Huy động vốn là công việc đầu tiên và làm nền tảng cho các hoạt động khác của ngân hàng, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước ngày càng gay gắt, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất và có các chương trình nhằm thu hút tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế. Tuy vây với vị thế và uy tín đã tạo lập được trong nhiều năm, do xác định công tác huy động vốn là trọng tâm và xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh cộng với nhiều biện pháp huy động và thu hút vốn có hiệu quả, VCB Hà Nội đã đạt được các kế hoạch huy động vốn đã đề ra góp phần vào thành tích chung của toàn hệ thống ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
Biểu đồ cơ cấu vốn huy động qua các năm
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)
Nhìn vào bảng cơ cấu huy động vốn qua các năm có thể nhận thấy quy mô vốn huy động của các năm tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể là năm 2006, tổng vốn huy động được của VCB Hà Nội là 5.240 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2005. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 6.270 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2006. Năm 2008 nguồn vốn huy động được là 7.175 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2007. Số tăng tương đối của năm
2008 so với năm 2007 thấp hơn số tăng tương đối của năm 2007 so với năm 2006, điều này không có nghĩa là công tác huy động vốn năm 2008 của VCB Hà Nội gặp vấn đề, mà cần phải nhận thấy trong năm 2008, nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu có dấu hiệu suy thoái thêm vào đó Hà Nội phải gánh chịu những thiên tai nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huy động vốn của VCB Hà Nội. Trong năm 2008, có thời điểm mức tăng trưởng huy động vốn của VCB Hà Nội đã được hội đồng quản trị điều chỉnh là 0%. Vì vậy, đạt được kết quả tăng 7% so với năm 2007 đã là một thành công lớn trong công tác huy động vốn của VCB Hà Nội. Có được điều này là do VCB Hà Nội đã nhận rõ đúng đắn vị trí và vai trò quan trọng của công tác huy động vốn. Chi nhánh luôn quan tâm đến vấn đề này, coi đây là công tác sống còn đối với hoạt động kinh doanh của mình. Một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có nguồn vốn vững mạnh. Nắm bắt được điều đó, toàn thể cán bộ nhân viên NHNT Hà Nội không ngừng nỗ lực trong công tác huy động vốn, vượt qua những khó khăn ràn cản nên công tác huy động vốn đã đạt được những thành tích đáng khích lệ.
2.3.2. Đánh giá kết cấu vốn huy động2.3.2.1. Cơ cấu theo đối tượng huy động 2.3.2.1. Cơ cấu theo đối tượng huy động
Trong công tác huy động vốn thì đối tượng khách hàng mà Ngân hàng hướng đến là các tổ chức kinh tế ( chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ) và dân cư.
Cơ cấu vốn huy động của VCB Hà Nội theo đối tượng khách hàng
Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số tiền 06/05 (%) Số tiền 07/06 (%) Số tiền 08/07 (%)
Tổng nguồn vốn huy động 5240 110 6.270 119 7.175 107
Phân theo đối tượng khách hàng
Tỷ trọng(%) 25 34 38
2.Tiền gửi dân cư 3.930 102 4.136 105 4449 103
Tỷ trọng 75 66 62
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)
Nhìn qua bảng cơ cấu vốn huy động của VCB Hà Nội theo đối tượng khách hàng có thể dễ dàng nhận thấy vốn huy động từ tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động ( từ 60-70%).Và số vốn huy động được từ nguồn này tăng đều qua các năm. Đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng, vì vậy sự biến động của nguồn vốn này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, NHNT Hà Nội áp dụng nhận tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, với từng kỳ hạn cụ thể Ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất hợp lý, kết hợp với nhiều chương trình khuyến mại nên ngân hàng đã thu hút được khối lượng đáng kể khách hàng đến gửi tiền. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất để lôi kéo khách hàng về phía mình, tạo ra cuộc đua siêu lãi suất trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là các NHTM đang gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán. Việc gia tăng lãi suất cũng là cách bảo đảm quyền lợi của khách hàng tuy nhiên các ngân hàng không lên quá lạm dụng phương pháp này vì ngoài yếu tố lãi suất, các ngân hàng có thể thu hút khách hàng bằng truyền thống, uy tín, các chính sách Marketing…Trong năm 2008, công tác huy động vốn từ dân cư cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các thiên tai xảy ra trên địa bàn Hà Nội, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả huy động vốn của VCB Hà Nội, làm cho mức tăng trưởng trong huy động vốn năm 2008 so với 2007 chỉ còn là 23% trong khi mức tăng trưởng của năm 2007 so với 2006 là 62%. Tuy nhiên,
trước bối cảnh tình hình kinh tế xã hội như thế thì không chỉ NHNT Hà Nội gặp khó khăn trong huy động vốn mà đó là khó khăn chung của toàn nền kinh tế và của ngân hàng nói riêng. Đạt được những kết quả như thế này đã là cả một sự cố gắng lớn của NHNT Hà Nội.
Nguồn vốn huy động được từ nguồn tiền gửi của VCB Hà Nội được chia làm hai phần :
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Đây là nguồn vốn huy động chiếm chủ yếu trong tổng tiền gửi vì ngân hàng phải trả với lãi suất cao nên huy động được lớn. Và với NHNT Hà Nội thì số vốn này đều tăng đều qua các năm
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : Tỷ lệ tiền gửi này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được, cơ bản đây là nguồn vốn có lãi suất thấp và không ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế được gửi dưới hai hình thức là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Khi các doanh nghiệp hoạt động càng phát triển và ổn định thì đây là nguồn vốn không nhỏ với bất cứ một NHTM nào.
Trong những năm qua, NHNT Hà Nội đã chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế. Điều này thể hiện rõ rệt ở chỗ quy mô vốn thu hút được từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng dần qua các năm ( tăng từ 1.310 tỷ đồng năm 2006 đến 2.726 tỷ đồng năm 2008 ). Mặc dù chiếm tỷ lệ không cao trong tổng vốn huy động được do các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào các ngân hàng để phục vụ nhu cầu thanh toán trong kinh doanh hay chi trả lương cán bộ công nhân viên nên thường không để nhiều vốn trong ngân hàng, tuy vậy nguồn vốn này lại có ý nghĩa lớn đối với ngân hàng vì mặc dù không ổn định nhưng bù lại số tiền mà ngân hàng phải trả cho việc huy động nguồn vốn này là rất ít. Trong năm 2008 mức tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm so với những năm trước, cụ thể mức tăng 2008 so với 2007 chỉ là 23% trong khi mức tăng 2007 so với năm 2006 là
62%. Thực trạng này cũng có thể dễ dàng hiểu được, do năm 2008 nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng, lạm phát bắt đầu tăng cao nên đa số các doanh nghiệp đều làm ăn thua lỗ nên họ toàn bộ lượng tiền mặt cho hoạt động kinh doanh, giảm lượng tiền gửi vào các ngân hàng.
2.3.2.2. Cơ cấu vốn theo loại tiền
Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 Số tiền 06/05 (%) Số tiền 07/06 (%) Số tiền 08/07(%)
Tổng nguồn vốn huy động 5240 110 6.270 119 7.175 107
Phân theo loại tiền
1.Tiền gửi bằng VND 2.704 116 3.433 126 3.919 114
Tỷ trọng 51.6 54.7 54.6
2.Tiền gửi bằng ngoại tệ (VND) 2.536 107 2.837 112 3.256 115
Tỷ trọng 48.4 45.3 45.4
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)
Từ bảng cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền ta có thể thấy tiền gửi nội tệ luôn cao hơn tiền gửi ngoại tệ và tỷ trọng của tiền gửi ngoại tệ và nội tệ đều có xu hướng tăng lên. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế và dân cư đều vay vốn nội tệ để sản xuất kinh doanh và vay vốn ngoại tệ để thanh toán. Trong những tháng đầu năm 2008, các NHTM tiến hành cuộc huy động tiền đồng mạnh, lãi suất tiền gửi được tăng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên mức tăng trưởng của huy động tiền gửi bằng VND chỉ còn là 14%, thua mức tăng trưởng của năm 2007 với 2006 là 26%.
Từ năm 2007, có thể nhận thấy cơ cấu nguồn vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ đang có sự chuyển dịch theo hướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9/2007
từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới. Tính đến 31/12/2008, thị phần huy động VND, USD, quy VND chiếm tương ứng là 1,13% - 2,28% - 1,48% trên địa bàn
2.3.2.3. Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn
Bảng 2.5 : Cơ cấu vốn huy động theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008
Số tiền 06/05(%) Số tiền 07/06 (%) Số tiền 08/07 (%)
Tổng nguồn vốn huy động 5240 110 6.270 119 7.175 107 Không kỳ hạn 943.2 126 1567.5 166 1722 110
Tỷ trọng ( % ) 18 25 24
Có kỳ hạn 4296.8 105 4702.5 109 5453 116
Tỷ trọng ( % ) 82 75 76
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)
Thông qua bảng cơ cấu huy động theo thời hạn ta thấy vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể là tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 là 943.2 tỷ đồng chiếm 18% tổng vốn huy động, sang năm 2007 là 1567.5 tỷ đồng – tương đương 25%, đến năm 2008 là 1722 tỷ đồng tương đương 24%. Xét về tỷ lệ tương đối thì vốn huy động không kỳ hạn đều tăng đều qua các năm, thậm chí năm 2007 vốn huy động không kỳ hạn tăng 66% so với năm 2006 tương ứng với tăng 624.3 tỷ đồng. Như vậy có thể nhận thấy là mức tăng tuyệt đối của vốn không kỳ hạn là rất cao nhưng thực tế mức tăng tuyệt đối của nguồn vốn này là còn khá thấp so với các ngân hàng khác. Đặc biệt đây lại là nguồn vốn có chi phí rẻ.
Vốn không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế nhằm mục đích thanh toán, trả lương cán bộ nhân viên, một phần là của các tổ chức tín dụng khác, số tiền gửi của dân cư chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đây là
nguồn có chi phí huy động thấp, ít nhạy cảm với lãi suất nên các NHTM nên tăng thêm việc thu hút nguồn vốn này để giảm thiểu chi phí thu hút vốn. Đặc điểm của nguồn vốn này nhằm mục tiêu hưởng các tiện ích trong thanh toán chứ không phải là mục tiêu hưởng lãi, do vậy đây chính là nguồn có chi phí thu hút vốn thấp nhất. Hà Nội là địa bàn hoạt động rộng lớn, có một môi trường kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất, sớm nhận rõ được lợi thế này NHNT Hà Nội đã sớm nhận rõ được tầm quan trọng của nguồn vốn này. NHNT Hà Nội đã thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, đặc biệt là khách hàng lâu năm và khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Kèm theo đó, VCB Hà Nội cũng cung cấp các dịch vụ kèm theo như trả lương qua thẻ ATM, các hình thức tư vấn đầu tư… ‘ Tin cậy cho lựa chọn tài chính của bạn ‘ luôn là mục tiêu là NHNT Hà Nội hướng tới.
Trong tổng nguồn vốn huy động được thì vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, đây là nguồn vốn cơ bản giúp ngân hàng phục vụ hoạt động kinh doanh. Có thể nhận thấy đối với nguồn này, hàng năm số vốn mà NHNT Hà Nội huy động được năm sau đều cao hơn năm trước nhưng mức tăng không cao lắm. Cụ thể mức tăng từng năm 2008 so với 2007 là 6%, năm 2007 so với 2006 là 9%, năm 2006 so với 2005 là 5%. Điều này cũng có thể dễ hiểu do công tác huy động của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất tiền gửi kèm theo đó là các chương trình khuyến mãi kèm theo như bốc thăm trúng thưởng, gửi tiền trúng xe…
Các loại kỳ hạn mà VCB Hà Nội đang áp dụng thường là 3, 6, 9, 12, 24 tháng..Trong cơ cấu tiền gửi thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng rõ rệt qua các năm. Đây là nguồn vốn ổn định do ngân hàng biết được thời điểm khách hàng sẽ rút tiền nên ngân hàng sẽ có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý. Trong những năm qua, do đã áp dụng chính sách
sản phẩm đa dạng, với các gói vay với các kỳ hạn khác nhau, với mức lãi suất hấp dẫn kèm theo đó là các chính sách khuyến mãi, kích thích vào tâm lý của người gửi tiền nền NHNT Hà Nội đã thu hút được một khối lượng đáng kể nguồn vốn từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế.
Mục tiêu tín dụng của các ngân hàng là cho vay trung và dài hạn nhằm kiếm lợi nhuận để bù đắp những chi phí huy động vốn. Nắm bắt được xu thế đó, NHNT Hà Nội không ngừng mở rộng các hình thức huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng các khoản vay trung và dài hạn nhưng quy mô nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của tình trạng này là các hình thức huy động vốn trung và dài hạn của NHNT Hà Nội còn quá ít ỏi và một thực tế nữa là với việc gửi trung và dài hạn, người gửi tiền sẽ gặp khó khăn trong khi nảy sinh nhu cầu chi tiêu đột xuất, đây không chỉ là cái kho của NHNT Hà Nội nói riêng mà của các NHTM nói chung.
2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân Hàng ngoại thương Hà Nội
Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2006 2007 2008 Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng nguồn vốn huy động 5240 6.270 7.175 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 110 119 107
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội giai đoạn 2006-2008)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của NHNT Hà Nội qua các năm có thể nhận thấy : trước tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, sự biến động ngày càng xấu đi của nền kinh tế nhưng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của NHNT Hà Nội vẫn đạt chỉ tiêu mà NHNT Việt Nam đề ra, và tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thế, năm 2006 tăng 10% so với năm 2005, năm 2007 tăng 19% so với năm 2006, sang năm 2008, trước