Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành (Trang 25 - 27)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là ngân hàng kiến thiết Việt Nam , được thành lập năm 1957 để thực hiện nhiệm vụ nhận vốn từ ngân sách Nhà nước cho vay dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay, BIDV là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn của Việt Nam, cung cấp nhiều dịch vụ cho vay, nhận tiền gửi và các dịch vụ ngân hàng khác cho mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam. Số lượng nhân viên hiện nay của BIDV là Khoảng 12.000 nhân viên với nguồn vốn điệu lệ là khoảng 8000 tỷ VND. Ngân hàng là một trong các ngân hàng hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Lịch sử 50 năm hoạt động của BIDV chia ra thành các giai đoạn:

-Thời kỳ từ 1957-1980:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam( trực thuộc Bộ Tài chính)- tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Trong giai đoạn mới hình thành, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song Ngân hàng vẫn gặt hái được những thành công nhất định. Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng kiến thiết

như: hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, góp phần xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Yên Phụ, đồng thời góp phần xây dựng các trường đại học Bách khoa, Thuỷ lợi...

-Thời kỳ 1981-1989:

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 259-CP của hội đồng Chính phủ.

Nhiệm vụ chính của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc. hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao-Xà-Lá ( Thượng Đình- Hà Nội), khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, Thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện Phả Lại, Ninh bình...

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp như Phân lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc, supe phốt phát Lâm Thao đã được xây dựng. Các công trình thuỷ nông Nam Hà gồm 6 trạm bơm lớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã ra đời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, nhà máy bóng đèn Phích nước Rạng Đông, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo... những đồng vốn ngân sách của Ngân hàng đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401- CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư và phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Ngày 01/01/1995 đã trở thành cột mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: được phép kinh doanh tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư và phát triển của đất nước. Đây được coi là cột mốc chuyển mình đổi mới và phát triển của Ngân hàng.

Thời kỳ này, nhờ nguồn vốn của Ngân hàng đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thuỷ điện Sông Đà, Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long...

Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được ghi nhận, Đảng và Nhà nước đã tặng Ngân hàng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba, huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh....

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w