Tình hình thất nghiệp theo lãnh thổ hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 34 - 37)

A. Nguồn lao động: = (1b+2)

2.1.2.2.Tình hình thất nghiệp theo lãnh thổ hành chính

Bắt nguồn từ việc phân bổ không đều về lực lượng cũng như khả năng phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của từng địa phương trong tỉnh Kiên Giang mà ở mỗi huyện thị có thực trạng khác nhau về cung cầu lao động trong độ tuổi.

Biểu số 10: Cân đối lao động thuộc Kiên Giang năm 1995

Cung lao động Cầu lao động Cân đối Số lượng Tỷ trọng (%) Thị xã Rạch Giá 78.925 73.886 +5.039 6,38 Huyện Hà Tiên 41.375 38.638 +2.737 6,61 Huyện Hòn Đất 52.970 50.569 +2.401 4,53 Huyện Châu Thành 56.970 54.240 +2.730 4,79 Huyện Tân Hiệp 66.827 62.894 +3.933 5,88 Huyện Giồng Riềng 89.650 85.419 +4.231 4,72 Huyện Gò Quao 66.996 64.033 +2.963 4,42 Huyện An Biên 65.957 62.815 +3.142 4,76 Huyện An Minh 51.077 47.527 +3.550 6,95 Huyện Vĩnh Thuận 57.350 53.940 +3.410 5,94 Huyện Phú Quốc 21.598 20.176 +1.422 6,58 Huyện Kiên Hải 5.805 5.363 +442 7,61

Tổng số 655.500 619.500 +36.000 5,49

Khi so sánh thực trạng giữa cung cầu lao động theo lãnh thổ, hầu hết các huyện thị đều ở trong tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là các vùng thành thị và các vùng đông dân cư khác. Chẳng hạn số người thất nghiệp ở thị xã Rạch Giá khá cao lên đến 5.039 người chiếm 6,38% trong tổng số lao động trong độ tuổi; kế đến là huyện Giồng Riềng có 4.231 người chiếm 4,72%; sau đó là huyện Tân Hiệp có 3.933 người chiếm 5,88%, huyện An Minh có 3.550 người chiếm 6,95%; thấp nhất là huyện Kiên Hải chỉ có 442 người nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao, lên đến 7,01% trong tổng số lao động trong độ tuổi.

Lượng lao động thất nghiệp ở các huyện, thị sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Có sự chênh lệch lớn về nguồn cung lao động hoặc có sự chênh lệch lớn về tỷ trọng các ngành thu hút lao động như nông - lâm nghiệp, đánh bắt hải sản... trên địa bàn huyện, thị trên.

Như vậy, mặc dù ở các vùng thành thị nguồn cung lao động trong tổng số lao động không lớn như ở các vùng nông thôn nhưng do cơ cấu ngành không thuận lợi cho vấn đề tạo việc làm, thêm vào đó nhu cầu về lao động ở các thị trường lao động thành thị thường đòi hỏi chất lượng cao, đã làm tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng thành thị lớn hơn nông thôn.

Trong khi đó, giữa các vùng nông thôn với nhau ở vùng nào có tỷ lệ tăng tự nhiên dân số cao làm cho số lượng lao động trong độ tuổi ngày càng cao cũng gây ra áp lực nặng nề về việc tăng cao số người thất nghiệp.

Mặc dù hiện nay Kiên Giang vẫn đang tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng vẫn xảy ra hiện tượng thiếu hụt lao động trong thị trường lao động chất lượng cao (như chuyên viên điện tử tin học, kỹ sư trưởng chỉ đạo các dây chuyền sản xuất công nghiệp, chuyên viên tư vấn và quản lý, thợ có tay nghề giỏi...) Đây là hiện tượng khiếm khuyết về chất lượng lao động đáng chú ý trong quá trình giải quyết việc làm tại Kiên Giang trong tương lai.

Tóm lại, Kiên giang là một tỉnh giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, đất đai và lao động. Nguồn lao động ở Kiên Giang có quy mô lớn, tổng số lao động năm 1995 là 619 ngàn lao động và có khả năng phát triển nhanh trong vòng 10 - 15 năm tới. Hàng năm có vào khoảng gần 40 ngàn người bước vào độ tuổi lao động. Nhưng chất lượng lao động thấp, chỉ có khoảng 2,76% lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong tổng số lao động đang làm việc.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Kiên Giang khá cao, đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình là 9,4% hàng năm. Nhưng khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm còn thấp, không đủ đáp ứng cho số lao động tăng thêm hàng năm: mỗi năm nền kinh tế chỉ tạo ra được trên 17 ngàn chỗ việc làm. Đặc biệt là khu vực tư nhân, 3 năm qua với tốc độ phát triển nhanh, có nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân mới ra đời; các doanh nghiệp, cơ sở kinh tế tư nhân đã hoạt động cũng được mở rộng về quy mô sản xuất kinh doanh. Do vậy, 3 năm qua khu vực này tạo ra một khối lượng chỗ làm việc mới khá lớn - khoảng 16 ngàn chỗ làm việc mỗi năm. Trong khi đó số lượng việc làm mới tại các vùng kinh tế mới ở bán đảo Cà Màu, Tứ giác Long Xuyên, Phú Quốc...

chiếm tỷ trọng khá cao là 38,69%, phần còn lại là do phát triển các ngành nghề, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.

Hàng năm số lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh lên tới trên 30.000 lao động, chiếm 5,3% lực lượng lao động, phân bổ không đều ở các huyện thị. ở các vùng thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở nông thôn, thị trường lao động đang mất cân đối. Thị trường lao động khu vực thành thị có hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó các thị trường lao động nông thôn - vùng biển lại thừa lao động phổ thông dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đây là một thực trạng làm trở ngại cho lĩnh vực giải quyết việc làm của tỉnh. Định hướng những năm tới cần phải tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, phải đầu tư cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp lỗ hổng chất lượng lao động hiện tại, có như vậy các biện pháp giải quyết việc làm của các năm tới mới có cơ hội thực thi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 34 - 37)