- Lạmdụng thuốc làm cho Corticoid trở nên rất phổ biến.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của Janssen – Cilag tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2008 đề tài xin đưa ra một số kết luận sau:
• Về chính sách sản phẩm:
Về chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
Janssen – Cilag đã sử dụng chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo cả 3 chiều: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu.
+ Theo chiều rộng: mở rộng thêm 2 nhóm tác dụng dược lý.
+ Theo chiều dài danh mục sản phẩm JC có số lượng tăng trưởng sản phẩm khoảng 2 sản phẩm/năm, tỷ lệ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm.
+ Phát triển theo chiều sâu bằng cách đa dạng hoá hàm lượng, dạng bào chế của sản phẩm. Công ty có 40 số đăng ký khác nhau trên tổng số 19 hoạt chất và 7 nhóm điều trị.
Về chiến lược phát triển sản phẩm mới
+ Đưa nhiều sản phẩm có hoạt chất mới hoàn toàn vào Việt Nam. Với những hoạt chất không mới thì được đưa vào ở dạng bào chế mới, ưu việt hơn trong điều trị và trong cách sử dụng.
+ Số lượng hoạt chất ít nhưng đa dạng về dạng bào chế và quy cách đóng gói cho thấy công ty tập trung đầu tư chi phí theo chiều sâu cho một danh mục sản phẩm hẹp.
Việc áp dụng các chính sách trên chứng tỏ thế mạnh trong nghiên cứu và phát triển của một công ty dược phẩm hàng đầu thế giới và tại Việt Nam.
• Về chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
+ Chiến lược kéo và đẩy kết hợp với nhau một cách bài bản và hiệu quả, đồng thời vẫn có sự linh hoạt giữa hai chính sách này với những thuốc mới
vào thị trường và những thuốc đã có mặt trên thị trường. Việc sử dụng linh hoạt các công cụ trên giúp các sản phẩm mới xâm nhập vào thị trường nhanh chóng đồng thời vẫn giữ được vị thế của các sản phẩm quen thuộc.
+ Quảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các sản phẩm OTC có tần suất sử dụng nhiều.
+ Giữ mức chiết khấu cho một số bệnh viện và phòng mạch lớn.
+ Xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho các nhà thuốc để đẩy hàng nhanh chóng ra thị trường.
+ Tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng như tài trợ thuốc miễn phí, khám và tư vấn miễn phí cho bệnh nhân.
+ Hoạt động bán hàng cá nhân cũng được công ty kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn. Các trình dược viên của công ty cũng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp bởi hình ảnh của trình dược viên cũng chính là hình ảnh đại diện cho công ty trước khách hàng.
KIẾN NGHỊ
• Kiến nghị với công ty Janssen – Cilag
1. Cần tiếp tục tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, giảm áp lực trong công việc, xây dựng đội ngũ trình dược viên chuyên nghiệp, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về trình dược và giới thiệu thuốc.
2. Tăng cường hoạt động Marketing để nâng cao hình ảnh của công ty không chỉ với thị trường kê đơn mà cả thị trường OTC.
3. Bổ sung thêm nhóm kháng sinh vào danh mục sản phẩm của Janssen – Cilag tại thị trường Việt Nam. (Tại Mỹ và một số nước trên thế giới Janssen – Cilag đang cho lưu hành dòng sản phẩm kháng sinh Quinolon thế hệ mới với tên biệt dược là Levaquin có cả dạng viên uống và dạng tiêm).
4. Công ty nên tận dụng các chính sách trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có thể hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để sản xuất nhượng quyền chuyển giao công nghệ để giảm giá thành của thuốc.
• Kiến nghị với nhà nước, Bộ Y Tế
1. Quản lý giá thuốc ở mức biến động một cách hợp lý, không cho phép tăng đồng loạt gây ảnh hưởng đến việc cân bằng giá thuốc trên thị trường.
2. Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho các công ty dược phẩm nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng như cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh các loại thuốc có kỹ thuật bào chế cao tại Việt Nam. Từ đó khuyến khích các công ty trong nước học hỏi, rút kinh nghiệm.
3. Khuyến khích các hình thức liên doanh với các công ty dược phẩm nước ngoài để tiếp cận nhanh với công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất dược phẩm.
4. Tăng cường các chế tài xử lý để hạn chế các hoạt động marketing phi đạo đức. Bộ Y Tế nên quy định mức giá trần-sàn đối với từng hoạt chất. Khai báo giá nhập về và quy định giá bán ra, đồng thời có chế tài xử lý một cách chặt chẽ và hữu hiệu các vi phạm của nhà nhập khẩu, phân phối, bán sỉ và lẻ.
5. Tăng cường quản lý hoạt động thông tin quảng cáo thuốc, các hình thức khuyến mãi của các công ty dược phẩm. Xây dựng chế tài để xử lý các vi phạm pháp luật.
6. Thắt chặt các quy định về hoạt động xúc tiến kinh doanh của các công ty dược phẩm nước ngoài đồng thời có chế tài xử lý thích hợp, kịp thời các hình thức nhằm kích thích kê toa sử dụng sản phẩm.
7. Hướng tới lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và xã hội hoá y tế. Cổ phần hoá các bệnh viện công, phát triển y tế cả ở 2 mảng công lập và dân lập nhằm thúc đẩy tính hiệu quả trong quản lý chi tiêu ngân sách y tế đồng thời giảm tác hại của hoạt động Marketing đen.