Phân bổ lại lao động cho hợp lý từng vùng trong tỉnh và xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 76 - 78)

61 Nông lâm ngư

3.2.5.Phân bổ lại lao động cho hợp lý từng vùng trong tỉnh và xuất khẩu lao động

quả thiết thực.

Đưa các chương trình dạy nghề, hướng nghiệp kỹ thuật vào các trường phổ thông; tìm và phổ biến các tài liệu giới thiệu về công nghệ mới, kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong các trường cấp III để giúp cho các em sớm tiếp cận với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo sự say mê bước đầu đối với những tiến bộ kỹ thuật mới. Duy trì và bảo đảm ổn định kinh phí đầu tư các phương tiện, cơ sở vật chất cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề có hiệu quả.

Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho sự nghiệp giáo dục và dạy nghề, người sử dụng lao động hoặc người học nghề đóng góp thêm bằng học phí. Chú ý đúng mức đến các huyện đảo và vùng căn cứ cách mạng để tránh tình trạng chênh lệch quá nhiều về chất lượng lao động hay có tình trạng tụt hậu của những vùng này so với thị xã Rạch Giá hoặc khu công nghiệp Kiên Lương - Hà Tiên.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo, thu hút, trọng dụng và phát huy nhân tài. Trợ cấp tài chính khen thưởng đối với các học sinh nghèo, khó khăn, học sinh giỏi trong tỉnh hoặc thi đậu vào các trường đại học ngoài tỉnh; sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, có chế độ cụ thể ưu đãi (về nhà cửa, về lương và trợ cấp đãi ngộ, về tu nghiệp hàng năm, về kinh phí thực nghiệm...) nhằm thu hút sinh viên khi tốt nghiệp về lại tỉnh tham gia hoạt động kinh tế, tiếp tục các công trình nghiên cứu.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế tự đào tạo nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp cơ sở mình bằng hình thức đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo nghề dự phòng cho người lao động. Đồng thời đầu tư trước cho việc đào tạo nghề bằng hình thức hai bên ký hợp đồng về mức đầu tư, thời gian đầu tư và thời gian làm việc cho đơn vị khi đào tạo xong.

3.2.5. Phân bổ lại lao động cho hợp lý từng vùng trong tỉnh và xuất khẩu lao động động

Phân bổ lao động theo ngành kinh tế phải dựa theo sự bố trí sản xuất dài hạn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tăng cường lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, và phân bố tỷ lệ cân đối cho các ngành giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế - kỹ thuật.

Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế trong những năm tới, căn cứ vào nguồn lao động đã được xác lập, căn cứ vào việc xác định định mức lao động, năng suất lao động trong các ngành, chúng ta tiến hành phân bổ nguồn lao động trên cơ sở các ngành kinh tế mũi nhọn và gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình phân công và phân bố lao động, chúng ta phải tính và đề cập đến ngày công tham gia kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, nhằm quản lý ngày càng cao hơn ngày giờ công trong công nghiệp, và không ngừng mở rộng ngành nghề để tận dụng thời gian nông nhàn.

Phân bổ lại lao động thông qua việc di dân là một giải pháp tích cực cho vấn đề giải quyết việc làm. Thực tế ở Kiên Giang trong những năm qua đã di chuyển lực lượng lao động đi các vùng kinh tế như Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, Bắc đảo Phú Quốc, Thổ Châu và các vùng khác đạt kết quả khá. Trong 3 năm trở lại đây hàng năm tỉnh đã giải quyết 14 ngàn việc làm cho người lao động.

Trong thời gian tới, việc phát triển kinh tế và phát triển đô thị ở Kiên Giang cần thiết phải tính đến vấn đề phân bổ lại lao động theo 2 xu hướng di dân đối nghịch nhau: xu hướng thứ nhất là xu hướng di chuyển vào các vùng sâu của nông thôn, vùng biển, vùng có mật độ dân cư thấp, xu hướng này diễn ra với tốc độ chậm dần; xu hướng thứ hai là xu hướng di chuyển đến các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch và các vùng đô thị hóa, kể cả có kế hoạch di chuyển ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng dồi dào về lao động, tạo ra sức ép giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó không những chỉ phân bổ lại lao động cho hợp lý trong phạm vi tỉnh, mà còn tính đến kế hoạch sắp xếp một lực lượng lao động thông qua đào tạo tay nghề đưa đi xuất khẩu lao động. Đó là một vấn đề quan trọng phải được đẩy mạnh không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 76 - 78)