Đối với ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 72 - 73)

61 Nông lâm ngư

3.2.1.1. Đối với ngành nông nghiệp

Cần chú trọng đầu tư cho nông nghiệp đúng mức, đa dạng hóa cây trồng, phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước đưa tiến bộ khoa học vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Phát triển trồng cây công nghiệp, mở mang ngành nghề thu hút lao động, sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm việc mới giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nâng cao thu nhập ở nông thôn bằng cách:

* Phát triển chăn nuôi toàn diện trên bộ, dưới mặt nước và vùng ven biển. Thâm canh và mạnh dạn hình thành những vùng chuyên nuôi gia súc, gia cầm và hải sản ở những huyện có tiềm năng và lợi thế để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của những thành phố lớn, của các khu vực công nghiệp và cho chế biến xuất khẩu.

* Phát triển các loại cây công nghiệp và ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao để từ đó nâng dần thu nhập của người lao động. Hướng dẫn nhân dân tận dụng tối đa các mảnh đất thổ cư quanh nhà trồng cây hoặc nuôi gia cầm, gia súc và thủy sản để tận dụng sức lao động, thời giờ nhàn rỗi và đất đai do hộ quản lý, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội.

* Đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, khôi phục các ngành nghề cổ truyền kết hợp sử dụng công nghệ và nguyên liệu hiện đại, mở mang các ngành nghề mới trong đó có mở mang các hoạt động gia công trong khu vực hộ gia đình.

* Phát triển các hoạt động dịch vụ với quy mô nhỏ hoặc vừa để hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông sản hải sản.

* Khuyến khích các hoạt động phi kết cấu ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm có thu nhập mà đòi hỏi ít vốn, sử dụng tốt thời gian nông nhàn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)