Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng ngoại thương Hà Nội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 64 - 69)

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng nguồn vốn huy động 5240 6.270 7.175 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 110 119 107

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội qua các năm có thể nhận thấy : trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, sự biến động ngày càng xấu đi của nền kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của NHNT Hà Nội vẫn đạt chỉ tiêu mà NHNT Việt Nam đề ra, và tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thế, năm 2006 tăng 10% so với năm 2005, năm 2007 tăng 19% so với năm 2006, sang năm 2008, trước tình hình thiên tai tại Hà Nội và khủng hoảng kinh tế, với sự nỗ lực cùng tinh thần quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao, NHNT Hà Nội đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ được giao với tổng số vốn huy động được là 7.175 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2007.

* Đánh giá theo chỉ tiêu cơ cấu huy động vốn

Bảng 2.7 : Đánh giá cơ cấu vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng nguồn vốn huy động( VHĐ) 5240 6.270 7.175 Tổng nguồn vốn ( TNV) 6.754 7.088 7.553

VHĐ/ TNV 78% 88% 95%

Tiền gửi không kỳ hạn 943.2 1567.5 1722 Tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn 18 25 24 Tiền gửi có kỳ hạn 4296.8 4702.5 5453 Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn 82 75 76

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)

Từ bảng cơ cấu sử dụng vốn của NHNT Hà Nội có thể nhận thấy, vốn huy động chiếm một vị trí rất quan trọng. Trong tổng nguồn vốn của NHNT

Hà Nội thì vốn huy động chiếm phần lớn, và tỷ trọng này tăng đều qua các năm. Nếu như trong năm 2006 tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn là 78% thì sang năm 2007 tỷ trọng đó đã là 88% và bước sang năm 2008 là 95%. Điều này chứng tỏ khả năng huy động nguồn vốn bên ngoài của NHNT Hà Nội là rất tốt. Trong tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, còn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Tuy nhiên tỷ lệ vốn huy động không kỳ hạn có tăng qua các năm nhưng mức tăng thực tế còn thấp, mà đây là nguồn có chi phí thấp nên NHNT Hà Nội cần có các chính sách nâng cao việc thu hút thêm nguồn nay trong thời gian sắp tới.

* Đánh giá theo chỉ tiêu cơ cấu sử dụng vốn

Bảng 2.8: Đánh giá cơ cấu sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền

Tổng nguồn vốn huy động 5.240 6.270 7.175

Cho vay, đầu tư 4.670 4.950 4.852

Hệ số sử dụng vốn (%) 89 78.9 68

Huy động vốn ngắn hạn 3784 5.495 5.216

Cho vay ngắn hạn 2.895 3.846 3.557

Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn (%) 76.5 70 68 Huy động vốn dài hạn 1.456 1.775 2.959

Cho vay dài hạn 1.775 775 1.959

Hệ số sử dụng vốn dài hạn (%) 122 229 151

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)

Gắn liền với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, đây cũng là tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn của một doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ kích thích nâng cao quá trình huy động vốn của Ngân Hàng. Qua bảng cơ cấu sử dụng vốn của NHNT Hà Nội có thể nhận thấy cơ cấu sử dụng vốn của NHNT Hà Nội là khá cao mặc dù đang có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2006 hệ số sử dụng vốn của NHNT Hà Nội là 89%, đến năm 2007 hệ số này là 78.9%, năm 2008 hệ số này chỉ còn là 68%. Có sự giảm sút trong hệ số sử dụng vốn này một phần là do cạnh tranh giữa các

ngân hàng ngày càng gay gắt, mặt khác NHNT Hà Nội phải bỏ ra một phần vốn huy động được để dành cho dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán.

Mặc dù khối lượng huy động vốn ngắn hạn của NHNT Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhưng cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng lại luôn ở mức thấp dẫn đến Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn của NHNT Hà Nội còn mở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 2006 hệ số này là76,5%, đến năm 2007 chỉ còn 70%, năm 2008 còn 68%. Điều này cũng có thể hiểu vì đa số lợi nhuận kiếm được của Ngân Hàng đều từ các khoản cho vay trung và dài hạn vì đây là khoản vay có mức lãi suất cao, còn cho vay ngắn hạn chỉ đáp ứng nhu cầu tức thời của dân cư và tổ chức kinh tế nên có lãi suất thấp. Trong khi đó hệ số vay trung dài hạn của ngân hàng lại luôn ở mức cao, đây cũng là thực tế tại các NHTM. Với NHNT Hà Nội do áp dụng nhiều hình thức cho vay dài hạn như vay mua ô tô, vay mua nhà dự án…nên mức cho vay đầu tư trung và dài hạn luôn cao hơn số vốn dài hạn huy động được. Để bù đắp sự thiếu hụt vốn trung và dài hạn này, NHNT Hà Nội đã chuyển đổi kỳ hạn của các khoản vay ngắn hạn để tiến hành cho vay trung và dài hạn, điều này rất dễ nảy sinh trường hợp ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thanh toán khi tỷ lệ chuyển đổi quá cao. Như vậy có thể nói, cơ cấu vốn của NHNT Hà Nội chưa phù hợp với hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, nên hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng chưa cao.

* Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn

Bảng 2.9 : Đánh giá chi phí huy động vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn huy động 5240 6270 7175

Chi trả lãi 313,9 694,3 815.7

Chi phí khác 8,56 15,56 20,25

(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)

Chi phí huy động vốn bao gồm lãi phải trả cho những người gửi tiền và các chi phí khác co liên quan đến hoạt động thu hút vốn như chi phí về quảng cáo, chi phí về cơ sở vật chất, tiền lương cho cán bộ huy động vốn. Trong cơ cấu chi phí vốn thì chi phí trả lãi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất vì chủ yếu ngân hàng thu hút khách hàng đến gửi tiền bằng yếu tố lãi suất. Việc NHNT Hà Nội có chi phí trả lãi hàng năm đều tăng cũng là điều tất nhiên, đó là để đáp ứng nhu cầu đáp ứng và mở rộng tín dụng, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên thị trường. Chi phí lãi tăng kéo theo chi phí vốn của NHNT cũng tăng theo, năm 2006 chi phí vốn bình quân là 6,15% thì đến năm 2007 là 11,32%, năm 2008 là 11,6%. Sở dĩ năm 2007, 2008 NHNT Hà Nội có sự tăng đột biến chi phí bình quân vốn như thế vì trong hai năm đó, các NHTM đã có những cuộc chạy đua lãi suất huy động, đẩy lãi suất tăng nhanh với tốc độ chóng mặt. Trước tình hình đó, NHNT Hà Nội không thể không tăng lãi suất huy động theo. Lãi suất huy động luôn tạo ra ưu thế trong cạnh tranh giữa các ngân hàng nhưng cùng với việc tăng lãi suất kéo theo đó là tăng chi phí về vốn. Vì vậy tăng lãi suất đến mức nào là một vấn đề đối với NHTM.

* Đánh giá theo chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn huy động

Bảng 2.10: Khả năng sinh lời của vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn huy động 5240 6270 7175

LNST 98 111 102

Khả năng sinh lời 1,87% 1,77% 1,42%

Khả năng sinh lời của vốn huy động giúp ta biết với 1 đồng vốn huy động được ngân hàng sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này chính là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn huy động đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đang đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Có thể nhận thấy khả năng sinh lời từ vốn huy động của NHNT Hà Nội còn rất thấp, trong thời gian tới, NHNT Hà Nội cần phải có các biện pháp khắc phục điều này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, chi nhánh Hà Nội (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w