Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển để từng bước chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 66 - 68)

61 Nông lâm ngư

3.1.1. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển để từng bước chuyển dịch cơ

nghệ, huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9,25%

Huy động các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm 35 - 40% tổng chi ngân sách bao gồm: Mở rộng mạng lưới giao thông; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi; nâng cấp mở rộng hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình; phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo lại cán bộ; chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường; xây dựng mới một số cơ sở chế biến nông hải sản và sản xuất vật liệu xây dựng; từng bước đầu tư phát triển thị xã, thị trấn và các cụm kinh tế - kỹ thuật - văn hóa theo quy hoạch; tiếp tục xây dựng và thực hiện đề án phát triển Phú Quốc.

Trong nông nghiệp phấn đấu năm 2000 đạt 1,858 triệu tấn lúa, đến năm 2010 là 2,4 triệu tấn lương thực. Tập trung sức đẩy mạnh phát triển lương thực trên cơ sở thâm

canh, tăng vụ, đa canh. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng tỷ trọng chăn nuôi, ổn định cây công nghiệp và cây ăn quả truyền thống theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, lợi thế của từng vùng và điều kiện cơ chế thị trường, lợi thế của từng vùng và điều kiện sinh thái tự nhiên, từng bước đưa ngành chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính. Tăng thêm vốn cho người nông dân vay dưới nhiều hình thức để tăng diện tích trồng lúa, chăn nuôi, cải tạo vườn tạp, làm kinh tế gia đình.

Về lâm nghiệp đẩy mạnh bảo vệ, khôi phục phát triển rừng phấn đấu mỗi năm trồng 25.000 ha quy hoạch trồng bạch đàn và nguyên liệu giấy gắn liền với dự án xây dựng nhà máy giấy; khôi phục rừng U Minh thực hiện trồng rừng phòng hộ ven biển.

Về ngư nghiệp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phấn đấu đạt trên 180 ngàn tấn hải sản. Tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng đánh bắt xa bờ với những ngành nghề phù hợp. Đẩy mạnh chương trình khuyến ngư, phát triển nuôi trồng thủy sản, đến năm 2010 đạt 290 ngàn tấn.

Về công nghiệp, xây dựng cơ bản phấn đấu đạt giá trị sản lượng công nghiệp - xây dựng cơ bản thời kỳ 1996 - 2000 là ( 15,4% - 18,4%); thời kỳ 2001 - 2010 là (12,5% - 14%). Chủ yếu tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Năm 1996 chế biến được 50% nguồn nguyên liệu nông hải sản, và sản xuất 1.287.000 tấn lanh ke và 730.000 tấn xi măng. Đến năm 2000 - 2010 sản xuất đạt 2.872.000 tấn lanh ke và 1.114.000 tấn xi măng. Khuyến khích phát triển cơ khí sửa chữa phục vụ nông - ngư - công nghiệp của tỉnh. Phát triển một số nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, kêu gọi đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý.

Tiến hành sắp xếp hợp lý và phát triển mạnh các dịch vụ đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất và đời sống, nhất là thương nghiệp xuất khẩu và dịch vụ. Năm 2000 đạt 107 triệu USD và năm 2010 đạt 358 triệu USD; hình thành các khu du lịch Hà Tiên, Phú Quốc, Rạch Giá, Kiên Hải, Hòn Đất và U Minh. Năm 1996, tỷ trọng trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 41% trong GDP (nông nghiệp chiếm 34%, công nghiệp chiếm 25% trong GDP). Năm 2000 tỷ trọng dịch vụ là 41,5%; Nông nghiệp 29% và Công nghiệp chiếm 29,5%. Năm 2010 tỷ trọng dịch vụ là 49,73%; Nông nghiệp 20,56%; Công nghiệp 37,71%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)