Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên 4 yếu tố, đó là mức vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn, có thể đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro, nâng cao ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất nhỏ lẻ , tiềm lực tài chính kém, sẽ rất khó đứng vững trên thương trường, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt từng khách hàng, từng thị trường tiêu thụ một. Vì vậy những doanh nghiệp có quy mô lớn thường được ngân hàng đánh giá cao hơn và được hưởng những chính sách ưu đãi hơn trong quan hệ tín dụng.
1.3.3.4.Phân tích các chỉ tiêu tài chính.
CBTD tiến hành phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thông tin về:
- Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn không?
- Các khoản phải thu của doanh nghiệp có khả năng thanh toán và hàng tồn kho của doanh nghiệp có đủ chất lượng tiêu thụ trên thị trường không?
- Doanh thu mà doanh nghiệp thu được có tương ứng với doanh số bán hàng không?
- Doanh số bán hàng ở từng thời kỳ có phù hợp với số đầu tư về tài sản cố định và tài sản lưu động không?
- Trong trường hợp doanh nghiệp không thể trang trải các chi phí cố định như lãi suất, tiền thuê nhà…thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm bao nhiêu?
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định không?...
Hệ thống các chỉ tiêu tài chính dùng để phân tích đánh giá tín dụng doanh nghiệp:
Khả năng thanh toán Tài sản lưu động =
ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động thông thường bao gồm: tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn bao gồm: các khoản vay ngắn hạn NHTM, và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác..
Chỉ tiêu này thường được dùng để đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Hệ số này cao, thể hiện sự an toàn về khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị của TSLĐ. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao thì cũng có thể doanh nghiệp đó đã đầu tư quá mức vào tài sản hiện hành, như vậy sẽ không đem lại hiệu quả. Mặt khác, khả năng chuyển hoá thành tiền của các TSLĐ là khác nhau, đặc biệt là hàng tồn kho được coi là kém nhất. Như vậy, chỉ tiêu này cần lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn.
Khả năng thanh toán Tài sản lưu động – Hàng tồn kho =
nhanh Nợ ngắn hạn
Trong nhiều trường hợp một bộ phận lớn nguyên nhiên vật liệu dùng để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, số thành phẩm này lại đưa vào dự trữ để bán dần hoặc bán chịu, cho nên quá trình chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động không phải lúc nào cũng diễn ra lập tức.Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ ( hàng tồn kho ). Với doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1, còn đối với doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm thì chỉ tiêu này bằng 1 là tốt nhất.
Khả năng thanh toán Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn =
ngay Nợ ngắn hạn
Muốn biết khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tại thời điểm xem xét, CBTD còn có thể sử dụng chỉ tiêu này, chỉ tiêu này ở mưc 0,5 là hợp lý, lượng tiền mặt tồn quỹ được duy trì ở mức bình thường.
Vòng quay hàng Gía vốn hàng bán =
tồn kho Hàng tồn kho bình quân
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho thấy số lượng vốn đầu tư vào hàng
quả không. Nếu chỉ tiêu này cao, cho thấy doanh nghiệp đã giảm được đầu tư cho hàng dự trữ, rút ngắn được thời gian chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền, nếu quá cao thì có thể doanh nghiệp đã dự trữ mức hàng tồn kho quá ít, như vậy doanh nghiệp có thể không đủ hàng hoá cho kinh doanh, hoặc sẽ bị mất khách vì hàng hoá ít. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này thấp thì có thể doanh nghiệp đã mua sắm quá nhiều nguyên vật liệu và bị tồn kho, hoặc hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được.
Kỳ thu tiền Các khoản phải thu
= * 360
Bình quân Doanh thu
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả việc kiểm soát các khoản phải thu của doanh nghiệp và quy mô các khoản phải thu. Các khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước.
Nếu hệ số này nhỏ có thể phản ánh các khoản phải thu đang được quản lý có hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn, chính sách thu nợ hợp lý. Nhưng nếu, kỳ thu nợ quá nhỏ, có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, hoặc doanh nghiệp đang hạn chế vốn kinh doanh.
Hệ số sử dụng Doanh thu thuần =
tài sản Tổng giá trị tài sản
Từ chỉ tiêu này thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, cho biết cứ một đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập.
Hệ số nợ = * 100 Tổng tài sản
Hệ số này phản ánh cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Nếu giá trị hệ số nợ càng cao thì doanh nghiệp có mức độ rủi ro phá sản lớn. Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 50% là lý tưởng, vì có ít nhất một nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có chỉ tiêu này lớn hơn 50% là rất ít, cho nên CBTD cần cẩn thận khi xem xét chỉ tiêu này.
Nợ phải trả Tổng số nợ phải trả
= * 100 VCSH Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn từ bên ngoài là bao nhiêu phần, hay trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp bao nhiêu phần trăm là do vay nợ.
Nợ quá hạn Nợ quá hạn
= * 100 Tổng dư nợ NH Tổng dư nợ ngân hàng
Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngân hàng cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh không ? Việc trả vốn vay cho ngân hàng có được thực hiện tốt không ?
Tỷ lệ sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ sinh lời trên một đơn vị doanh thu là bao nhiêu. So với kỳ trước, tỷ lệ sinh lời trên doanh thu càng cao thì điều này nói lên rằng khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Tỷ lệ sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế
= * 100 VCSH Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu là như thế nào và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Tỷ lệ sinh lời trên Lợi nhuận sau thuế
= * 100 Tổng tài sản Tổng tài sản
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của mỗi đơn vị tiền tệ đầu tư vào doanh nghiệp đem lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.