Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 56 - 59)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.3. Môi trường vi mô

3.2.3.1. Sức mạnh của khách hàng

Hiện nay ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng có uy tín tại Cần Thơ trong nhiều năm qua do có rất nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, do tính chất đặc trưng của ngân hàng là nhạy cảm với lãi suất nên điều này đã tác động không nhỏ đối với hoạt động của BIDV Cần Thơ khi hiện nay tình hình lãi suất đang diễn ra hết sức phức tạp. Các cá nhân và doanh nghiệp sẽ chọn ngân hàng có lãi suất cho vay thấp và lãi suất tiền gởi cao để giao dịch do đó BIDV Cần Thơ đang phải cạnh tranh với các ngân hàng khác để giữ chân khách hàng.

Mặt khác, BIDV Cần Thơ có thế mạnh về chất lượng phục vụ, huy động và cho vay đối với đối tượng khách hàng mục tiêu nên BIDV Cần Thơ luôn có một lượng khách hàng ổn định là các khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên khi hoạt động thu hút, nên khi hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước càng mạnh thì giao dịch qua BIDV Cần Thơ ngày càng tăng. Đây cũng là một thế mạnh về chất lượng dịch vụ của BIDV Cần Thơ. Bên cạnh đó ngân hàng luôn cũng được đưa ra mức lãi suất tiền gởi và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để huy động vốn từ cá nhân và doanh nghiệp.

3.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

Lĩnh vực ngân hàng hiện nay đang là lĩnh vực khá hấp dẫn và thu hút được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước và triển vọng phát triển ngành khá cao. Với tốc độ tăng trưởng cao về huy động vốn và dư nợ cho vay liên tục trong những năm gần đây BIDV Cần Thơ đang tạo được khoảng cách xa dần các đối thủ cạnh tranh về quy mô tổng tài sản, vốn huy động dư nợ cho vay và lợi nhuận.

Tuy nhiên, hiện nay cả nước ta có hơn 52 ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động. Trong những tháng đầu năm 2008 đã có 2 ngân hàng Liên Việt và FPT xuất hiện càng làm tăng việc cạnh tranh với BIDV. Riêng ở Cần Thơ có trên 30 ngân hàng nên sự cạnh tranh của BIDV Cần Thơ với các ngân hàng trong khu vực cũng không kém phần gay gắt. Ngoài ra còn có một số ngân hàng có nguồn vốn lớn như: Sacombank, Eximbank, Vietcombank,… Tuy mỗi ngân hàng đều có thế mạnh về dịch vụ riêng nhưng đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động của BIDV Cần Thơ.

Hiện nay với sự tham gia của các ngân hàng vào thị trường Việt Nam thì các ngân hàng trong nước không chỉ cạnh tranh mà còn có sự liên kết giữa các ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán. Các hoạt động liên kết như dịch vụ chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, một số ngân hàng hỗ trợ vốn lẫn nhau thông qua làm cổ đông của ngân hàng khác bằng việc mua chứng khoán. Các đối tác chiến lược trong nước của BIDV Cần Thơ sẽ hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm chia sẻ sản phẩm dịch vụ – khách hàng – mạng lưới – thị trường – thương hiệu. Tuy nhiên, mức độ liên kết giữa các ngân hàng Việt Nam còn thấp, thể hiện ở việc các ngân hàng ít quan tâm đến khủng hoảng của các ngân hàng khác. Có nhiều liên minh trong việc trong việc thanh toán và rút tiền bằng thẻ ATM còn chưa thực hiện được ở các ngân hàng.

3.2.3.3. Các rào cản gia nhập

Các chính sách điều tiết vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngân hàng. Khi nhà nước tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, làm hạn chế sự gia nhập thị trường của một số tổ chức tín dụng muốn đầu tư để thành ngân hàng thương mại cổ phần. Hơn nữa, BIDV Cần Thơ muốn lớn mạnh trong khu vực cần phải tăng cường lượng vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh đó việc cấp phép thành lập các ngân hàng hiện nay đã được chính phủ xem xét kỹ lưỡng nhằm tránh việc ra đời ồ ạt các ngân hàng, và diễn biến cạnh tranh giữa các ngân hàng có thể làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nhất là trong tình trạng lạm phát hiện nay. Cụ thể là năm 2008 đã có gần 10 ngân hàng xin cấp phép hoạt động nhưng đến nay chỉ có 2 ngân hàng được chính thức thành lập.

3.2.3.4. Sản phẩm dịch vụ thay thế

Trong thời gian qua và dự đoán còn bất ổn trong thời gian tới của tỉ giá USD sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ của đồng Việt Nam và sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản trong thời gian gần đây đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của giá xăng dầu và giá vàng trên thị trường thế giới cũng làm ảnh hưởng đến giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, và gây sự quan tâm cho nhà đầu tư trong việc dự trữ vàng. Việc kinh doanh vàng trở thành một thị trường kinh doanh đầu tư hiện nay tại Việt Nam cũng phần nào làm hạn chế việc gởi tiết kiệm và đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp, khả năng huy động vốn của ngân hàng gặp khó khăn hơn. Ngoài ra còn một số công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính ra đời cũng gây cản trở không nhỏ đến việc huy động và cho vay của các ngân hàng hiện nay.

CHƯƠNG 4:

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦN THƠ

Dựa vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ở chương 2 và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng ở chương 3, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch marketing cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 56 - 59)