Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 49 - 55)

Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu là một hoạt động rất nhạy với các

yếu tố bên ngoài: tỷ giá hay các chính sách kinh tế của các nước nhập khẩu hay

xuất khẩu. Bên cạnh đó, có thể doanh nghiệp tìm được đối tác và ký các hợp đồng

xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị lớn nên các doanh nghiệp có thể tạm thời thiếu vốn

ít hoặc nhiều trong giai đoạn đầu. Việc đi vay của các doanh nghiệp nhằm mua

nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất theo các hợp đồng đã ký kết, ngoài ra còn có thể mua tư liệu lao động để mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị nâng cao năng suất.

Chính vì vậy, với vai trò là một trong những ngân hàng đứng đầu trong lĩnh

vực tài trợ xuất nhập khẩu, nhiều năm qua, VIETINBANK Cần Thơ đã và đang mở

rộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong rất nhiều lĩnh vực: chế biến, công

nghiệp, dệt may, vật tư… cùng với nhiều hình thức tài trợ khác nhau. Thông qua

hoạt động tài trợ, Chi nhánh đã giúp cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất

nhập khẩu được thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như

CTy TNHH TS Lê Anh, CASEAMEX, CTy Thủy Sản Mekong, CTy Thủy Sản

404, CTy Thủy Sản Miền Nam… VIETINBANK Cần Thơ ngày càng xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

bằng việc mở rộng đầu tư cho nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế hiện nay, khi đất nước thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực thì vốn vay là một nhu cầu rất cần thiết cho mọi ngành nghề. Đã có nhiều doanh nghiệp đứng vững và trên đà phát triển cũng có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, ngưng hoạt động… Do đó, sự quan tâm phân loại

cho vay theo ngành nghề giúp Ngân hàng thấy được tỷ trọng cho vay trong từng

ngành nghề để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Doanh số

cho vay, chỉ tiêu thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng tài trợ xuất

nhập khẩu thông qua bảng số liệu chi tiết được chia thành 4 lĩnh vực: ngành chế

biến xuất nhập khẩu thủy sản, ngành chế biến và xuất khẩu lương thực, ngành xuất

nhập khẩu phân bón – vật tư nông nghiệp và ngành nghề khác (phôi thép, xăng

Bảng 7 : DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XNK THEO NGÀNH KINH TẾ QUA 03 NĂM

ĐVT: triệu đồng

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

NGÀNH

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Chênh lệch (%) Chênh lệch (%)

Chế biến thủy sản 520.505 63 526.428 66 589.883 68 5.923 1,1 63.455 12,1 Lương thực 132.192 16 135.595 17 130.121 15 3.403 2,6 -5.474 -4,0 Phân bón - vật tư nông nghiệp 49.572 6 63.809 8 78.073 9 14.237 28,7 14.264 22,4 Khác 123.930 15 71.786 9 69.398 8 -52.144 -42,1 -2.388 -3,3 TỔNG 826.198 100 797.618 100 867.475 100 -28.580 -3,5 69.857 8,8

Nhìn chung, tình hình doanh số cho vay diễn ra theo chiều hướng tăng giảm

bất thường, cụ thể năm 2007 doanh số cho vay TT XNK giảm 3,46% so với năm

2006 nhưng sang năm 2008 thì doanh số cho vay lại tăng nhẹ với tỷ lệ là 8,76%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân tăng là do tác động của nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là chính sách của Ngân hàng về mở rộng quy mô và điều chỉnh cơ cấu tín dụng để giảm

thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận và nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm do các khách

hàng lớn của Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực chế biến thủy sản giảm mạnh năm

2007. Mặt khác, do trong những năm gần đây các chính sách kinh tế và các quy định

kiểm tra chất lượng của mặt hàng thủy sản nói riêng cũng như các mặt hàng khác nói chung rất nghiêm khắc. Ngoài ra, một mặt lượng khách hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống một mặt VIETINBANK Cần Thơ nay hoạt động song song bên cạnh các chi nhánh cấp II tọa lạc các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp xuất

nhập khẩu nên lượng khách hàng này chuyển sang giao dịch với các chi nhánh cấp II đó, lượng khách hàng tại VIETINBANK Cần Thơ giảm. Trong khi đó, tỷ trọng về

doanh số cho vay trong các lĩnh vực còn lại mặt dù có tăng nhưng rất ít vì đa phần họ

là những doanh nghiệp lớn nên việc vay vốn của họ nhiều, chủ yếu họ sử dụng vốn

tự có của công ty để thực hiện theo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, một

vấn đề thời sự có liên quan chặt chẽ đến xuất nhập khẩu là việc đồng đôla Mỹ rớt giá

đầu năm 2008. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn hoạt động một cách đều đều,

không quan tâm, không tận dụng được cơ hội trong việc dự đoán về giá trị tương lai

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Khác Phân bón vật tư No Lương thực Chế biến thủy sản

Sơ đồ 5: DOANH SỐ CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU THEO NGÀNH TẠI VIETINBANK CẦN THƠ

a) Ngành thủy sản

Là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của vùng hiện nay, vì thế tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ ngành này không những có doanh số cho vay cao mà nó còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề. Nhìn chung tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến thủy sản tăng đều qua các năm, đặc biệt là năm 2008. Năm 2007 doanh số cho vay tài trợ ngành này tăng rất ít so với năm 2006 chỉ tăng 1,1%. Như chúng ta đã biết, thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là Nhật

bản, EU, Hoa Kỳ… Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu thủy sản của nước ta gặp rất

nhiều khó khăn, một số thị trường xuất khẩu thủy sản chủ lực có nguy cơ bị mất bởi

vì các doanh nghiệp chế biến thủy sản nước ta vẫn chưa đáp ứng tiêu chuẩn về vệ

sinh an toàn thực phẩm của các thị trường này, cụ thể đến cuối tháng 6/2007, nước ta đã xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6.000 lô hàng thủy sản, nhưng có đến 94 lô bị

phát hiện dư lượng kháng sinh cấm (chiếm tỷ lệ 1,6%)vì vậy các thị trường này đã dựng lên các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản nhập khẩu.

Mặt khác, tôm sú và cá da trơn là hai sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ lực của nước ta. Nhưng trong những năm qua, đã xuất hiện quá nhiều khó khăn đối với các sản

trường Nhật Bản. Chính vì vậy sản lượng chế biến cung cấp theo hợp đồng xuất khẩu

giảm. Một nguyên nhân khác dẫn đến doanh số cho vay tài trợ lĩnh vực chế biến thủy

sản giảm là do việc gắn chặt với đồng đôla Mỹ trong thanh toán xuất khẩu của các

doanh nghiệp trong nước đã lấy đi cơ hội hưởng lợi từ việc đồng USD suy yếu. Tính cả năm 2007, đồng USD đã rớt giá hơn 10 % so với các loại ngoại tệ chủ chốt, trong đó riêng với đồng Euro tỷ lệ này lên đến 13 %. Chính sự “nhất quán” về chính sách

tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu ỷ lại, chẳng

bận tâm gì với việc thanh toán bằng đồng USD, dù sức khỏe đồng tiền này có ra sao

đi nữa thì so với tiền đồng nó đã được Nhà nước bảo hiểm. Và ở 2008 thì tốc độ tăng

doanh số cho vay cao hơn so với thời điểm cùng kì năm trước với tỷ lệ 12,1% điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này thể hiện sự bình phục dần dần của ngành thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế

sau những sóng gió từ vụ kiện bán phá giá cá da trơn của Mỹ. Nhờ sự can thiệp kịp

thời của nhà nước, bằng các biện pháp hỗ trợ cho người nuôi cá thông qua các chính

sách về tài chính, vay với lãi suất ưu đãi, cho kéo dài thời hạn trả nợ vay… đã làm cho nông dân và nhà doanh nghiệp yên tâm hơn, bắt tay vào sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay của ngành này giảm qua các năm nhưng vẫn là ngành có tỷ trọng cho vay cao nhất trong tất cả các ngành được Ngân

hàng tài trợ.

b) Ngành lương thực

Đa số các doanh nghiệp thuộc ngành này là các công ty sản xuất và chế biến

gạo. Doanh số cho vay tài trợ lĩnh vực này chỉ đứng sau lĩnh vực chế biến thủy sản

và tỷ trọng của nó qua ba năm trong tổng doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế như sau: năm 2007, ngành lương thực chiếm tỷ trọng 16 %, năm 2006 tỷ trọng này

tăng lên 17 % về lượng và về giá trị tăng lên 2,57 %. Nguyên nhân chính của xu hướng tăng tỷ trọng qua ba năm trong lĩnh vực cho vay tài trợ này là do vào thời điểm cuối năm 2006 giá gạo trong nước tăng cao, năm 2007 người dân trồng lúa ở

các tỉnh ĐBSCL đều được mùa và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trong khu

vực châu Á - Thái Bình Dương tăng: Hàn Quốc mới dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo,

Indonexia cũng vừa mở ra khả năng nhập gạo sau một thời gian cấm nhập…làm cho xuất khẩu gạo được giá. Sang năm 2008 thì lại giảm còn 15 % trong tổng doanh số

cho vay theo ngành, do ảnh hưởng sau việc cấm xuất khẩu gạo của chính phủ để

trong hai cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Kết thúc năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo đạt hơn 1,4 tỷ USD, chiếm vị trí nước xuất khẩu gạo

thứ hai trên thế giới (chỉ sau Thái Lan). Hạt gạo Việt Nam nói chung và Đồng bằng

sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã có mặt trên các thị trường lớn ở Đông Nam Á

và những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; ngoài ra, sản phẩm gạo của

Việt Nam cũng có khả năng sẽ vươn tới một số thị trường tiềm năng của châu Phi, Trung Đông và Mỹ La-tinh. Do đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo cần

thêm vốn thu mua lúa gạo trong nước đáp ứng đứng các hợp đồng xuất khẩu.

c) Ngành phân bón vật tư nông nghiệp

Đây là nhóm ngành bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập

khẩu, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Qua ba năm, doanh số cho

vay tài trợ nhóm ngành tăng với tốc độ tương đối đều: năm 2007 tăng 28,7% so với năm 2006 và năm 2008 thì tỷ trọng của nhóm ngành này tăng từ 8% lên 9% tức tăng

22,4% so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này giảm năm 2006 là do ngành sản xuất kinh doanh phân bón trong nước đáp ứng đủ

nhu cầu cho sản xuất vụ hè thu vì lượng phân urê tồn kho ở hai Nhà máy đạm Phú

Mỹ và Nhà máy đạm Hà Bắc cùng với lượng phân urê nhập khẩu và các doanh nghiệp sản xuất ổn định. Sang năm 2007, doanh số cho vay tăng vọt là do giá vàng,

xăng dầu tăng lên kéo theo giá vật tư nông nghiệp và phân bón tăng vùn vụt. Tuy

nhiên, miếng mồi béo bở là lợi nhuận trong lĩnh vực này đã làm mờ mắt những kẻ cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội, việc buôn lậu và làm giả phân bón, vật tư nông nghiệp ngày càng trở nên phức

tạp và khó ngăn chặn. Ngoài ra tình hình lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến hệ thống

phân phối phân bón, vật tư nông nghiệp làm cho các doanh nghiệp đứng trước sức ép tăng giá trên thị trường nhưng do nhu cầu mạnh nên các doanh nghiệp vẫn phải ra

hàng và nhập hàng liên tục chính vì vậy mà doanh số cho vay tài trợ nhóm ngành này

tăng mạnh.

d) Ngành nghề khác

Các lĩnh vực khác có nhu cầu tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu hiện nay thường

là các doanh nghiệp không lớn, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp này chủ

yếu như: dầu khí, dệt may…. Qua biểu đồ ta thấy nhóm ngành này có đường doanh

các nhóm ngành chế biến thủy sản, lương thực và phân bón vật tư nông nghiệp, các nhóm ngành này tăng và tăng với tỷ lệ tương ứng là 1,1%, 2,6% và 28,7%. Còn trong

năm 2008, tỷ trọng của nhóm ngành khác này giảm nhẹ còn 8% do nhu cầu thị trường nhập khẩu nước ngoài về các mặt hàng này của các doanh nghiệp có quan hệ

tín dụng với Chi nhánh giảm cho nên nhu cầu vay vốn của họ không nhiều vì vậy trong năm này nhóm ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay

tài trợ của Ngân hàng.

Nhìn chung, doanh số cho vay của nhóm ngành khác chỉ là một phần nhỏ

trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng mà nó chiếm là không lớn, điều này cũng phần

nào phản ánh được đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là ngành chế biến thủy

sản, lương thực. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những hiệu quả mà nhóm ngành khác này mang lại cho ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng tài trợ xuất

nhập khẩu.

Một phần của tài liệu 258877 (Trang 49 - 55)