PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CẦN THƠ (Trang 29)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1. Số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Ngân hàng BIDV Cần Thơ từ năm 2005 đến năm 2007.

- Tổng hợp thông tin từ các báo, tạp chí chuyên về Tài Chính - Ngân hàng như: Tài Chính tiền tệ, thời báo ngân hàng, tạp chí ngân hàng…và từ Website ngân hàng.

2.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn khách hàng thông qua bảng câu hỏi nhằm tìm hiểu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ thẻ của ngân hàng, các khó khăn gặp phải khi sử dụng và ý kiến đóng góp từ phía khách hàng

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Thu thập ý kiến khách hàng từ phiếu thăm dò.

+ Cỡ mẫu: 40

+ Vùng chọn mẫu: địa bàn thành phố Cần thơ

+ Phương pháp chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện).

Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng đến rút tiền tại các địa điểm có đặt máy ATM của BIDV Cần Thơ.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối nhằm xác định mức độ biến động, kết cấu của các loại thẻ trong tổng số thẻ phát hành và doanh số thanh toán của ngân hàng.

- Mục tiêu 2: Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả các chỉ tiêu phân tích hành vi, thái độ sử dụng thẻ của Khách hàng.

- Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích thống kê từ kết quả phỏng vấn trực tiếp, tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng phụ vụ khách hàng.

Phân tích số liệu bằng phương pháp so sánh: dựa trên phương pháp so sánh số liệu tương đối và phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối giữa các năm để thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động thẻ tại ngân hàng.

* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Δy = y1 – y0 Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

Δy : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

* Phương pháp so sánh số tương đối

Mục đích của so sánh số tương đối:

- So sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có mối liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một số chỉ tiêu nào đó qua thời gian.

- So sánh hiệu quả với kỳ hoạt động trước, cho thấy sự tăng giảm trong hiệu quả hoạt động.

Công thức số tương đối động thái kỳ gốc liên hoàn:

Trong đó:

yi: mức độ cần thiết nghiên cứu (mức độ kỳ báo cáo)

yi-1: mức độ kỳ trước (mức độ dùng làm cơ sở so sánh)

ti: Là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phần mềm SPSS: Để thống kê mô tả và phân tích số liệu sơ cấp nhằm đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ thông qua ý kiến của khách hàng về phí mở, mức

% 100 * 1   i i i y y t

ký quỹ, thời gian mở thẻ… và những mong muốn của khách hàng khi sử dụng thẻ.

Ngoài ra trong quá trình phân tích còn sử dụng biểu đồ và biểu bảng để mô tả số liệu.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CẦN THƠ

3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1. Khái quát về ngân hàng BIDV 3.1.1. Khái quát về ngân hàng BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Bank for Investment and Development of Vietnam - gọi tắt là BIDV được thành lập ngày 26/04/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Việt nam trực thuộc Bộ Tài chính. Ngay trong những năm đầu thành lập, ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam không chỉ có những đóng góp quan trọng trong việc quan lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành hàng năm công trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước mà còn góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả... cho nền kinh tế.

Các thời kỳ sau đó, ngân hàng đã đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp, nông thôn, giao thông vận tải, công trình phúcn lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng cũng đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh trên nền đổ nát của chiến tranh.

Sau lần đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam vào ngày 24/06/1981, đến ngày 14/11/1990 ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết địng số 401 – CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Để đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới: chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngân hàng đã được giao nhiệm vụ mới: được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

Vậy là sau hơn 50 năm thành lập và phát triển, BIDV đã lớn mạnh trở thành ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu Việt Nam với hệ thống tổ chức đang được hình thành và hoàn thiện theo mô hình của một tập đoàn Tài chính – Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Đến nay BIDV có tổng tài sản trên 200.000 tỷ VNĐ (12,5 tỷ USD), đạt mức tăng trưởng hơn 20% liên tục trong nhiều năm. Không những thế, với hơn 10.000 cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu công nghệ ngân hàng hàng ngày đang vận hàng và khai thác hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, BIDV là tổ chức tín dụng tiên phong áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế trong hoạt động, là doanh nghiệp đi đầu về công khai minh bạch tài chính, nợ xấu, hoạt động định hạng quốc tế.

Hiện BIDV có mạng lưới hơn 130 chi nhánh, sở giao dịch trên khắp cả nước và nhiều công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ngân hàng Đầu tư – (BSC), công ty Cho thuê tài chính (Leasing), công ty Quản lý và Khai thác tài sản nợ (BAMC), công ty Bảo hiểm BIDV (BIC),... 4 liên doanh với nước ngoài: VID Public Bank, Lao – Viet Bank, công ty Liên doanh tháp BIDV và Viet – Nga Bank; là ngân hàng sáng lập các công ty quản lý quỹ (BVIM), công ty Cổ phần Đầu tư tài chính BIDV (BFC). BIDV hiện đang hoàn thiện các thủ tục để hình thành công ty Cổ phẩn đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ và công ty Thuê Hàng không quý III/2007...

Với tất cả những gì đã đạt được, năm 2007 BIDV được UBDP xếp vị trí thứ tư trong top 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Vào tháng 09/2007 BIDV là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào top 100 ngân hàng có lợi nhuận ròng lớn nhất Châu Á (theo sự bình chọn của Tạp chí Finance ASIA). Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều doanh hiệu và phần thưởng cao quý như:

- Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba

- Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

- Huân chương Hồ Chí Minh...

3.1.2. Tổng quan về BIDV Cần Thơ 3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Cần Thơ (BIDV Cần Thơ) được thành lập vào năm 1977 theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Hậu Giang. Trong thời kỳ này hoạt động chủ Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

yếu của ngân hàng là cấp vốn cho đầu tư và xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch của Nhà nước.

Ngày 26/04/1981 Chính phủ ra Quyết định số 259/CP thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang trên cơ sở Chi nhánh Kiến Thiết và Quỹ Tín dụng Ngân hàng Nhà Nước Hậu Giang tỉnh Hậu Giang hợp lại.

Ngày 14/11/1991 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 401/HĐBT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN.

Đầu năm 1992 BIDV Cần Thơ ra đời là do sự tách tỉnh Hậu Giang ra làm hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Từ ngày 01/01/1995 sau khi chuyển nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo Quyết định 654/TTG của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển chuyển sang hướng kinh doanh đa năng tổng hợp theo Quyết định số 293 /QĐ – NH9 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Trong thời kỳ này nhiệm vụ của BIDV Cần Thơ là tạo được nhiều vốn và sử dụng vốn với hiệu quả tối ưu, gắn chiến lược huy động và sử dụng vào một chiến lược tổng thể nhằm đa dạng hoá và hữu hiệu hoá hoạt động ngân hàng, mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục đích kinh tế đề ra.

Tên đầy đủ: Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ

Tên tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam, Cantho Branch.

Trụ sở giao dịch: số 12 Đại lộ Hoà Bình, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn thành phố ngày càng gay gắt, đòi hỏi Ngân hàng đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ không chỉ dừng lại ở lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản mà còn tiến vào các lĩnh vực khác, với các nghiệp vụ, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn. Vì thế BIDV Cần Thơ đảm nhận những chức năng và nhiệm vụ sau:

- Về huy động vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Huy động vốn với mức tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nước, thu hút nhiều vốn nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

+ Huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn và dài hạn. + Huy động vốn thông qua thanh toán liên ngân hàng.

+ Vay vốn từ Ngân hàng đầu tư và Phát triển Trung Ương và các tổ chức tín dụng khác.

Thu hồi các công trình đã cho vay đầu tư đến hạn trả nợ và nguồn vốn huy động khác.

- Về hoạt động tín dụng

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn với mọi thành phần kinh tế.

+ Thực hiện tín dụng ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động cho các công ty sản xuất kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại khách hàng.

+ Thực hiện tín dụng nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu.

+ Cho thuê dưới hình thức tín dụng thuê mua.

+ Bảo lãnh nhập khẩu thiết bị trả chậm, dự thầu, thực hiện hợp đồng, nhận tiền ứng trước.

+ Củng cố và phát triển khách hàng truyền thống: khối các doanh nghiệp xây lắp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, cungứng thiết bị, khảo sát thiết kế...

+ Phát triển khai thác hộ sản xuất cá thể, tư nhân thuộc mọi lĩnh vực bao gồm: kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng.

+ Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ rộng rãi với khách hàng là các ngân hàng bạn trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính tín dụng.

Trong đó, phạm vi hoạt động mà chi nhánh NHĐT&PTCT đặc biệt quan tâm là :

 Huy động và cho vay vốn đối với mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân.

 Hoạt động thanh toán: thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh toán quốc tế; và các nghiệp vụ có liên quan như: mở tài khoản thanh toán, mở L/C, séc…

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

 Các dịch vụ ngân quỹ: chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi... Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

 Ban Giám đốc Giám đốc

- Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng.

Phó giám đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

 Phòng Tín Dụng

- Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong mọi quan hệ , kiểm tra mọi thủ tục, điều kiện vay vốn, trình ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng như :

+ Cho vay trung, dài hạn, tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động của đơn vị và các doanh nghiệp.

- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, mở sổ theo dõi, thu lãi, theo dõi cấp phát vốn và cấp phát tín dụng.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: bảo lãnh, thực hiện hợp đồng bảo lãnh ứng trước.

 Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng

- Thu nhập các thông tin, đánh giá và phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật.

- Thẩm định dự án cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn), các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của Trưởng phòng Tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với ác dự án trung hạn và dài hạn.

- Thẩm định đề xuất các hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.

- Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay

- Thư kí hoạt động tín dụng, Hội đồng xử lí rủi ro,…của Chi nhánh, Sở giao dịch.

- Giám định chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay, đánh giá phân loại và xếp hạng khách hàng.

- Định kì kiểm soát phòng Tín dụng trong việc giải ngân vốn vay, và kiểm tra theo dõi vốn vay của khách hàng.

 Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn

- Đề xuất chiến lược huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, vay vốn từ các tổ chức tín dụng và NHĐT&PT trung ương.

- Thống kê và phân tích thông tin, dữ liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ở mức tối ưu.

- Lập báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết và điện báo gởi

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THẺ TẠI NGÂN HÀNG BIDV CẦN THƠ (Trang 29)