Sơ đồ tổ chức

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 37)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

2.2.3. Sơ đồ tổ chức

Bộ máy quản lý của ngân hàng được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, với chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban rõ ràng và thống nhất, hoạt động của từng bộ phận được dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Ban lãnh đạo ngân hàng có năng lực quản lý chuyên môn cao, được nhân viên công ty tín nhiệm.

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Ban Giám đốc PGD khu CN trà Nóc PGD Ninh Kiều PGD Thốt Nốt Khối quản lý rủi ro Khối quan hệ khách hàng Khối tác nghiệp

Khối quản lý nội bộ

Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng Quản trị tín dụng Phòng kế hoạch tổng hợp (bao gồm bộ phận điện toán) Phòng DVKH cá nhân Phòng DVKH doanh nghiệp (bao gồm TTQT) Phòng Quản lý dịch vụ kho quỹ Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch (2007/2006) Chênh lệch (2008/2007) Chỉ tiêu

2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối

(%) Tuyệt đối

Tương đối (%)

I. THU NHẬP 128.777 100.429 174.262 - 28.348 - 22,01 73.833 73,52

1. Thu nhập từ lãi 86.781 84.408 149.024 - 2.373 - 2,73 64.616 76,55

Thu từ lãi cho vay 85.379 84.400 149.017 - 979 - 1,45 64.617 76,56

Thu từ lãi tiền gửi 1.402 8 7 - 1.394 - 99,43 - 1 - 12,5

2. Thu nhập ngoài lãi 41.996 16.021 25.238 - 25.975 - 61,85 9.217 57,53

II. CHI PHÍ 107.528 85.308 161.172 - 22.220 - 20,66 75.864 88,93

1. Chi phí lãi 71.636 57.550 126.338 - 14.086 - 19,66 68.788 119,53

Chi phí trả lãi tiền gửi 23.880 25.751 28.375 1.871 7,84 2.624 10,19

Chi phí trả lãi tiền vay 45.746 31.799 97.963 - 13.947 - 30,49 66.164 208,07

2. Chi phí ngoài lãi 35.892 27.758 34.834 - 8.134 - 22,66 7.076 25,49

Chi phí dự phòng rủi ro 1.200 14.222 8000 13.022 1.085,17 - 6.222 43,75

III. THU NHẬP TRƯỚC THUẾ 20.249 15.121 13.090 - 5.128 - 25,32 - 2.031 - 13,43

IV. THU NHẬP RÒNG 14.579,28 10.887,12 9.424,8 - 3.692,16 - 25,32 - 1.462,32 - 13,43

2.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

2.3.1. Phân tích thu nhập của ngân hàng từ năm 2006 – 2008

Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm (trang 36) ta thấy: Tổng thu nhập trong năm 2007 đạt 128.777 triệu đồng, giảm 28.348 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng giảm 22,01%. Trong đó thu nhập từ lãi đạt 86.781 triệu đồng giảm 2.373 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 2,73%. Bên cạnh đó thì thu nhập ngoài lãi cũng giảm 25.975 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng giảm 61,85%. Nhìn chung ta thấy, năm 2007 thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi đều giảm so với năm 2006 nhưng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh nên tổng doanh thu cả năm của ngân hàng giảm xuống đáng kể.

Nhưng năm 2008 thì thu nhập lại tăng đáng kể so với năm 2006 và 2007 mà đặc biệt là năm 2007. Cụ thể, tổng thu nhập trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 73.833 triệu đồng tương ứng 73,52%. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 64.616 triệu đồng tương ứng 76,55%, và thu nhập ngoài lãi tăng 9.217 triệu đồng tương ứng 57,53%. Sở dĩ thu nhập của Chi nhánh tăng lên đáng kể như vậy là do lãi suất đầu ra – đầu vào tăng lên so với các năm trước.

Từ đó cho thấy, thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Qua 3 năm 2006 - 2008 thu nhập của Chi nhánh tăng giảm không ổn định do tỷ lệ lạm phát ngày càng cao và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ.

2.3.2. Phân tích chi phí của ngân hàng từ năm 2006 – 2008

Chi phí của Chi nhánh gồm các khoản mục: Chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi phí ngoài lãi và chi phí dự phòng rủi ro. Phần này sẽ tiến hành phân tích kết cấu chi phí để hạn chế các khoản chi phí bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Nhìn chung chi phí của Chi nhánh cũng tăng, giảm không ổn định cùng với sự tăng, giảm thu nhập và vốn huy động. Năm 2006 tổng chi phí của Chi nhánh là 107.528 triệu đồng; năm 2006 tổng chi phí là 85.308 triệu đồng giảm 22.220 triệu đồng về tuyệt đối, giảm 20,66% về tương đối; năm 2008 tổng chi phí là 161.172 triệu đồng

tăng 75.864 triệu đồng về tuyệt đối, tăng 88,93% về tương đối, nguyên nhân là do khoản chi phí trả lãi tiền vay tăng cao và phải trích dự phòng rủi ro nhiều.

Song song với nghiệp vụ cho vay thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng. Do đó chi phí dành cho hoạt động trả lãi là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 chi phí trả lãi là 23.880 triệu đồng chiếm 22,21% trong tổng chi phí, năm 2007 là 25.751 triệu đồng (chiếm 30,19%) tăng 1.871 triệu đồng (tăng 7,84%), năm 2008 là 28.375 triệu đồng (chiếm 17,60) tăng 2.624 triệu đồng (tăng 10,19%). Do giá vàng tăng lên một số khách hàng chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, một số khách hàng khác có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng dự trữ đầu cơ. Do đó Chi nhánh muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất lên, điều này dẫn đến chi phí cho huy động vốn tăng lên.

Một khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong chi phí hoạt động của Chi nhánh là chi trả lãi tiền vay. Trả lãi tiền vay trong 2006 là 45.746 triệu đồng, năm 2007 là 31.799 triệu đồng giảm 13.947 triệu đồng tương ứng 30,49% so với năm 2006, năm 2008 chi trả lãi tiền vay là 97.963 triệu đồng, tăng 66.164 (tăng 208,07%) so với năm 2007. Trong 3 năm thì năm 2008 số lãi tiền vay phải trả tăng cao vì trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc phục khó khăn. Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng còn rất hạn chế nên chi nhánh phải vay thêm Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác nên phải trả lãi cao.

Các khoản chi phí khác như: Chi ấn chỉ, giấy tờ in, chi trang đồng phục c ơ quan, chi mua sắm công cụ giao dịch, chi bảo dưỡng công cụ thường xuyên, chi thuê nhà, chi văn phòng phẩm, chi thuê mặt bằng, công cụ lao động, chi xăng dầu, công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,... chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Chi nhánh (hơn 20%). Đây là những khoản chi mà trong những năm tới Chi nhánh nên có biện pháp để hạn chế tăng như tiết kiệm

điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi lại công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,...

Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định Chi nhánh không quản lý tốt những khoản chi của mình, bởi có những điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh buộc phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, lãi vay ngân hàng Đầu tư Trung ương,...) mà trái lại chính những tác động đó tạo cho Chi nhánh cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí phát sinh không cần thiết có như vậy mới góp phần làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh.

2.3.3. Phân tích lợi nhuận của ngân hàng từ năm 2006 – 2008

Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu mà tất cả các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước hướng đến, đã kinh doanh thì phải có lợi nhuận, để đảm bảo cho quá trình tồn tại và phát triển của mình BIDV – Cần Thơ cũng không ngoại lệ, từ bảng số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh ta ta thấy lợi nhuận của BIDV – Cần Thơ có sự giảm sút qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 20.249 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận trước thuế là 15.121 triệu đồng giảm 25,32% so với năm 2006, năm 2008 lợi nhuận trước thuế là 13.090 triệu đồng giảm 13,43% so với năm 2007. Lý do lợi nhuận trước thuế của năm 2007 và 2008 giảm so với năm 2006 là do phải trích dự phòng rủi ro nhiều và các khoản chi phí khác tăng quá cao.

2.4. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng 2.4.1. Thuận lợi 2.4.1. Thuận lợi

- Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với các cơ quan Ban ngành địa phương trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

- Nền kinh tế của thành phố có sự tăng trưởng tốt, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển, hoạt động có hiệu quả cao do đó tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng cho vay và mở rộng dịch vụ.

- Sự quyết tâm và nỗ lực của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh trong việc thực hiện mục tiêu chung.

- Chi nhánh có đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và tạo mối quan hệ tốt với khách hàng.

- Nguồn vốn dồi dào, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao ổn định, đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng.

- Vị thế, uy tín của BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng ngày càng được củng cố và nâng cao. Mối quan hện giữa khách hàng và ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.

2.4.2. Khó khăn

- Số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng trong khi đó trụ sở chi nhánh thì không được rộng.

- Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi năng suất cao trong khi nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Do mới hiện đại hoá ngân hàng vài năm gần đây nên có một số nghiệp vụ chưa triển khai. Điều này làm hạn chế các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách h àng.

- Do mạng lưới chưa được mở rộng đến từng quận, huyện mà còn tập trung ở thành phố Cần Thơ và những nơi lân cận nên làm hạn chế nguồn huy động đầu vào.

- Sự xuất hiện của hàng loạt các ngân hàng trên địa bàn làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.

- Bên cạnh đó, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn, số đơn hàng, việc làm giảm, nhiều doanh nghiệp đang phải cắt giảm lao động, nên tạm thời giãn, hoãn thời gian thực hiện các dự án đầu tư, việc vay vốn các dự án cũng sẽ giảm.

.2.4.3. Phương hướng

Trên nền tảng kết quả đạt được năm 2008, năm 2009 BIDV Cần Thơ tiếp tục phát triển theo mục tiêu, phương châm kinh doanh "Chất lượng - Tăng trưởng bền vững -Hiệu quả -An toàn" làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh.

Bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn, hiệu quả, chất lượng bền vững và kiểm soát được được rủi ro, thực hiện đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, dịch vụ kinh doanh, không ngừng nâng

cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng cung ra thị trường các sản phẩm có tính đột phá, khác biệt, sức cạnh tranh cao.

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế hoạt động kinh doanh, tăng cường hoạt động quản lý, phân tích thực trạng, đánh giá chất lượng các hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, đúng đắn, rõ ràng, minh bạch đảm bảo cho ngân hàng hoạt động "Chất lượng - Tăng trưởng bền vững - Hiệu quả - An toàn".

Chuyển đổi cơ cấu hoạt hoạt đông, đổi mới cách thức quản lý - quản trị kinh donah - quản trị điều hành hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại, phát huy vai trò chủ đạo trong thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trên địa bàn, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 3.1. Phân tích môi trường bên trong ngân hàng

3.1.1. Yếu tố nguồn nhân lực

BIDV Cần Thơ nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển và thành công. Vì vậy một vấn đề được BIDV quan tâm đó là đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng thông qua thực hiện các biện pháp sau:

 Quan tâm hơn đến công tác tuyển dụng những nhân viên có đầy đủ trình độ

và bằng cấp.

 Ở Việt Nam, hàng năm hệ thống các trường đại học, cao đẳng cung cấp

hàng ngàn sinh viên ra trường ở nhiều ngành nghề khác nhau với số lượng lớn các sinh viên tốt nghiệp về Tài chính Ngân hàng. Cũng có lượng lớn các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Khoa Tài chính Ngân hàng ở nước ngoài muốn trở về làm việc cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt, Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hàng năm cũng có một khối lượng lớn sinh viên ra trường cần có việc làm, đây cũng là một nguồn nhân lực dồi dào cho BIDV Cần Thơ.

 Hàng năm, BIDV đều tổ chức thi tuyển để lựa chọn các nhân lực đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu vào làm việc.

 Để giữ đội ngũ nhân viên có kỹ năng và bằng cấp làm việc lâu dài tại một

ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay cũng là một thách thức đối với BIDV.

 Trình độ nhân viên: Hầu hết nhân viên đều tốt nghiệp đại học, bên cạnh đó

còn có một số nhân viên trong quá trình làm việc muốn nâng cao trình độ của mình nên đã đăng ký đi học cao học để có thể làm việc tốt hơn. Ngoài ra, mỗi phòng đều có trưởng phòng, phó phòng điều hành và giải quyết công việc nên công việc của ngày trước không bị tồn đọng lại ngày sau.

3.1.2. Uy tín, ấn tượng đối với khách hàng

Trong thời gian xảy ra khủng hoảng, BIDV đã đi tiên phong trong việc điều chỉnh giảm lãi suất đã tạo nên ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Điều đó đã giúp cho

các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Đồng thời, công tác phân loại khách hàng để áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, thiết thực luôn được BIDV tuân thủ và thực hiện tốt trong thời gian qua, mang lại hiệu quả đặc biệt, được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.

Các chính sách tín dụng theo nhiều chương trình, đối tượng này của BIDV đã nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và được nhiều đối tượng khách hàng đánh giá tích cực. Đây cũng là hoạt động để giữ nguyên các cam kết với khách hàng theo các chương trình đã triển khai, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, đồng thời điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp hơn với diễn biến thị trường, khẳng định rõ chính sách tín dụng của BIDV.

3.1.3. Yếu tố nghiên cứu và phát triển

Nằm trong hệ thống BIDV Việt Nam nên hoạt động nghiên cứu và phát triển do hệ thống BIDV Việt Nam đảm nhiệm.

3.1.4. Yếu tố cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất các thiết bị văn phòng hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)