đi lại không đạt yêu cầu như trong hợp đồng thương mại, gây tổn thất cho người nhập khẩu.
- Người nhập khẩu cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng, khi từ chối hay trì hoãn hoàn trả tiền cho ngân hàng, sau khi đã nhận được đủ hàng.
- Mức ký quỹ thấp cũng là trường hợp mà ngân hàng đã gặp phải trong quá trình thực hiện thanh toán, người nhập khẩu mất khả năng thanh toán, do vậy ngân hàng phải đứng ra thanh toán cho người xuất khẩu như đã cam kết mà không thể thu hồi được số tiền từ phía nhà nhập khẩu, chịu tổn thất về doanh thu.