Vĩnh Phúc, tỉnh mới tái lập, xây dựng chương trình việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 56 - 58)

61 Nông lâm ngư

2.3.1.4.Vĩnh Phúc, tỉnh mới tái lập, xây dựng chương trình việc làm

Vĩnh Phúc là tỉnh mới được tái lập, diện tích 1.370,72 km2 có 7 huyện thị với 148 xã, phường, thị trấn; dân số 1.112,7 ngàn người; lao động 575.380 người, số lao động qua đào tạo khoản 12%. Lao động thất nghiệp khu vực thành thị 4,6%. Thời gian lao động ở nông thôn còn nhàn rỗi 28,2%; lao động dôi dư các doanh nghiệp Nhà Nước chiếm 10,2%; lao động có nhu cầu giải quyết việc làm đến năm 2000 còn 56.000 người, chiếm gần 10% tổng số lao động.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Vĩnh Phúc luôn coi giải quyết việc làm và tạo chỗ làm việc mới cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên đã sớm khẩn trương triển khai quyết định 126 của Chính phủ mà trước hết là thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác Liên ngành.

Ban chỉ đạo gồm 9 thành viên do Phó Chủ tịch làm trưởng Ban, Phó Ban thường trực là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội, số còn lại là lãnh đạo: Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục Thống kê, Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Thương mại Du lịch, Sở Tài chính Vật giá.

Tổ công tác liên ngành có 8 người, do Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở Lao động - Thương binh xã hội làm Tổ trưởng, các tổ viên gồm có Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ của 7 thành viên Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo đã thảo luận và xây dựng quy chế làm việc, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình làm việc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Chương trình việc làm được soạn thảo dựa trên thực trạng lao động việc làm của địa phương, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2000, chương trình công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, ủy ban Nhân dân tỉnh...

Để xây dựng chương trình được chuẩn xác và kịp thời, Ban chỉ đạo đã thực hiện một số công việc như sau:

- Nghiên cứu kỹ hướng dẫn của Trung ương để xây dựng đề cương sơ bộ.

- Tìm tài liệu tham khảo; Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết Hội đồng Nhân dân tỉnh, chương trình phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và đến năm 2000 - 2010, các chương trình, đề án, các đề tài nghiên cứu phục vụ cho phát triển Kinh tế - xã hội của tỉnh và từng Ngành.

- Lập biểu bản tổng hợp, phân tích số liệu chi tiết. - Viết đề cương chính thức lần thứ nhất.

- Họp Ban chỉ đạo và Tổ Công tác thảo luận đề cương. - Tổ công tác sửa đổi đề cương theo ý kiến Ban chỉ đạo.

- Họp Ban chỉ đạo lần thứ hai để thông qua đề cương đã sửa đổi. - Tổ chức hội ý lấy ý kiến tham gia của các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh. - Tiếp tục sửa đổi bổ sung lần ba.

- Trình Thường trực ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến chỉ đạo. - Tiếp tục sửa đổi bổ sung lần bốn.

- Trình Thường trực Tỉnh ủy và tiếp thu ý kiến sửa đổi bổ sung. - Thông qua hội nghị hành chính Tỉnh.

ủy ban nhân dân tỉnh gửi chương trình giải quyết việc làm đến lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, Thị (80 đại biểu) lấy ý kiến bằng văn bản.

Sau khi hoàn thiện, qua ý kiến đóng góp của ủy ban nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy, chương trình được trình lên Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt. Chương trình việc làm của Vĩnh Phúc đến năm 2000 tập trung vào 4 mục tiêu:

+ Giải quyết việc làm mới cho 36.000 lao động.

+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4,6% xuống 4%.

+ Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 71,2% lên 75%. + Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 12% đến 18%.

Chương trình việc làm của Vĩnh Phúc - một tỉnh mới tái lập chưa lâu, có thể còn cần phải hoàn thiện, song dù sao cũng đã rõ định hướng phải vươn tới và giải pháp phải tiến hành. Được như vậy là do có sự chỉ đạo tập trung, thường xuyên của cấp ủy, sự hỗ trợ của các thành viên Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc. Vì vốn là một tỉnh kém phát triển nên Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn khi xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong đó có chỉ tiêu việc làm, đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn thiếu kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang pot (Trang 56 - 58)