Lược khảo tài liệu

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và

1.5. Lược khảo tài liệu

 Phạm Thanh Tuấn (2006). Phân tích và đánh giá hiệu quả chiến lược phân phối của Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

 Philip Kotler (2003), Quản trị marketing.

 Ts.Lưu Thanh Đức Hải (2007), Quản trị marketing.

CHƯƠNG 2:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam với tên gọi trong quan hệ quốc tế là VietindeBank, viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Developement of Vietnam). Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

+ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

+ Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 + Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân h àng và phi Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, BIDV luôn khẳng định là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển.

Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Cần Thơ

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Chi nhánh Thành phố Cần Thơ được thành lập năm 1977 theo quyết định số 32/CP của Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ Tín Dụng Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh Hậu Giang hợp lại.

Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Đầu năm 1992 chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ (NHĐT&PT Cần Thơ) ra đời là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Từ ngày 01/01/1995 sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 654/TTG của Thủ Tướng Chính Phủ, hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định 293/QĐ-N119 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cần Thơ là tạo ra được nhiều vốn và sử dụng vốn vào trong một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động Ngân hàng, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.

2.1.1. Năng lực của ngân hàng

Cùng với việc tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng đại lý, BIDV cũng đã tích cực trong mối quan hệ là thành viên của các tổ chức, hiệp hội ngân hàng trên thế giới. Đến nay, BIDV đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Châu Á (ABA), ASEAN và là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á Thái Bình Dương (ADFIAP). Đặc biệt thành tích hoạt động của BIDV đã được ghi nhận qua các giải thưởng ADFIAP 2004 về tài trợ giảm nghèo, ADFIAP 2005 về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và hỗ trợ kinh tế địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của BIDV trên thương trường quốc tế. Nhiều ngân hàng biết đến BIDV như là một ngân hàng lớn hoạt động có hiệu quả, an toàn ở Việt Nam. Các tổ chức quốc tế, ngân hàng đại lý đã chọn BIDV làm ngân hàng đồng tài trợ, ngân hàng đại lý phục vụ cho các dự án.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến năm 2008, tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đạt trên 243,8 nghìn tỷ VND. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 3 sở giao dịch và các chi nhánh trên toàn quốc); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư.

Giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam luôn nêu

cao phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. Với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng”, trong hơn 3 năm trở lại đây, BIDV luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

Trong những năm qua, BIDV đã tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và hiện có quan hệ giao dịch mua bán ngoại tệ với hơn 40 ngân hàng đối tác uy tín trong và ngoài nước cũng như các thị trường giao dịch quốc tế chủ yếu là Hongkong, Singapore, Thụy Sỹ, Frankfurt và London. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB, JBIC cũng đã chọn BIDV làm ngân hàng đồng tài trợ, ngân hàng đại lý phục vụ cho các dự án.

2.1.2. Sản phẩm của ngân hàng

Sản phẩm tiền gửi

 Tài khoản thanh toán (VNĐ, ngoại tệ)

 Tiền gửi có kỳ hạn (VNĐ, ngoại tệ)

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VNĐ, ngoại tệ)

 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang (VNĐ)

 Tiết kiệm dự thưởng

 Tiết kiệm “ổ trứng vàng”

 Tiết kiệm rút dần

 Kỳ phiếu (VNĐ, ngoại tệ

 Trái phiếu coupon (VNĐ, ngoại tệ)

 Chứng chỉ tiền gửi (VNĐ, ngoại tệ)

Sản phẩm tín dụng

 Cho vay cá nhân

 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Cho vay mua ô tô

Cho vay cán bộ công nhân viên

Thấu chi

Cho vay khác.

 Cho vay các tổ chức kinh tế

Cho vay tài trợ xuất khẩu  Cho vay tài trợ dự án Cho vay thi công xây lắp

Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ

 Giao dịch giao ngay

 Giao dịch kỳ hạn tiền tệ

 Giao dịch quyền chọn tiền tệ

 Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ

Sản phẩm tài trợ thương mại

 Chuyển tiền đến

 Chuyển tiền đi

 Phát hành Hối phiếu  Phát hành thư Tín dụng (L/C)  Thông báo L/C  Thông báo và xác nhận L/C  L/C chuyển nhượng  Nhờ thu kèm chứng từ hàng nhập  Nhờ thu kèm chứng từ hàng xuất  Xác nhận bảo lãnh  Bảo lãnh nhận hàng  Chiết khấu  Thanh toán séc du lịch  Dịch vụ chuyển tiền

 Chuyển tiền đi trong nước

 Chuyển tiền đến trong nước

 Chuyển tiền kiều hối

E-banking  Thẻ ATM Thẻ Etrans 365+ Thẻ Vạn dặm Thẻ Power Thẻ Precious

 Dịch vụ gửi, nhận tin nhắn tự động (BSMS)

 Dịch vụ ngân hàng tại gia homebanking, direct banking.

Dịch vụ ngân quỹ

 Thu hộ tại doanh nghiệp

 Kiểm đếm tiền tại trụ sở ngân hàng

 Kiểm định tiền thật, giả  Sản phẩm và dịch vụ khác

Đại lý nhận lệnh, đại lý cho western bank, chi trả tiền lương,….

2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.2.1. Ban giám đốc 2.2.1. Ban giám đốc

2.2.1.1. Giám đốc

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

2.2.1.2. Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức hành chánh, thẩm định vốn, công tác tổ chức tín dụng.

2.2.2. Nhiệm vụ của các phòng

2.2.2.1. Phòng quan hệ khách hàng:

Đối với khách hàng doanh nghiệp

A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách h àng.

- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ).

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng.

B. Công tác tín dụng:

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.

- Theo dõi quản lý tình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

- Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro.

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định.

- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

Đối với khách hàng cá nhân

A. Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng cá nhân.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm.

- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV.

B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân. - Xây dựng kế hoạch, biện pháp hỗ trợ bán sản phẩm.

- Triển khai kế hoạch thực hiện bán hàng.

- Chịu trách nhiệm bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hóa doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

C. Công tác tín dụng:

- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

- Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định. - Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro.

- Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo qui định v à qui trình nghiệp vụ của BIDV.

- Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng.

- Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay để trình lãnh đạo kí.

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài liệu liên quan đến khoản vay sang phòng quản trị tín dụng quản lý.

- Theo dõi quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay.

- Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng.

- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo qui định.

2.2.2.2. Phòng quản lý rủi ro

A. Công tác quản lý tín dụng:

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng.

- Đầu mối đề xuất giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định.

- Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

- Thu thập, quản lý thông tin về tín dụng . - Thực hiện xử lý nợ xấu.

B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng:

- Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. - Trình lãnh đạo các tín dụng/bão lãnh cho khách hàng.

- Phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp:

- Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ của chi nhánh.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

- Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

- Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp chi nhánh. D. Công tác phòng chống rữa tiền

E. Công tác quản lý chất lượng ISO F. Công tác kiểm tra nội bộ

- Tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh.

- Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại chi nhánh theo quy định.

2.2.2.3. Phòng quản trị tín dụng

- Trực tiếp quản lý tác nghiệp và quản trị cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định quy trình của BIDV và của chi nhánh.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng theo quy định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản trị rủi ro để thực hiện rà soát trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ nội dung quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

- Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo qui định.

2.2.2.4. Phòng dịch vụ khách hàng

- Trực tiếp quản lý tài sản và giao dịch với khách hàng.

- Thực hiện công tác phòng chống rữa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

-Chịu trách nhiệm:

Một phần của tài liệu LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)