Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành (Trang 71 - 74)

- trình độ tiếng anh loại B 22 18 3 13.6%

3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, nâng cao sức cạnh tranh của Chi nhánh Hà Thành. Trong những năm qua, Chi nhánh đã chú trọng vào công tác đào tạo nguồn nhân lực như cử nhân viên đi đào tạo, hỗ trợ nhân viên tự đi đào tạo, xây dựng quy trình đào tạo cụ thể. Tuy nhiên, hiệu quả từ công tác đào tạo cần được ban lãnh đạo Chi nhánh đánh giá lại một cách khách quan. Một thực tế hiện nay, công tác đào tạo không mang lại nhiều kết quả như mong đợi. Ban lãnh đạo cần xem xét lại hiệu quả từ công tác đào tạo mà Chi nhánh hiện nay đang thực hiện.

Hiện nay, Chi nhánh Hà Thành đang xây dựng quy trình đào tạo cán bộ nhân viên dựa trên cơ sở là trung tâm đào tạo cán bộ của BIDV. Đây là trung tâm có nhiệm vụ thực hiện công tác đào tạo cán bộ nhân viên cho toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, do hoạt động tại những địa bàn khác nhau cho nên yêu cầu công việc cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó, công tác đào tạo tại trung tâm nhiều khi không đáp ứng hết yêu cầu mà Chi nhánh Hà Thành đang mong đợi. Vì vậy, trong thời gian tới, khi quy mô của Chi nhánh đã được mở rộng hơn nữa, được sự cho phép của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và với yêu cầu từ công tác đào tạo nguồn nhân lực, Chi nhánh Hà Thành nên tính tới việc xây dựng cơ sở

đào nguồn nhân lực riêng cho Chi nhánh. Cơ sở đào tạo này không đi ngược với trung tâm đào tạo của BIDV, tức là nó chỉ thực hiện đào tạo cho cán bộ nhân viên của Chi nhánh các nghiệp vụ mà Chi nhánh đang thực hiện mà các Chi nhánh khác không có hoặc ít thực hiện như: giao dịch địa ốc, giao dịch chứng khoán, lưu ký chứng khoán... Đây là các nghiệm vụ mà các Chi nhánh, sở giao dịch khác không có. Vì vậy, Chi nhánh Hà Thành cần tự xây dựng cơ sở đào tạo cho chính nhân viên cán bộ của mình để nâng cao các nghiệp vụ đó.

Chi nhánh Hà Thành cần hỗ trợ tích cực hơn cho cán bộ nhân viên khi họ được cử đi đào tạo, học tập nâng cao trình độ tại các trường đại học hoặc đi đào tạo tại nước ngoài. Hiện nay, có nhiều cán bộ nhân viên của Chi nhánh Hà Thành đang học tập nâng cao tại các trường đại học trong nước hoặc nước ngoài. Họ học tập tại đây nhằm mục đích nâng cao bằng cấp, nâng cao cơ sở lý luận nhận thức và tiếp cận phương pháp khoa học mới. Vì vậy, Chi nhánh Hà Thành cần hỗ trợ tích cực hơn nữa những cán bộ nhân viên nay, vì họ sẽ là nền tảng nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong tương lai. Việc hỗ trợ đầu tiên đó là hỗ trợ vật chất cho những cán bộ này: Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa phụ cập tiền sinh hoạt phí cho cán bộ nhân viên đang đi học tập đào tạo. Hiện nay, phụ cấp cho cán bộ nhân viên đi học tập và đào tạo tại các trường đại học trong nước là 50.000 VND/người/ngày. Đây là mức phụ cấp tương đối thấp. Vì vậy, ban lãnh đạo cần nghiên cứu xem xét kết hợp quỹ lương, quỹ đào tạo cán bộ của Chi nhánh để đưa ra quyết định nâng mức phụ cấp này một cách phù hợp.

Đào tạo cán bộ chủ chốt: cán bộ chủ chốt là những người có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của Chi nhánh Hà Thành. Đối với các cán bộ này, Chi nhánh Hà Thành cần phải có chính sách đào tạo cụ thể, có như vậy họ mới có thể đảm nhận được các công việc được giao trên cơ sở

trình độ và điều kiện cụ thể của từng người. Cán bộ chủ chốt là lực lượng cán bộ sẽ đảm nhận những vị trí quan trọng trong tương lai, những người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của Chi nhánh Hà Thành.

3.2.5 Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý có vai trò quyết định trong việc tổ chức và vận hành toàn bộ hoạt động của của Chi nhánh Hà Thành. Hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đang cố gắng cổ phần hoá. Vì vậy, Chi nhánh cũng cần nghiên cứu cải tổ, cải thiện mô hình quản lý phù hợp với quá trình cổ phần hoá và hướng tới hoàn thiện sau cổ phần hoá. Việc cổ phần hoá là điều tất yếu, để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao khả năng độc lập. Do đó, hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng cổ phần hoá là điều tất yếu. Hiện nay, tại Chi nhánh Hà Thành quá trình này đang được thực hiện, tuy nhiên còn chậm và thiếu linh hoạt. Cho nên, ban lãnh đạo Chi nhánh cần khẩn trương thúc đẩy các phòng ban, các đơn vị hỗ trợ cùng xây dựng bộ máy quản lý phù hợp. Đây là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng tới định hướng cũng như hoạt động kinh doanh trong tương lai của Chi nhánh. Bộ máy quản lý có tốt thì hoạt động bên trong mới diễn ra suôn sẻ. Có thể khẳng định bộ máy quản lý có ảnh hưởng quyết định nhất tới sự thành công hay thất bại của Chi nhánh trong tương lai.

Ngoài ra, Chi nhánh Hà Thành hiện nay còn đang cố gắng thực hiện công việc theo tiêu chuẩn ISO. Do đó, hoàn thiện bộ máy quản lý dường như là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động. Để có thể hoàn thiện bộ máy quản lý, ban lãnh đạo Chi nhánh và các phòng ban cần thực hiện:

- Nghiên cứu quy trình cổ phần hoá, xem xét mô hình quản lý hiện tại có phù hợp, chỗ nào chưa phù hợp cần sửa chữa hoặc loại bỏ.

- Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện đề án cấu trúc lại mô hình tổ chức có tính đến quá trình cổ phần hoá .

- Trình cấp trên xem xét, nghiên cứu xem có phù hợp bộ máy quản lý chung của BIDV, xem xét phù hợp tình hình của Chi nhánh.

- Khi đã xây dựng bộ máy quản lý phù hợp cần khẩn trương thực hiện vào Chi nhánh, đảm bảo quá trình chuyển đổi bộ máy quản lý không làm ảnh hưởng hoạt động chung của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Thành (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w