- trình độ tiếng anh loại B 22 18 3 13.6%
2.3.5 Thực trạng quá trình đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, BIDV đã có trung tâm đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ. Công tác đào tạo cán bộ nhân viên không chỉ được thực hiện tại Trung tâm mà còn được thực hiện ngay tại Chi nhánh Hà Thành. Năm 2009, Chi nhánh Hà Thành đã cử đi đào tạo và đào tạo trực tiếp tại Chi nhánh tổng cộng 149 lượt người tăng 14 lượt người so với năm 2008 (135 lượt người). Điều đó cho thấy, công tác đào tạo cán bộ nhân viên ở đây luôn được quan tâm.
Chi nhánh Hà Thành đã xây dựng được quy trình đào tạo cán bộ nhân viên. Quy trình đào tạo cán bộ được thực hiện như sau:
Bảng 9: Lưu đồ quy trình đào tạo tại Chi nhánh Hà Thành
Bước Phòng ban tại hội sở chính và các đơn vị
Phòng tổ chức cán bộ
Trung tâm đào tạo Lãnh đạo
1 2 3 4 5 6 7/8 9 10 11/12 Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Dự thảo kế hoạch đào tạo tổng thể - Tiếp nhận kế hoạch đào tạo. - Thông báo kế
hoạch đào tạo Lập kế hoạch chi tiết đào tạo
Tiếp nhận kế hoạch, thông báo Tổ chức khoá đào tạo
Xác định, đăng ký nhu cầu đào tạo tại các đơn
vị Bố trí cán bộ đi học Kết thúc khoá đào tạo Đánh giá chất lượng khoá đào tạo Tiếp nhận kết quả đào tạo Tiếp nhận kết quả học tập Duyệt kế hoạch Duyệt kế hoạch
Cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Quá trình đào tạo không chỉ diễn ra tại Trung tâm đào tạo của Ngân hàng mà có thể thực hiện trực tiếp tại Chi nhánh Hà Thành. Quá trình đào tạo trực tiếp tại chi nhánh cho phép cán bộ nhân viên có học tập vừa có thể làm việc. Thường cán bộ nhân viên mới vào làm việc sẽ được đào tạo trực tiếp tại đây để có thể làm quen công việc.
Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Chi nhánh Hà Thành là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên, tạo ra đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc.
Do xác định được tầm quan trọng của công tác này nên Chi nhánh Hà Thành thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người cán bộ nhân viên. Do đó, các chương trình đào tạo hàng năm vẫn được Chi nhánh Hà Thành xây dựng để cử nhân viên đi đào tạo một cách thường xuyên.
2.3.6 Quá trình đánh giá chất lượng cán bộ
Trong ngành ngân hàng, đặc biệt tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chất lượng cán bộ nhân viên trở thành vấn đề cốt lõi, quyết định thành công hay thất bại. Đặc biệt với Chi nhánh Hà Thành thì chất lượng cán bộ nhân viên lại càng phải được coi trọng hàng đầu. Bởi lẽ,
địa bàn hoạt động của Chi nhánh Hà Thành là một địa bàn trung tâm, có nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực. Vì vậy, để có thể chiếm lĩnh được thị trường, hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì chất lượng cán bộ cần phải không ngừng được nâng cao. Để làm được điều đó ngoài việc không ngừng nâng cao, coi trọng công tác đào tạo cán bộ thì một vấn đề mà Chi nhánh cũng hết sức quan tâm là công tác đánh giá chất lượng lao động.
Chi nhánh hiện nay có 196 cán bộ nhân viên, trong đó có 45 đảng viên. trong năm vừa qua, Chi nhánh đã bồi dưỡng và kết nạp 13 đảng viên mới. Vấn đề chất lượng cán bộ nhân viên luôn được coi trọng tại Chi nhánh do đó đánh giá chất lượng cán bộ cũng luôn được quan tâm. Hiện Chi nhánh đã xây dựng được quy trình đánh giá chất lượng cán bộ một cách bài bản, chi tiết.
Mục đích của việc đánh giá chất lượng cán bộ trong Chi nhánh Hà Thành là xác định năng lực, trình độ, kết quả công tác, ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về chuyên môn nghiệp vụ, về phẩm chất chính trị, lối sống và hiệu quả công tác làm căn cứ để bố trí, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, bổ nhiệm lại, miễn nhiễm, nâng cao lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Qua việc đánh giá chất lượng, cán bộ nhân viên trong Chi nhánh Hà Thành có thể tự thấy được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về: chuyên môn, năng lực công tác, phẩm chất, lối sống... từ đó tự học tập, nghiên cứu, tu dưỡng để phát huy những ưu điểm, những mặt mạnh, đồng thời nhanh chóng sửa chữa những khuyết điểm và khắc phục những yếu điểm để hoàn thành tốt chức trách được giao. Ngoài ra, Chi nhánh Hà Thành còn xây dựng công tác đánh giá chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên. Việc đánh giá tổ chức Đảng và đảng viên trong Chi nhánh nhằm mục đích củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở Đảng, giáo dục, rèn luyện, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, nâng cao chất lượng đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới.
Hiện nay, Chi nhánh Hà Thành đã xây dựng quy trình, mẫu đánh giá cán bộ nhân viên cả trong nghiệp vụ lẫn trong tổ chức Đảng. Đánh giá chất lượng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ có quy trình gồm 8 bước như sau:
Bước 1: Tự nhận xét đánh giá.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến tại phòng. Bước 3: Thông qua Giám đốc và thông qua cấp uỷ. Bước 4: Thông qua hội đồng thi đua.
Bước 5: Lãnh đạo duyệt. Bước 6: Thông báo.
Bước 7: Ghi nhận xét, đánh giá. Bước 8: Lưu hồ sơ.
Quy trình này được thực hiện cho tất cả các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Tuy nhiên, tại mỗi vị trí khác nhau trong chi nhánh quy trình có thể có đôi chút khác biệt. Như vị trí của Giám đốc chi nhánh, sơ đồ đánh giá như sau:
Bảng 9: Lưu đồ đánh giá chất lượng cán bộ cho vị trí Giám đốc tại Chi nhánh Hà Thành
Giám đốc Cấp uỷ Tổng giám
đốc, phó tổng giám đốc Ban, phòng tổ chức cán bộ Hội đồng thi đua Tổng giám đốc
Không đồng ý
Đồng ý
Đối với nhân viên trong Chi nhánh, quy trình đánh giá lại có đôi chút khác biệt như: phiếu nhận xét của nhân viên sẽ do trưởng phòng, phó giám đốc phụ trách có ý kiến. Còn lại quy trình, trình tự thực hiện các bước vẫn không có gì thay đổi.
Đối với công tác đánh giá chất lượng đảng viên, đảng viên sẽ được đánh giá thông qua “ phiếu tự chấm điểm” của mình. Trong đó, đảng viên cần tự đánh giá về: tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức lối sống, về thực hiện nhiệm vụ được giao, về tổ chức kỷ luật, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, điểm liệt. Sau đó, đảng viên tự đánh giá xếp loại đảng viên của mình. Việc thực hiện “ phiếu tự chấm điểm” cùng với bỏ phiếu tín nhiệm có thể đánh giá chính xác chất lượng đảng viên.
Chi nhánh Hà Thành trong những năm qua luôn coi trọng công tác đánh giá chất lượng cán bộ cả về chuyên môn, phẩm chất đạo đức cũng như tư tưởng chính trị. Ban lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo công tác đánh giá cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh gian lận, tiêu cực cũng như ý kiến chủ quan trong đánh giá nhằm mục đích đánh giá đúng chất lượng cán bộ nhân viên ở đây để có những biện pháp khắc phục kịp thời những ảnh hưởng của chất lượng cán bộ đem lại.