Phú Yên xây dựng chương trình dạy nghề và tạo việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 54 - 56)

61 Nông lâm ngư

2.3.1.3.Phú Yên xây dựng chương trình dạy nghề và tạo việc làm

Tỉnh Phú Yên thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có số dân 788.291 người, lao động trong độ tuổi là 435.860 người, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ trên 70%, lao động không có việc làm và thiếu việc làm trên 21.000 người (chiếm tỷ lệ 4,8%).

tư các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn rất nhiều hạn chế, chưa theo kịp tiến độ phát triển của vùng và cả nước. Nguồn tài nguyên khoáng sản chưa có điều kiện khai thác, thủy sản có tiềm năng to lớn, nhiều đặc sản, nhưng thiếu vốn nuôi trồng và đánh bắt. Một số làng nghề truyền thống như sản xuất gỗ mỹ nghệ, đan lát, vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, chưa được khuyến khích thích hợp. Cơ sở còn hạn chế. Hàng năm thiên tai liên tục xảy ra, để lại hậu quả nặng nề, kinh tế dân sinh chủ yếu là nông nghiệp, đời sống dân cư còn ở mức thấp. Đó là những thách thức lớn đối với Phú Yên.

Trong bối cảnh đó, Phú Yên nhận thức sâu sắc rằng “Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000” của Chính phủ, có ý nghĩa rất to lớn đối với địa phương, là điều kiện để vận dụng, tổ chức thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động. Do vậy, UBND tỉnh đã quán triệt và chỉ đạo các Ban - Ngành - Đoàn thể, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, và người lao động thấy được trách nhiệm của mình về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm, đồng thời giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ đạo tỉnh gồm các ngành: Lao động - Thương binh và xã hội, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do một đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, trong đó Sở lao động - thương binh và xã hội là cơ quan thường trực, chủ trì giúp UBND tỉnh xây dựng dự thảo “Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm đến năm 2000” theo đề cương hướng dẫn của Bộ lao động - thương binh và xã hội.

Sở Lao động - thương binh và xã hội phối hợp với các ngành hữu quan, cử cán bộ có trình độ chuyên môn tốt để tham gia tổ chuyên viên thu thập số liệu về lao động - việc làm, phân tích đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong những năm qua.

Sau 3 tháng (từ ngày 20/9 đến 10/12/1998) việc xây dựng dự thảo chương trình mục tiêu giải quyết việc làm đã hoàn chỉnh, với sự tham gia góp ý kiến nhiệt tình của các cấp có thẩm quyền và đã được HĐND tỉnh thông qua vào đầu năm nay với nội dung cơ bản sau đây:

(1) HĐND tỉnh tán thành chủ trương, biện pháp thực hiện chương trình mục tiêu giải quyết việc làm của Tỉnh đến năm 2000.

(2) Hàng năm, HĐND Tỉnh thống nhất trích một phần số thu ngân sách địa phương, huy động các nguồn quỹ khác, tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, và tài trợ của các tổ chức nước ngoài để tạo nguồn vốn mỗi năm giải quyết từ 8.000 - 10.000 lao động có việc làm. Đến năm 2000 giảm tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn trên 75% và tỷ lệ lao động qua đào tạo 22%.

(3) HĐND tỉnh cũng nhấn mạnh một số vấn đề quan trọng:

- Giải quyết việc làm có ý nghĩa lớn về kinh tế, chính trị và ổn định xã hội, là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài trong việc thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.

- Phát huy nội lực khai thác tối đa tiềm năng của tỉnh phải gắn chương trình mục tiêu giải quyết việc làm theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia. Vận động đông đảo các ban ngành - đoàn thể, các tổ chức và chính bản thân người lao động, cùng tham gia thực hiện chương trình.

- Hàng năm cần phải điều tra, tổng hợp số lao động không có việc làm, thiếu việc làm, nhu cầu thị trường lao động, để có kế hoạch, biện pháp giải quyết việc làm thích hợp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 54 - 56)