61 Nông lâm ngư
2.3.2. Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số quốc gia láng giềng [40]
Để thu hút và sử dụng được lực lượng lao động đông đảo, vấn đề then chốt là phải tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Về mặt này, các quốc gia Đông á làm tương đối tốt thông qua nhiều biện pháp và chính sách khác nhau.
Khối lượng của vốn đầu tư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến tiến trình phát triển việc làm. Trong quá trình phát triển, các quốc gia Đông á luôn cố gắng
mình cho đầu tư. Đây là mức đầu tư cao nhất thế giới: Hàn Quốc từ 1970 đến 1980 mức đầu tư trung bình là 28% GDP, Đài Loan là 29,6%. Việc duy trì tỷ lệ tích lũy và đầu tư ở mức cao đã xúc tiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặt cơ sở rộng rãi và vững chắc để mở rộng phạm vi việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Trong tổng vốn đầu tư, tiền gửi tiết kiệm là nguồn đầu tư chủ yếu - Đặc biệt trong giai đoạn những năm 60. Hầu hết các quốc gia này đều duy trì tỷ lệ lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức cao. Nhờ đó đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư rất lớn, biến chúng thành nguồn đầu tư quan trọng để phát triển kinh tế, thu hút lao động vào làm việc.
Lựa chọn cơ cấu kinh tế năng động, chiến lược phát triển linh hoạt cũng là giải pháp hết sức quan trọng để tạo thêm nhiều việc làm mới. Tất cả các quốc gia Đông á đều có những chính sách ngành nghề linh hoạt, chính sách mậu dịch uyển chuyển phù hợp với sự phát triển và nhu cầu thời đại nên đã đặt cơ sở cho chính sách tạo việc làm rộng rãi. Trong những năm 50 và 60, họ ra sức phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động như công nghiệp nhẹ, công nghiệp dệt... Những năm 70 lại tập trung xây dựng công nghiệp nặng. Trong những năm 80, khi cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới phát triển mạnh mẽ, họ đã theo dõi chặt chẽ thành quả của nó và từ đó điều chỉnh mạnh cơ cấu ngành nghề, tập trung vào các ngành có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao để xuất khẩu. Chẳng hạn Chính phủ Singapore đã dùng pháp lệnh để buộc giới chủ chuyển sang các ngành công nghệ kỹ thuật cao; Đài Loan có các biện pháp để hướng dẫn các ngành nghề chuyển sang công nghiệp điện tử...
Sự điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và việc làm uyển chuyển đã khuyến khích sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Nhờ đó không những tạo việc làm cho đông đảo lao động mà còn khắc phục được tình trạng sa thải hàng loạt công nhân.
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là giải pháp có tác dụng thu hút rộng rãi lao động ở mọi trình độ, lứa tuổi. Nhật Bản luôn duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng với sự tồn tại song song của khu vực kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Cơ cấu kinh tế nhị nguyên đó đã cho phép nền kinh tế của Nhật có khả năng thu hút các dạng lao động tay nghề thấp và một lực lượng đông đảo những người tham gia lao động không đủ ngày công vì những lý do riêng, đặc biệt là lao động
phụ nữ. Thực tế cho thấy các xí nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn đối với sản xuất và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Theo Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế, có tới 99% các công ty, xí nghiệp ở Nhật Bản có quy mô vừa và nhỏ. Chúng sử dụng tới 80% lực lượng lao động trong nước. Không những vậy, khu vực sản xuất - kinh doanh nhỏ còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi, là nơi tạm thời tiếp nhận công nhân của các công ty lớn khi thiếu việc làm. Vì vậy, sự tồn tại của khu vực sản xuất - kinh doanh nhỏ được ví như chiếc van an toàn cho các xí nghiệp lớn và công nhân của họ.
Định hướng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu cũng có tác dụng rất lớn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Các quốc gia Đông á đều là những nước có thị trường nội địa nhỏ hẹp. Vì vậy họ rất tích cực phát triển mậu dịch đối ngoại để mở rộng thị trường ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Việc mở rộng thị trường đã có tác động tích cực đến phát triển sản xuất trong nước. Nhờ đó, cơ hội tạo thêm việc làm luôn được tăng lên, nó không những giải quyết việc làm cho số người bị mất việc do hậu quả của tăng năng suất lao động mà còn thu hút thêm những người mới bước vào độ tuổi lao động.
Đài Loan trong thời kỳ 1971 - 1976 do tăng năng suất lao động đã giảm cơ hội tìm việc làm cho 1861 người. Tuy nhiên do tích cực phát triển mậu dịch đối ngoại có kết quả đã kích thích sự mở rộng nhu cầu lao động. Kết quả là trong giai đoạn đó đã tạo thêm cơ hội tìm việc làm cho 2606 người.
Nhật Bản luôn có tốc độ tăng xuất khẩu bình quân nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng sản xuất. Nhờ đó quá trình tái sản xuất luôn được mở rộng và tạo thêm rất nhiều việc làm cho lực lượng lao động đông đảo thông qua các hình thức gia công xuất khẩu.
Có thể nói rằng nâng cao toàn diện tỷ lệ gia tăng việc làm thông qua chính sách khuyến khích xuất khẩu là biện pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không những đảm bảo cho năng suất lao động luôn tăng, mà còn giữ cho tốc độ tạo việc làm mới không bị suy giảm. Tác động tích cực hai chiều của biện pháp này cho thấy đây thực sự là một kinh nghiệm rất có ý nghĩa.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế thành công, quá trình thực hiện mô hình CNH rút ngắn của nền kinh tế Đông á có sự đóng góp rất lớn của công tác bồi dưỡng và sử dụng có
hiệu quả nguồn nhân lực. Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng nguồn nhân lực của các quốc gia này có thể rút ra những bài học sau:
- Nhân tố con người luôn được coi trọng để phát huy và sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Không phải đến nay nhân tố con người mới được coi trọng và đề cao. Ngay từ những bước phát triển đầu tiên và trong suốt mấy thập kỷ qua đây luôn luôn là lĩnh vực được quan tâm đặc biệt. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng đưa các nước này từ chỗ nghèo khổ, tài nguyên khan hiếm và kiệt quệ sau chiến tranh trở thành những nước công nghiệp hóa mới, rút ngắn thời kỳ CNH, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
- Tính nhân văn được đề cao trong quá trình sử dụng và phát triển yếu tố con người. Từ quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đến các chính sách sử dụng và phát huy đều có sự kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại.
- Đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn có vị trí ưu tiên hơn so với các dạng đầu tư khác. Các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực thường xuyên được kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó nền kinh tế luôn luôn có được nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cuối cùng, sự thành công của các nền kinh tế Đông á không chỉ do phần đông dân cư có trình độ học vấn cao mà còn chủ yếu do các chính sách quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực có chất lượng cao đó. ở đây luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với việc tạo ra các yếu tố kích thích, động viên có hiệu quả tính tích cực, sáng tạo của người lao động.
Một số bài học kinh nghiệm của các quốc gia Đông á, những tư tưởng của Mác cùng với các xu hướng và yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực trong điều kiện cách mạng KH- CN hiện nay là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn định hướng cho quá trình sử dụng nguồn nhân lực ở nước ta. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa nền kinh tế. Không có con đường nào khác là phải đào tạo, đào tạo lại, sử dụng nguồn nhân lực theo những yêu cầu chung mang tính quy luật đó.
Chương 3
PHƯƠNG Hướng CƠ Bản, Giải Pháp Chủ Yếu Để Giải Quyết Có Hiệu Quả Việc Làm
ở KIÊN GIANG TRONG Thời GIAN Tới
Trên cơ sở các dự báo về phát triển nguồn lao động và nhu cầu giải quyết việc làm từ nay đến năm 2005 và xa hơn, vấn đề lớn nhất đặt ra trong lĩnh vực lao động - việc làm hiện nay là làm thế nào để có được một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, trước hết phải tạo ra một đội ngũ lao động có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ngăn chặn nguy cơ tụt hậu xa so với các nước xung quanh. Nói cách khác, cần tiến thẳng vào công nghệ cao, tạo ra việc làm có năng suất cao, tiến tới bảo đảm cho người lao động có thể tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình. Mặt khác, cũng cần đặc biệt quan tâm đến yêu cầu về tuyển dụng lao động. Tức là, chú ý phát triển tối đa các vùng, lĩnh vực và ngành nghề mới, lựa chọn và áp dụng công nghệ thích hợp, sử dụng nhiều lao động, để nhiều người có việc làm, nhất là những người thuộc nhóm xã hội dễ bị tổn thương (phụ nữ, vị thành niên, người nghèo, người tàn tật...).
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã nêu: "tập trung sức tạo việc làm: Phương hướng cơ bản là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc
làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh - quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn" [43, 114].
Để giải phóng tiềm năng lao động trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vấn đề quan trọng nhất là phải quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể và nhà nước. Phải thay đổi chuẩn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến của người lao động cho xã hội, đồng thời trả đúng với giá trị lao động sáng tạo của họ. Phải coi trọng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giá trị vật chất do người lao động sáng tạo ra theo luật pháp, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và có đóng góp một phần cho xã hội.
Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Quá trình đó diễn ra bắt đầu từ vấn đề giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề, chuẩn bị cho người lao động bước vào cuộc đời lao động, đến vấn đề tự do lao động và được hưởng thụ xứng đáng giá trị mà lao động sáng tạo ra. Theo nghĩa hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào mục tiêu và đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc chưa có việc làm, phải coi tự tạo việc làm của người lao động trong các thành phần kinh tế là chính, chống ỷ lại vào nhà nước và hành chính hóa sự nghiệp này.
Phương hướng cơ bản có tính chất chiến lược để thực hiện mục tiêu trên hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ là chính với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các vùng kinh tế - xã hội dân cư mới để gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước, đồng thời mở rộng sự nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phát triển việc làm ngoài nước. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội, trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu, số lượng và chất lượng phù hợp
với cấu trúc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị trường lao động. Đa dạng hóa việc làm, trên cơ sở đó mà đa dạng hóa thu nhập, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân); coi trọng khuyến khích các hình thức thu hút được nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta (xí nghiệp nhỏ và vừa, khu vực phi kết cấu, việc làm phi nông nghiệp, hình thức thanh niên xung phong, bộ đội làm kinh tế...).
Đối với khu vực thành thị: Phương hướng rất quan trọng là phải gắn với chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các tập đoàn sản xuất mạnh của nhà nước ở các vùng hoặc trên phạm vi cả nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao và giá trị lao động cũng cao, phù hợp với tính chất đặc thù của lao động ở thành thị. Theo hướng này phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm. Một hướng quan trọng khác là phải phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút được nhiều lao động và phù hợp với đặc điểm của lao động ở thành thị. Trong đó, phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là hướng cần được đặc biệt quan tâm. Đồng thời, phải coi gia công xuất khẩu là một quốc sách; lợi dụng tối đa ưu thế của nước ta là lao động rẻ, dễ tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới, lại có nguồn nguyên liệu trong nước, tại chỗ dồi dào. Vì vậy, hướng phát triển gia công xuất khẩu là phải đa dạng hóa mặt hàng, trước hết là các mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, giày da, gốm sứ, lắp ráp điện tử, xe gắn máy... và mở rộng thị trường, nhất là thị trường ở các nước phát triển và đang phát triển, trong đó coi trọng thị trường khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở trong các thành phố, thị xã sẽ tạo ra rất nhiều việc làm cho thanh niên thành thị, đặc biệt là ở một số thành phố lớn (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...) các khu công nghiệp tập trung (kể cả khu chế xuất). Khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven