Uy tín, ấn tượng đối với khách hàng

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 45)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.1.2.Uy tín, ấn tượng đối với khách hàng

Trong thời gian xảy ra khủng hoảng, BIDV đã đi tiên phong trong việc điều chỉnh giảm lãi suất đã tạo nên ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Điều đó đã giúp cho

các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Đồng thời, công tác phân loại khách hàng để áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, thiết thực luôn được BIDV tuân thủ và thực hiện tốt trong thời gian qua, mang lại hiệu quả đặc biệt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.

Các chính sách tín dụng theo nhiều chương trình, đối tượng này của BIDV đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và được nhiều đối tượng khách hàng đánh giá tích cực. Đây cũng là hoạt động để giữ nguyên các cam kết với khách hàng theo các chương trình đã triển khai, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, đồng thời điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp hơn với diễn biến thị trường, khẳng định rõ chính sách tín dụng của BIDV.

3.1.3. Yếu tố nghiên cứu và phát triển

Nằm trong hệ thống BIDV Việt Nam nên hoạt động nghiên cứu và phát triển do hệ thống BIDV Việt Nam đảm nhiệm.

3.1.4. Yếu tố cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất các thiết bị văn phòng hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.1.5. Yếu tố tài chính kế toán

Bảng 2: Một số chỉ tiêu tài chính của 3 năm 2006 – 2007 – 2008

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

Tổng nguồn vốn triệu đồng 838.007 946.538 1.080.065

Tổng vốn huy động triệu đồng 509.839 428.209 493.848

Doanh số thu nợ triệu đồng 2.751.681 2.480.427 3.205.555

Tổng dư nợ triệu đồng 808.045 922.827 1.069.181

Dư nợ bình quân triệu đồng 735.137 674.968 982.088

Nợ quá hạn triệu đồng 4.887 1.146 112.598 VHĐ/ Tổng NV % 60,84 45,24 45,72 Tổng dư nợ/VHĐ % 96,42 97,49 98,99 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 0,6 0,12 10,53 Vòng quay vốn tín dụng lần 3,74 3,67 3,08 LN ròng/DT thuần % 11,33 10,84 5,41  Vốn huy động/Tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ vốn trên cho thấy tỷ lệ vốn huy động/ tổng tài sản tăng giảm không đều qua 3 năm, năm 2006 là 60,84%, năm 2007 là 45,24% và năm 2008 là 45,72%. Tỉ lệ này có xu hướng giảm cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngay càng khó khăn hơn trước, mà nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng không đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác về lãi suất (do BIDV Cần Thơ là ngân hàng thương mại nhà nước nên việc điều chỉnh lãi suất không được chủ động mà phải theo hệ thống).

Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỉ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng đã không đạt hiệu quả.

Nhìn vào tỷ lệ dư nợ/Tổng vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỉ lệ này luôn thấp hơn 100%, năm 2006 tỉ lệ này là 96,42%, năm 2007 là 97,49% và năm 2008 là

98,99%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động được rất có hiệu quả.

Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, tỉ lệ này không vượt quá 5% là tốt. Tỷ lệ này vào 2 năm 2006 và 2007 là rất tốt (0,6% và 0,12%). Tuy nhiên, năm 2008 được xem là năm đầy khó khăn đối với chi nhánh, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng rất cao 10,53% vượt quá mức cho phép của Ngân hàng Nhà Nước. Nguyên nhân là do sự làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng tài chính xảy ra.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ quay vòng vốn nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn thể hiện khối lượng quay vòng vốn là vốn ngắn hạn vì thời gian trả nợ ngắn. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh qua 3 năm đều giảm, năm 2006 vòng quay vốn là 3,74 lần, năm 2007 là 3,67 lần nhưng đến năm 2008 là 3,08 lần. Năm 2008 định kỳ hạn nợ cho vay kéo dài ra do sản xuất kinh doanh khó khăn và lượng cán bộ tín dụng vẫn còn hạn chế, công việc lại quá tải dẫn đến việc thu hồi nợ đến hạn trở nên chậm trễ làm cho vòng quay vốn tín dụng của năm 2008 giảm nhiều so với năm 2006 và 2007.

Tỷ số Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần

Tỷ số này năm 2006 là 11,33%, năm 2007 là 10,84% và năm 2008 là 5,41%. Điều này tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty đều giảm qua 3 năm. Nguyên nhân là do phải trích dự phòng rủi ro nhiều và các chi phí ngày càng tăng.

3.1.6. Tổ chức và quản lý 3.1.6.1. Tổ chức bộ máy

- Bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng với chức năng nhiệm vụ rõ ràng và thống nhất. Hoạt động điều hành quản lý dễ dàng, đạt hiệu quả công việc cao.

3.1.6.2. Tổ chức hệ thống thông tin

- Hệ thống thông tin nội bộ Ngân hàng được tổ chức khá tốt, các phòng ban có thể trao đổi thông tin với nhau một cách dễ dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kênh thông tin từ bên ngoài Ngân hàng cũng được liên kết một cách có hệ thống. Hiện nay BIDV có lập trang web riêng: bidv.com.vn, đây là kênh thông tin rất hữu ích giúp Ngân hàng đưa những tin tức hoạt động của mình đến với công chúng. Cad thông tin về Ngân hàng, tình hình biến động của thị trường, các tin tức sự kiện, cập nhật giá vàng, giá đôla mới nhất, các chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm mới đều được cập nhập thường xuyên và chính xác nhưng còn hạn chế ở chỗ tin tức về chi nhánh chưa được cập nhật nhiều.

3.1.6.3. Văn hóa doanh nghiệp

- Đồng phục áo dài đối với nữ và áo sơ mi, cà vạt đối với nam, trên áo cài biểu tượng của BIDV tạo nên sự đồng bộ và để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng.

- Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu cũng như những chuyến tham quan du lịch cho nhân viên nhân các dịp lễ như 8/3, 30/4, 1/5…là dịp để mọi người tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Đối với khách hàng thì các nhân viên luôn hướng dẫn tận tìn chu đáo, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng.

3.2. Phân tích tình hình bên ngoài ngân hàng

3.2.1. Tình hình thị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường 3.2.1.1. Tình hình thị trường 3.2.1.1. Tình hình thị trường

Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến nay chưa bao giờ lại bất ổn như hiện nay. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn, thị trường bất động sản đóng băng và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát các mặt hàng chủ yếu của nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan. Vấn đề nghiêm trọng hơn mà nền kinh tế phải đối mặt là các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đang đứng trước muôn vàn khó khăn mà chưa có lối ra.

Nguyên nhân tác động tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế của quốc tế... Thứ hai là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam trong hơn một năm qua như rét đậm, rét hại, cúm gia cầm H5N1, bệnh lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng ở động vật bốn chân…

Khủng hoảng tài chính đã làm cho lạm phát tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Trước tình hình đó, nhà nước đã đề ra các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, và các giải pháp chống lạm phát một cách kịp thời và hữu hiệu. Các giải pháp chống lạm phát dựa trên chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam bao gồm các vấn đề c ơ bản như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, rút bớt tiền khỏi lưu thông, rút bớt tiền trong thanh toán các ngân hàng thương mại để chống lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 2/2009, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tăng 1,62% so với tháng 1/2009 và tăng 0,44% so với cuối năm 2008. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 0,23% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,13% so với cuối năm 2008. Nhìn chung, thị trường tài chính tiền tệ tương đối ổn định.

Lãi suất có xu hướng giảm, tỷ giá giữ ở mức ổn định: Đối với lãi suất bằng VND, NHNN cho biết, so với cuối năm 2008, mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 0,5- 1,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 2,5-4%/năm. Tuy nhiên từ giữa tháng 02/2009 đến nay, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng từ 0,3-1%/năm.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 6,8-7,5%/năm, lãi suất cho vay ở mức 8-10,5%/năm. Riêng lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-6%/năm, lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng là 12-14%/năm.

Đối với lãi suất bằng USD, có xu hướng giảm so với cuối năm 2008 với mức giảm từ 0,2-0,5%/năm đối với lãi suất huy động và từ 0,2-1,5%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,2-3,5%/năm và lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5,7-7,4%/năm, lãi suất cho vay đối với khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng là 4%/năm.

Nhờ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường được cải thiện đáng kể nên diễn biến tỷ giá trên thị trường chính thức trong tháng 2/2009 tương đối ổn định. Ngày 25/2, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.973đồng/USD, giảm 0,01% so với tháng trước, tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép. Tuy

nhiên, do yếu tố tâm lý, tỷ giá trên thị trường tự do từ ngày 20/2 đến 24/2 dao động với biên độ tương đối lớn, ngày 25/2 giao dịch ở mức 17.700-17.730 đồng/USD.

Tỷ giá EUR/VND biến động giảm theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 25/2, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 22.456-22.876 đồng/EUR, giảm 8,06% so với cuối tháng trước; tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.

Vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng: Tính đến hết tháng 2/2009, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 0,23% so với cuối tháng 1/2009 và tăng 0,54% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 1,35% và đầu tư bằng ngoại tệ ước giảm 2,69% so với cuối năm trước.

Việc tăng đầu tư bằng VND là tác động tích cực chính sách kích cầu của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Về tổng phương tiện thanh toán, ước tháng 2/2009 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cuối năm 2008; trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 4,32% so với tháng trước và tăng 17,67% so với cuối năm trước.

Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do có thêm một ngân hàng nước ngoài đến Việt Nam: Ngày 13/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký giấy phép số 80/GP-NHNN cho phép Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore), có trụ sở chính tại Singapore, được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

3.2.1.2. Vị thế của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành lập từ năm 1957, là ngân hàng thương mại Nhà nước có bề dày lâu đời nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

BIDV được Chính phủ giao chủ trì các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia. Hiện nay, BIDV đang hướng tới xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng với các trụ cột chính là Ngân hàng - Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư.

Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn sát cánh

cùng doanh nghiệp. Ngoài mức lãi suất cho vay ưu đãi, BIDV còn đưa ra gói giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hơn thế, BIDV luôn là “nhạc trưởng” trong các diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các vùng trọng điểm của đất nước không những giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà còn mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

BIDV là Ngân hàng tiên phong trong các hoạt động An sinh xã hội từ nhiều năm nay. Các hoạt động xã hội của BIDV đều hiệu quả và đến đúng tay đối tượng được hưởng, được cộng đồng, công luận và lãnh đạo chính phủ, địa phương ghi nhận...

3.2.2. Tác động của môi trường vĩ mô 3.2.2.1. Kinh tế 3.2.2.1. Kinh tế

Bảng 3: Tình hình lạm phát trong những năm gần đây

Năm Lạm phát (%) Tăng trưởng kinh tế (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2004 9,5 7,7 2005 8,3 8,2 2006 6,6 8,2 2007 12,63 8,5 2008 19,89 6,7 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ gia tăng của lạm phát trong các năm vừa qua ta nhận thấy nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó trong năm 2008, sự gia tăng nhanh chóng của lạm phát đạt tới 19,89% làm cho các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất làm cho thị trường tiền tệ có những bất ổn. Lạm phát năm 2008 bùng phát lên tới 19,89%, trong lúc nhiều nền kinh tế Châu Á bị rung chuyển bởi tình trạng giá cả lương thực và xăng dầu tăng cao hơn. Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển với một tỉ lệ trung bình hàng năm vượt trên 9%- cũng như lửa cháy đổ thêm dầu bởi mức tăng trưởng nhanh chóng của tín dụng ngân hàng, đặc biệt ở các ngân hàng tư.

Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán giảm hoặc tăng, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn: vốn được chuyển từ

thị trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hoặc ngược lại. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ ngân hàng trung ương thực hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ chỉ số thị trường, nhất là thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Việc mua, bán chứng khoán của ngân hàng nhà nước với các ngân hàng thương mại sẽ có tác dụng mở rộng hay thu hẹp khối lượng tiền tệ trong lưu thông, qua đó mà khối lượng tiền tệ được điều tiết theo mục tiêu đã định.

3.2.2.2. Chính trị - pháp luật

Việt Nam gia nhập WTO mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới. Để mở rộng việc gia nhập, chính phủ cho phép ngân hàng có 100% vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam. Điều này làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, buộc các

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 45)