Tình hình thị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 49 - 52)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

3.2.1. Tình hình thị trường và vị thế của ngân hàng trên thị trường

3.2.1.1. Tình hình thị trường

Nền kinh tế Việt Nam tính từ năm 1990 đến nay chưa bao giờ lại bất ổn như hiện nay. Thị trường tiền tệ tín dụng có nhiều dấu hiệu giảm tính thanh khoản, thị trường chứng khoán luôn trong tình trạng bất ổn, thị trường bất động sản đóng băng và ngày càng có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng. Tình trạng lạm phát các mặt hàng chủ yếu của nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan. Vấn đề nghiêm trọng hơn mà nền kinh tế phải đối mặt là các doanh nghiệp trong nền kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đang đứng trước muôn vàn khó khăn mà chưa có lối ra.

Nguyên nhân tác động tới thực trạng nền kinh tế của Việt Nam nói trên trước hết là do khủng hoảng kinh tế của quốc tế... Thứ hai là những thiên tai, bệnh dịch xảy ra triền miên đối với nền kinh tế của Việt Nam trong hơn một năm qua như rét đậm, rét hại, cúm gia cầm H5N1, bệnh lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng ở động vật bốn chân…

Khủng hoảng tài chính đã làm cho lạm phát tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Trước tình hình đó, nhà nước đã đề ra các chính sách điều hành tiền tệ tín dụng, và các giải pháp chống lạm phát một cách kịp thời và hữu hiệu. Các giải pháp chống lạm phát dựa trên chính sách thắt chặt tiền tệ của Việt Nam bao gồm các vấn đề c ơ bản như tăng lãi suất cơ bản, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, rút bớt tiền khỏi lưu thông, rút bớt tiền trong thanh toán các ngân hàng thương mại để chống lạm phát.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 2/2009, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tăng 1,62% so với tháng 1/2009 và tăng 0,44% so với cuối năm 2008. Trong đó, số dư tiền gửi VND tăng 0,23% và số dư tiền gửi ngoại tệ tăng 1,13% so với cuối năm 2008. Nhìn chung, thị trường tài chính tiền tệ tương đối ổn định.

Lãi suất có xu hướng giảm, tỷ giá giữ ở mức ổn định: Đối với lãi suất bằng VND, NHNN cho biết, so với cuối năm 2008, mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 0,5- 1,5%/năm, lãi suất cho vay giảm từ 2,5-4%/năm. Tuy nhiên từ giữa tháng 02/2009 đến nay, một số ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động với mức tăng từ 0,3-1%/năm.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 6,8-7,5%/năm, lãi suất cho vay ở mức 8-10,5%/năm. Riêng lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất chỉ còn 4-6%/năm, lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay thông qua thẻ tín dụng là 12-14%/năm.

Đối với lãi suất bằng USD, có xu hướng giảm so với cuối năm 2008 với mức giảm từ 0,2-0,5%/năm đối với lãi suất huy động và từ 0,2-1,5%/năm đối với lãi suất cho vay. Hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 2,2-3,5%/năm và lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5,7-7,4%/năm, lãi suất cho vay đối với khách hàng cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng là 4%/năm.

Nhờ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường được cải thiện đáng kể nên diễn biến tỷ giá trên thị trường chính thức trong tháng 2/2009 tương đối ổn định. Ngày 25/2, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ở mức 16.973đồng/USD, giảm 0,01% so với tháng trước, tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép. Tuy

nhiên, do yếu tố tâm lý, tỷ giá trên thị trường tự do từ ngày 20/2 đến 24/2 dao động với biên độ tương đối lớn, ngày 25/2 giao dịch ở mức 17.700-17.730 đồng/USD.

Tỷ giá EUR/VND biến động giảm theo sát diễn biến của đồng EUR trên thị trường quốc tế. Ngày 25/2, tỷ giá trên thị trường chính thức ở mức 22.456-22.876 đồng/EUR, giảm 8,06% so với cuối tháng trước; tỷ giá trên thị trường tự do biến động theo xu hướng tỷ giá trên thị trường chính thức.

Vốn đầu tư cho nền kinh tế tăng: Tính đến hết tháng 2/2009, nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế ước tăng 0,23% so với cuối tháng 1/2009 và tăng 0,54% so với cuối năm 2008; trong đó, đầu tư bằng VND ước tăng 1,35% và đầu tư bằng ngoại tệ ước giảm 2,69% so với cuối năm trước.

Việc tăng đầu tư bằng VND là tác động tích cực chính sách kích cầu của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Về tổng phương tiện thanh toán, ước tháng 2/2009 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 3,2% so với cuối năm 2008; trong đó, tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng giảm 4,32% so với tháng trước và tăng 17,67% so với cuối năm trước.

Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do có thêm một ngân hàng nước ngoài đến Việt Nam: Ngày 13/4/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký giấy phép số 80/GP-NHNN cho phép Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore), có trụ sở chính tại Singapore, được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

3.2.1.2. Vị thế của BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành lập từ năm 1957, là ngân hàng thương mại Nhà nước có bề dày lâu đời nhất trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

BIDV được Chính phủ giao chủ trì các dự án lớn, trọng điểm của quốc gia. Hiện nay, BIDV đang hướng tới xây dựng mô hình tập đoàn tài chính - ngân hàng với các trụ cột chính là Ngân hàng - Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư.

Là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn sát cánh

cùng doanh nghiệp. Ngoài mức lãi suất cho vay ưu đãi, BIDV còn đưa ra gói giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hơn thế, BIDV luôn là “nhạc trưởng” trong các diễn đàn xúc tiến đầu tư vào các vùng trọng điểm của đất nước không những giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mà còn mở ra nhiều cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong tương lai.

BIDV là Ngân hàng tiên phong trong các hoạt động An sinh xã hội từ nhiều năm nay. Các hoạt động xã hội của BIDV đều hiệu quả và đến đúng tay đối tượng được hưởng, được cộng đồng, công luận và lãnh đạo chính phủ, địa phương ghi nhận...

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)