Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 25)

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin – số liệu

Thu nhập trực tiếp số liệu về kết quả hoạt dộng kinh doanh, từ các báo cáo tài chính, từ các số liệu về lãi suất cho vay, huy động, về nguồn vốn huy động và cho vay từ Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2006-2008. Tổng hợp các thông tin từ các tạp chí Ngân hàng, những tư liệu liên quan đến tín

dụng

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là phương pháp phân tích các chỉ

tiêu theo thời gian (3 năm) nhằm thấy được sự biến động tăng giảm giữa năm này

và năm kia. Từ đó tìm ra nguyên nhân.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các chỉ tiêu này có quan hệ

tích. Từ đó xác định được nhân tố chủ yếu và thứ yếu (là nhân tố tác động mạnh hay ít đến chỉ tiêu cần phân tích).

- Dùng phương pháp so sánh số tương đối. : là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước.

y1 : chỉ tiêu năm sau.

∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

yo * 100% Tỷ lệ doanh số cho vay

tài trợXNK/ tổng doanh

số cho vay

=

Doanh số cho vay tài trợ XNK

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các

chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị

số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước

y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước

của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của

các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Dùng các tỷ số tài chính

- Phương pháp đánh giá cá biệt: đánh giá từng chỉ tiêu, từng hiện trạng như: phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu... theo thời gian.

- Trên cơ sở vận dụng các kiến thức đã học thông qua tiếp xúc thực tế tại

Ngân hàng, tiến hành sử dụng các biểu bảng, đồ thị để phân tích.

- Thống kê, tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tín dụng

tại Ngân hàng.

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân27

CHƯƠNG 3:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41 Ngô Quyền Tỉnh Cần thơ. Đến 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập

theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số 09 Phan Đình Phùng Tỉnh Cần Thơ thuộc Thành phố Cần Thơ hiện nay. Ngân hàng được giao nhiệm

vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ.

Đến nay Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã đi qua hơn 20 năm hoạt động. Chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm mọi cách để phát triển mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

của các thành phần kinh tế. Để tạo điều kiện thuận lợi và đưa vốn đến tận người

có nhu cầu vốn Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có hệ thống chi

nhánh và các phòng giao dịch như: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch

Cái Tắc, phòng giao dịch Phong Điền, điểm giao dịch Xuân Khánh, đồng thời cải

cách hoạt động ngân hàng với các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây

dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn sâu và

đầu tư xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, hệ thống rút

tiền tự động ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swift, giúp

luân chuyển nhanh vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện chiến lược xây dựng, định vị và phát triển thương hiệu trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 15.4.2008, Ngân hàng Công thương Việt

Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VIETINBANK”

thay thế tên thương hiệu cũ “Incombank”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Logo thương hiệu VIETINBANK bao gồm 2 phần chính: Các chữ cái

VIETINBANK thể hiện sự gắn kết hòa hợp, sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển mới được thể hiện bằng

hai sắc màu xanh và đỏ tươi sáng làm màu chủ đạo, phản ánh sự tin cậy, vững

vàng, kế thừa từ màu thương hiệu truyền thống của Ngân hàng . Bên cạnh đó, để

trình bày và thể hiện thông điệp một cách nhất quán, VIETINBANK đã lựa chọn

Optima - một kiểu chữ không chân rõ ràng, đơn giản và hiện đại làm kiểu chữ thương hiệu để sử dụng cho tất cả các tài liệu truyền thông của Ngân hàng. Do

đó, tất cả những yếu tố này giúp thể hiện một cách đầy đủ nét tính cách thương

hiệu VIETINBANK: Hiệu quả, tin cậy, hiện đại.

Hiệu quả: Hàm ý chỉ tính hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ Ngân hàng nhằm cung cấp tiện ích, lợi ích tối ưu cho các khách hàng của VIETINBANK.

Tin cậy: Hàm ý chỉ sự nhất quán, sự vững vàng về tài chính và độ tin cậy

cao.

Hiện đại: Hàm ý chỉ suy nghĩ luôn hướng về phía trước của Ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VIETINBANK, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch

vụ và sản phẩm mà VIETINBANK cung cấp, góp phần định vị VIETINBANK

khác biệt với các Ngân hàng khác trên thị trường. Để hình ảnh mới của

VIETINBANK gần gũi và thân thiện hơn với khách hàng, VIETINBANK đã

định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mới là xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, giữ vững vị trí hàng

đầu tại Việt Nam, trở thành một Ngân hàng lớn tại khu vực châu Á. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có tác động tích cực đến toàn thể cán

bộ công nhân viên VIETINBANK, góp phần xây dựng nét văn hóa VIETINBANK, hướng đến duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu của doanh

nghiệp.

VIETINBANK là tên thương hiệu trừu tượng song mang ý nghĩa gắn liền

với nét tính cách Tin cậy và chữ Tín - một trong những yếu tố quan trọng hàng

đầu trong ngành tài chính ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới truyền

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân29

3.2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA VIETINBANK CẦN THƠ3.2.1. Huy động vốn 3.2.1. Huy động vốn

Nhận tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ

chức kinh tế và dân cư.

Nhận tiền gởi tiết kiệm với nhiều hình thức: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,...

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

3.2.2. Cho vay tín dụng

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài trợ xuất khẩu - nhập khẩu; chiết khấu chứng từ hàng xuất.

Cho vay tiêu dùng.

3.2.3. Bão lãnh

Bảo lãnh và tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,

bảo lãnh thanh toán.

3.2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại

Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.

Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và séc.

Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.

Phát hành thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư

tín dụng nhập khẩu.

Nhờ thu xuất - nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

3.2.5 Ngân quỹ

Mua bán ngoại tệ

Thu, chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

Mua bán chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu,...).

3.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (visa,

master card). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Phone banking. Và các hoạt động khác

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:

Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao

dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn,

tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau

khi cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải

thu khách hàng vào mỗi kì hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử

dụng vốn sai mục đích. Đầu tư cho vay bằng VND đối với các khách hàng trong quan hệ vay vốn ngắn, trung và dài hạn, thực hiện báo cáo thống kê, xây dựng kế

hoạch vốn cho toàn chi nhánh và vạch ra kế hoạch tín dụng.  Phòng Khách hàng Cá nhân:

Cũng có chức năng như Phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhưng khách

hàng ở đay là các cá nhân, ngoài ra thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ việc

phát hành thẻ Visa/Master, cho vay thông qua việc phát hành thẻ ATM.  Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán XNK với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, nhờ

thu, chuyển tiền… Với các công việc chủ yếu:

- Thanh toán tiền hàng cho nhà XK và đòi tiền nhà NK.

- Phát hành L/C cho nhà NK và tiếp nhận L/C từ nước ngoài chuyển đến.  Phòng Kế toán:

Ghi chép toàn bộ các hoạt động phát sinh trong ngày, hạch toán kế toán

theo chế độ do Nhà nước quy định.

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như thu,

chi theo yêu cầu của khách hàng. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách

hàng có liên quan.

Kiểm tra việc mua sắm tài sản cho NH, đặc biệt đối với những tài sản có

giá trị lớn phải đề xuất ý kiến lên ban giám đốc.

Tổng hợp chi tiết, lên bảng cân đối và báo cáo quyết toán hằng năm với

Hội sở về hoạt động của NH.

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân31  Phòng Nguồn vốn: có 02 quỹ tiết kiệm.

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán dưới hình thức kỳ phiếu có kì hạn, không kì hạn, kỳ

phiếu có mục đích, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng…  Phòng vi tính:

Có nhiệm vụ quản lí và bảo mật các thông tin kĩ thuật nhằm đảm bảo hệ

thống hoạt động được thông suốt.  Phòng Ngân quỹ:

Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt, bảo quản các tài sản có giá trong

kho cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

Phòng Kiểm soát Nội bộ:

Trực thuộc Phòng kiểm soát NHCTVN, thực hiện chức năng giám sát

mọi hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.

Phòng Tổ chức Hành chánh:

Thực hiện tuyển dụng, đào tạo cán bộ Công nhân viên bố trí công việc

phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ

quan, quản lí toàn bộ văn thư tài liệu mật đúng theo qui định.  Các Phòng giao dịch và Điểm giao dịch:

Cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh toán… giống như hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.

3.4. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU NHÂN SỰ

Giám đốc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH hướng dẫn giám

sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao. Thực

hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc kí kết các hợp đồng tín

dụng. Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến viêc tổ chức, bổ nhiệm, miễn

nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị.  Phó giám đốc:

Có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phòng ban do giám

xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín dụng, qua đó tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang33 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 33

Sơ đồ 2 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ

Ban Giám Đốc CN NHCT TPCT Các phòng ban Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Ngân Quỹ Phòng Khách hàng cá nhân Phòng thông tin điện toán Phòng Quản lý rủi ro Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Quỹ tiết kiệm số 1 Quỹ tiết kiệm số 2 Quỹ tiết kiệm số 3 Các phòng giao dịch PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD Cái Tắc

Ban Kiểm Tra & Kiểm

Soát Nội Bộ Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3 Phó Giám Đốc 1 Tổ Thẩm Định Tổ Thu Hồi Nợ ĐGD Xuân Khánh ĐGD

3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn

nhất cho ngân hàng, đồng thời hổ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua,

lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VIETINBANK Cần Thơ là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. VIETINBANK Cần Thơ rất chú

trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín

dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động có tác động sống còn đến

sự tồn tại của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và

nhanh chóng đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, để mở rộng thị phần và phân tán rủi ro, VIETINBANK Cần Thơ đã nhanh chóng đa dạng hóa khách hàng, đầu tư vào thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể (doanh nghiệp

vừa và nhỏ). Không chỉ dừng lại ở đa dạng hóa khách hàng, VIETINBANK Cần Thơ còn mở rộng ngành nghề kinh tế cho vay. Ngoài chế biến và xuất khẩu lương

thực, thủy sản… hiện nay còn có một số ngành nghề mới như dịch vụ ăn uống, du

lịch, văn hóa và thể dục thể thao, khoa học và công nghệ… Đặc biệt trong điều

kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 25)