Phân tích dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 60 - 65)

Dư nợ theo ngành nghề kinh tế là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay, công tác thu nợ trong từng lĩnh vực. Qua đó, nó thể hiện số vốn mà ngân hàng

đang đầu tư trong từng lĩnh vực chưa thu được tại thời điểm báo cáo. Ta có tình hình dư nợ được thể hiện qua bảng sau:

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang 62 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân

Bảng 9 : DƯ NỢ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

NGÀNH

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh

lệch (%) Chênh lệch (%) Chế biến thủy sản 123.312 54 261.221 76 469.014 87,6 137.909 111,8 207.793 79,5 Lương thực 45.671 20 31.311 9 2.510 0,5 -14.360 -31,4 -28.802 -92,0 Phân bón - vật tư nông nghiệp 41.104 18 16.303 5 9.843 1,8 -24.801 -60,3 -6.460 -39,6 Khác 18.268 8 35.525 10 54.203 10,1 17.257 94,5 18.678 52,6 TỔNG 228.355 100 344.361 100 535.570 100 116.006 50,8 191.209 55,5

Dư nợ tín dụng luôn là phần tài sản “Có” sinh lời lớn và quan trọng của các

Ngân hàng thương mại. Đối với VIETINBANK Cần Thơ đây là phần tài sản lớn và mang lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng. Với phương châm, mở rộng quy mô

tài trợ gắn liền với chỉ tiêu an toàn và hiệu quả, nhìn chung, tình hình dư nợ của

Ngân hàng qua ba năm có những thay đổi phức tạp theo chiều hướng tăng. Năm 2007 dư nợ tăng 116.006 triệu đồng tức tăng 50,8% so với năm 2006, năm 2007 tăng 191.209 triệu đồng tức tăng 55,5% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự gia tăng này, một mặt là do doanh số cho vay của các lĩnh vực chiếm ưu thế mà Ngân hàng tài trợ tăng như thủy sản và phân bón vật tư nông nghiệp, mặt khác là do các

khách hàng đã không thể thanh toán hết phần nợ trong năm do làm ăn không hiệu

quả. Qua đó cho thấy trong ba năm VIETINBANK Cần Thơ đã đề ra mục tiêu tăng trưởng cho vay theo hướng chậm nhưng chắc, không cho vay theo số lượng mà tiến

hành sàn lọc kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Dư nợ tăng có nghĩa là đã có sự cân bằng trong cơ chế mối quan hệ giữa cho

vay và thu nợ. Rõ ràng dư nợ tăng sẽ làm tăng rủi ro một cách rõ rệt nhưng sẽ làm lợi nhuận tăng theo, nếu chỉ xem xét rong phạm vi hẹp, dư nợ tăng có nghĩa là

lượng vốn tồn đọng tại ngân hàng giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn tăng xuống

có ảnh hưởng tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung thì chất lượng cho vay của Ngân hàng qua việc so sánh dư nợ với doanh số cho vay là khá tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng thì cần phải

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Khác Phân bón vật tư No Lương thực Chế biến thủy sản

Sơ đồ 7: DƯ NỢ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH QUA 3 NĂM CỦA VIETINBANK

a) Ngành chế biến thủy sản

Như đã phân tích ở phần trên, ngành chế biến thủy sản có doanh số cho vay

và doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành và qua bảng 9 ta

thấy đây cũng là ngành có dư nợ cao nhất. Nhìn vào đồ thị 3 và đồ thị 4 ta thấy tỷ

trọng doanh số cho vay của lĩnh vực chế biến thủy sản giai đoạn 2006 – 2007 tăng

và tỷ trọng doanh số thu nợ thì lại giảm. Do sự ảnh hưởng của hai khoản mục trên

đã làm cho đường dư nợ của ngành này cũng tăng với một tốc độ chóng mặt: năm

2006 ngành này chiếm tỷ trọng là 54%, năm 2007 tỷ trọng tăng lên 76% và năm

2008 tỷ trọng đạt mức 87,6% trong tổng dư nợ cho vay các ngành. Điều đó chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỏ rằng ngành chế biến thủy sản là ngành được VIETINBANK Cần Thơ đầu tư tài

trợ nhiều nhất so với những ngành còn lại cho nên qua ba năm tỷ trọng đầu tư tài

trợ cho ngành này có tăng đáng kể. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dư nợ cho

vay ngành này là doanh số cho vay tăng nhưng doanh số thu nợ lại giảm, ngoài ra việc tăng doanh số dư nợ của nhóm ngành này qua ba năm là do ngân hàng đã có những chính sách và sự quan tâm chưa thực sự đúng đắn đối với ngành chiếm tỷ

trọng tương đối lớn như thủy sản.

b) Ngành lương thực

Dư nợ của ngành lương thực giảm xuống rõ rệt kể cả sản lượng và tỷ trọng

31.311 triệu đồng, năm 2008 là 2.510 triệu đồng chiếm tỷ trọng lần lượt qua ba năm như sau, năm 2006 là 20%, năm 2006 là 20% và năm 2007 là 0,5%. Sự biến động về tỷ trọng dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của nhóm này là do tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian qua có nhiều biến đổi do ảnh hưởng trực tiếp từ

những biến động của kinh tế thế giới.

c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp

Qua bảng 11 ta có thể nhận ra rằng dư nợ đối với nhóm ngành này có xu

hướng giảm dần qua ba năm và là ngành có dư nợ đứng thứ ba trong cơ cấu các ngành. Năm 2006, dư nợ là 41.104 triệu đồng, chiếm 18% tổng dư nợ trong năm. Sang năm 2007, dư nợ là 16.303 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 5% trong cơ cấu các ngành. Năm 2008 thì dư nợ xuống rất thấp đạt mức cao nhất là 9.843 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 1,8% trong tổng dư nợ các ngành được cho vay tài trợ. Như đã nêu ở phần trên, đây là nhóm ngành rất có tiềm năng phát triển nên các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực này, do đó doanh số cho vay ở nhóm ngành này tăng lên làm cho dư nợ tín dụng tăng lên.

d) Ngành nghề khác

Đây là ngành có dư nợ tín dụng chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng dư nợ các ngành được đầu tư tài trợ của Ngân hàng. Dư nợ qua ba năm như sau: năm 2006 dư nợ nhóm ngành này chiếm tỷ trọng 8%, năm 2007 tỷ trọng này tăng lên và đạt 10%, và tỷ trọng này tiếp tục tăng nhưng không đáng kể đạt tỉ trọng 10,1% ở năm 2008. Dư nợ của nhóm ngành này qua ba năm tăng nhẹ là do tốc độ giảm của

doanh số cho vay lớn hơn của doanh số thu nợ, ngoài ra ngân hàng cũng đã có những chính sách đúng đắn để giữ ổn định tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành này.

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 60 - 65)